Các thiết bị chăm sóc sức khỏe cho Bò sữa
Sử dụng anolit (Anolyte) trong chăn nuôi bò sữa
Đặc biệt, Vĩnh Phúc là địa phương nằm gần Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ là nơi có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng. Chăn nuôi công nghiệp theo mô hình trang trại đang phát triển rất nhanh, đạt lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với trồng trọt đã là động lực giúp chăn nuôi ngày càng phát triển.
Để khai thác tốt tiềm năng và lợi thế này, tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra các giải pháp nhằm tăng tốc phát triển chăn nuôi đến năm 2010, đề ra mục tiêu phương hướng đến năm 2020. Trước mắt từ nay đến năm 2010, Tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng trồng trọt từ 2-2,5%, trong khi đó chăn nuôi tăng 8,2%. Tỷ trọng chăn nuôi từ 31% tăng lên 37%. Dự kiến đến năm 2010, toàn tỉnh sẽ nâng tổng đàn trâu lên 43 ngàn con, đàn bò trên 400 ngàn con, đàn lợn 700 ngàn con và đàn gia cầm sẽ là trên 10 triệu con. Toàn tỉnh sẽ có 50% trang trại, gia trại chăn nuôi theo phương thức công nghiệp có hệ thống làm mát, hệ thống nước uống tự động cho bò, lợn, gia cầm. Đến năm 2020, chăn nuôi công nghiệp tập trung có quy mô lớn sử dụng các hệ thống dây chuyền cho ăn, thu gom trứng, vệ sinh chuồng trại tự động.
Đề tài “Nghiên cứu cho bò sữa uống CATOLIT” của Viện Công nghệ môi trường sẽ góp phần cải tiến công nghệ chăn nuôi bò nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi cho các trang trại chănnuôi bò sữa.
Hiện tượng hoạt hoá điện hoá là kết quả của sự tác động điện hoá và điện lý lên nước, ion và phần tử các chất tan trong dung dịch nước muối loãng. Tại vùng cận kề bề mặt điện cực trong buồng điện hoá, quá trình vận chuyển điện tích qua biên giới điện cực - dung dịch điện ly diễn ra một cách không cân bằng. Đưa nước và các thành phần hoà tan trong nước thành dung dịch mang tính năng nhận electron (anolit) hoặc dung dịch thể hiện tính năng cho electron (catolit). Dùng anolyte để vệ sinh khử trùng chuồng trại và nước uống cho toàn bộ đàn bò, dùng Catolit cho bòđang khai thác sữa uống theo một vài chế độ khác nhau để tăng sản lượng sữa.
Qua quá trình thực hiện trong qui mô 01 trang trại nuôi bò sữa và bê con hậu bị. Kết quả cho thấy như sau:
1. Hệ thống phân phối dung dịch hoạt hoá điện hoá (HHĐH): Các dung dịch HHĐH được điều chế từ thiết bị ECAWA rồi chứa tại 2 bồn nhựa dung tích mỗi bồn 500 lít. Dung dịch Catolit được bơm lên bể chứa có dung tích 1 m3 đặt trên nóc nhà cao 4 m. Từ đây dung dịch catolit được dẫn theo các đường ống đến máng uống cho bò. Một phần dung dịch anolit được bơm lên bể chứa nước uống dung tích 5 m3 để khử trùng, một phần được bơm ra bể chứa khoảng 1 m3 để pha nước rửa chuồng. Nước rửa chuồng được pha với anolyte theo tỷ lệ khoảng 1:4 có nồng độ Clo hoạt tính khoảng 50 mg/l. Mỗi ngày chuồng được phun rửa bằng máy bơm áp lực 1 lần.
2. Khử trùng nước uống: Nước uống cho tại Trang trại Hoàng Gia lấy từ giếng khoan. Nước sau khi qua lọc cát có hàm lượng một số chỉ tiêu như sắt, mangan, amoni, độ cứng toàn phần đều dưới mức cho phép. Với liều lượng khử khuẩn thông thường từ 5-10 lít anolyte cho 1 m3 nước, cho phép đảm bảo nồng độ clo hoạt tính từ 0,5 đến 1 mg/l và được duy trì liên tục trong bể chứa. Nước uống cho vật nuôi không còn vi khuẩn Ecoli còn mật độ coliform luôn nằm ở mức cho phép đối với nước uống cho vật nuôi theo tiêu chuẩn 10 TCN 680-2006 (nhỏ hơn 10 cfu/100 ml nước).
3. Khử trùng da vú bò: Dùng khăn sạch tẩm anolyte lau da vú bò, sau khi vắt sữa làm giảm đáng kể các loại vi khuẩn cư trú trên da bò giảm nguy cơ viêm vú bòsữa, đây là loại bệnh gây hại lớn cho người chăn nuôi. Tổng số vi khuẩn và nấm trên bề mặt da vú bò đều giảm từ 5-10 lần sau khi lau bằng khăn tẩm dung dịchanolyte.
4. Khử trùng dụng cụ vắt sữa: Các dụng cụ dùng cho vắt sữa như xô, thùng đựng sữa sau khi dùng nếu chỉ rửa bằng phương pháp thông thường thì vẫn còn một lượng vi khuẩn khá lớn trên bề mặt. Các vi khuẩn này nhất là các nấm men phát triển nhanh ở điều kiện thường gây ra mùi hôi của dụng cụ và làm hỏng sữa. Các kết quả phân tích vi sinh trên bề mặt thùng đựng sữa sau khi tráng bằnganolyte loãng (pha anolyte với nước theo tỷ lệ 1:4) cho thấy mật độ vi khuẩn giảm rất mạnh. Tổng số vi khuẩn và coliform giảm từ vài chục tới trên 100 lần, các vi khuẩn gây hại hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn và nấm men thì không phát hiện được.
5. Xử lý móng bò thối: Móng bò thối là bệnh thường gặp ở bò làm giảm khả năng đi lại và năng suất cho sữa. Anolyte là chất sát khuẩn mạnh và thân thiện với vật nuôi lại rẻ tiền nên có thể xử lý hàng ngày, giảm thời gian điều trị và thuốc thú y. Kết quả xét nghiệm vi sinh trước và sau khi khử trùng bằng anolyte cho thấy mật độ vi khuẩn giảm nhiều sau khi xử lý móng thối bằng anolyte: Tổng số vi khuẩn giảm trên 100 lần, vi khuẩn Streptoccocus giảm trên 100 lần. Theo dõi mức độ khỏi bệnh thối móng cho thấy thời gian khỏi bệnh giảm từ 3-5 ngày.
6. Uống Catolit: Các kết quả theo dõi các lô bò thí nghiệm cho thấy: Bò sữa phản ứng tốt với nước uống là catolit. Với chế độ uống catolit hàng ngày, mỗi ngày 3 lần sau bữa ăn thay cho nước thường, toàn bộ đàn bò đều khoẻ mạnh bình thường. Các biểu hiện về mức độ tiêu thụ thức ăn và nước uống không thấy có sự khác biệt rõ rệt. Sau thời gian uống catolit kết hợp với phun thuốc khử trùng chuồng nuôi, mùi hôi trong và ngoài chuồng đã giảm rất nhiều. Về khả năng tăng năng suất cho sữacó thể kết luận:
+ Việc uống catolit không có ảnh hưởng nhiều đến các cá thể bò sữa đang chosữa với năng suất kém (nhỏ hơn 10 lít sữa/ngày).
+ Đối với các cá thể bò cho khả năng sữa khá, việc uống catolit hàng ngày có khả năng tăng năng suất sữa khoảng 5 đến 6%. Trong trường hợp thí nghiệm theo dõi 5 con bò cho sữa từ 10 lít/ngày trở lên trong 30 ngày liên tiếp cho thấy năng suấtsữa tăng khoảng 6,18%.
7. Khử trùng nền chuồng: Bằng nước pha anolyte theo tỷ lệ 1:4 sau khi vệ sinh sạch bằng nước thường máy phun áp lực theo liều lượng như phun các chất khử trùng thông thường đã cải thiện rất tốt môi trường trong và ngoài chuồng nuôi. Mùi hôi khu vực ngoài chuồng nuôi hầu như không còn, trong chuồng mùi hôi chỉ còn rất nhẹ. Việc ứng dụng dung dịch HHĐH trong khử trùng vừa cho phép giảm đáng kể kinh phí mua hoá chất khử trùng vừa nâng cao sức khỏe cho vật nuôi nên giảm chi phí thuốc thú y. Ngoài ra, việc cho uống dung dịch catolit làm tăng sản lượng sữa góp phần nâng cao năng suất cho người chăn nuôi. Sau thời gian đưa dung dịch vào thử nghiệm tại trang trại, môi trường khu vực trang trại được hoàn thiện rõ rệt: Không còn mùi hôi phát tán trong không khí, ngay trong chuồng nuôi mùi hôi cũng còn rất ít. Việc khử trùng thường xuyên tại trang trại giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho người chăn nuôi và hạn chế vật nuôi nhiễm bệnh và lây lan ra các trang trại xung quanh.
Lần đầu tiên công nghệ HHĐH được ứng dụng tại trang trại bò sữa ở Việt Nam. Các kết quả của đề tài sẽ là bước khởi đầu cho hướng nghiên cứu tiếp tục ứng dụng dung dịch HHĐH cho các đối tượng khác như: bê con, nái hậu bị, khả năng sinh sản...