Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh liệt dạ cỏ ở trâu bò

Trong chăn nuôi trâu, bò thường gặp bệnh liệt dạ cỏ. Nếu không được điều trị kịp thời trâu bò sẽ yếu dần và dẫn đến tử vong. Bệnh này có tên là Atomia ruminis. Bệnh làm cho dạ cỏ của trâu bò co bóp kém và dẫn đến liệt. Thức ăn trong dạ cỏ, dạ múi khế không được xáo trộn và tống về đằng sau, khiến vật nuôi giảm nhu động và liệt. Điều này gây hại cho hệ thống thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật. Kết quả làm trở ngại cơ năng vận động của dạ cỏ, làm trâu bò giảm ăn, giảm nhai lại và thường kế phát viêm ruột. Cuối cùng trâu bò trúng độc chết. Để phòng bệnh này, người chăn nuôi cần có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.

 Nguyên nhân

 

Do điều kiện ngoại cảnh. Ví như thay đổi về thời tiết, khẩu phần ăn, khai thác trâu bò quá sức. Đối với bò sữa thường do thiếu vận động và ăn quá nhiều thức ăn tinh. Do kế phát từ các quá trình bệnh lý làm giảm nhu động. Gây sốt cao, cảm nắng, cảm nóng, viêm màng bụng…

 

Cơ chế sinh bệnh

 

Các tác động bệnh lý làm trở ngại tới hoạt động của hệ thần kinh trung ương và thần kinh thực vật. Gây trở ngại cho hoạt động của tiền vị. Làm dạ cỏ giảm nhu động và dẫn đến liệt. Khi dạ cỏ liệt, thức ăn tích lại trong dạ cỏ và dạ lá sách sẽ lên men thôi rữa. Sinh ra các chất độc làm ảnh hưởng đến tiêu hoá và trạng thái toàn thân của trâu bò.

 

Những sản phẩm phân giải từ dạ cỏ hấp thụ vào máu, làm giảm cơ năng thải độc của gan. Lượng glycozen trong gan giảm dần dẫn đến chứng xêton huyết. Lượng kiếm dự trữ trong máu giam dẫn đẫn đến trúng độc toan. Đồng thời, do thức ăn lên men, các sản phẩm sinh ra kích thích vào vách dạ dày gây nên chứng viêm hoại tử ở dạ dày, viêm cata ở dạ múi khế và ruột.

 

Triệu chứng

 

Trâu bò giảm hay bỏ ăn. Giảm nhai lại, không ợ hơi, khát nước, miệng hôi, khô, có bựa lưỡi, vùng dạ cỏ mềm. Nếu không kế phát chướng hơi, thể tích dạ cỏ không tăng. Bệnh kéo dài, hõm hông bên trái lõm sâu, thõng xuống phía dưới. Trâu bò bị táo bón, bí ỉa. Nếu bệnh kéo dài, con vật sốt cao do bị viêm ruột cấp. Có thể bị đi ỉa ra máu.

 

Điều trị bệnh liệt dạ cỏ

 

Bệnh kéo dài quá 10 – 15 ngày, tiên lượng sẽ rất xấu, khó điều trị. Hộ lý tăng cường vận động, giảm thức ăn tinh, tăng thức ăn thô, xanh, cho uống nước không hạn chế. Xoa bóp, kích thích nhu động dạ cỏ. Bằng các tinh dầu thực vật, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 15 phút.

 

Có thể dùng các thuốc: pilocarpin 0,2 – 0,3g/con, tiêm dưới da; strychnin sulphat 0,05-0,1g/con. Thải trừ các chất chứa bằng cách: Uống thuốc tẩy MgSO4, Na2SO4. Thụt rửa dạ cỏ bằng dung dịch Natribicarbonat 1%. Ức chế sự lên men của vi sinh vật dạ cỏ, giống như trong bệnh chướng hơi dạ cỏ.

 

Dùng các thuốc làm giảm sự toan huyết. Tiêm tĩnh mạch dung dịch NaHCO3 3%, liều lượng 200-300ml/con. Glucoza ưu trương 20-40% liều lượng 300-500ml/con. Dùng các thuốc trợ tim, trợ sức Vitamin B1, Cafein.

Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác