Cách chăm sóc bê non

Kỹ thuật Chăm sóc, nuôi dưỡng bê giai đoạn sơ sinh - 6 tháng tuổi

1. Sau khi đẻ ra, bê được lau khô, đánh số (bằng kính hoặc đeo số nhựa cân trọng lượng sơ sinh, đưa vào cũi hay ô chuồng có lót rơm, (cỏ khô, vỏ bào v.v...)  

- Cách đánh số: nhìn trực diện vào đầu gia súc: tính từ phải sang trái, tính từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm và hàng nghìn.  

2. Sau khi đẻ 1 giờ, cần cho bê bú sữa đầu, sữa đầu dinh dưỡng cao, nhiều kháng thể, giúp bê sớm có sức đề kháng bệnh tật. 

Thời gian bú sữa đầu từ 7 - 10 ngày, tháng đầu tiên cho bê bú 4 - 5 lần/ngày, mỗi lần không quá 1,5 lít (dùng bình có núm vú cao su, hoặc dùng xô uống trực tiếp). 

 

Sữa cho bê bú cần lọc qua 4 - 6 lớp vải xô. Sữa sau khi vắt, lọc và cho bê bú ngay, nếu có thể hấp cách thuỷ ở nhiệt độ 80 -900C sau đó để nguội xuống 38 - 400C mới cho bê bú. Sữa chua không được cho bê bú, dụng cụ đựng sữa phải vệ sinh sạch sẽ, bê bú xong phải đùng khăn lau sạch mồm.
3. Khối lượng thức ăn cho bê giai đoạn sơ sinh - 6 tháng 
Bê làm đực giống
Bê cái giống
Ghi chú
 
Loại thức ăn

 
 
 
Sữa nguyên (kg)
500-600
450-500
Tháng đầu bú 5-4 lần/ngày
Tháng thứ 2-3
Cho bú 4-3 lần/ngày
Tháng thứ 3-4 cho bú 3 lần/ngày
Tinh H.hợp (kg)
180
144
Cỏ khô (kg)
90
90
Cỏ xanh (kg)
1000
1500
Muối (kg)
3-4
3-4
Khoáng (kg)
4-5
4-5

4.    Mùa hè hàng ngày tắm, chải lông cho bê 1 lần. Mùa dông tắm chải vào trưa nắng ấm (tối thiểu một tuần một lần). 

5.    Hàng ngày cho bê vận động từ 1 - 2 giờ. 

6.    Hàng tuần tổng vệ sinh chuồng, cống rãnh 1 lần bằng Crezin, nước vôi hoặc vôi bột. Cỏ lót chuồng nếu bẩn cần thay cỏ khác. 

7.    Đảm bảo cho bê uống nước sạch và đầy đủ (uống tự do). 

8.    Chuồng trại nuôi bê đảm bảo thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông. 

9.    Bê có sổ theo dõi về thức ăn, bệnh tật và tăng trọng qua các tháng tuổi, định kỳ tẩy giun sán. 

10. Thức ăn tinh hỗn hợp có thể theo công thức (CT1): đối với bò có năng suất £ 10 kg sữa/ngày.

 

Ngô tẻ nghiền :                 40%
Thóc nghiền :                 20%
Cám gạo loại 1 :            20%
Đậu tương :                     8%
Bột cá :                         8%
premix :                         1%
Muối :                           2%
Bột xương :                     1%
Trong 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp có: 1,00 ĐVTĂ, năng lượng trao đổi (ME) 2485 Kcal, protein thô: 150g Ca: 5,68g, P: 7,10g.

11. Tập cho bê ăn cỏ khô và xanh thô sớm, sau khi đẻ 1 - tháng tuổi để khi bê cai sữa, tránh hẫng hụt về dinh dưỡng ảnh hưởng đến tăng trọng của bê. Nuôi tốt, bê cai sữa lúc 6 tháng tuổi đạt khối lượng: 110 - 140kg. 

 

Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò tơ lỡ (7 - 24 tháng tuổi)

1.    Đây là giai đoạn phát triển sau cai sữa, có sự hẫng hụt về nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ nên bò cần được chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo, ăn uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể phát triển, sao cho 24 tháng tuổi có khối lượng cơ thể đạt 250kg trở lên, có thể phối giống, chuyển sang đàn cái sinh sản. 

2.    Khối lượng thức ăn cho bò tơ lỡ (7 - 24 tháng tuổi) trong 1 ngày đêm.

 

Cỏ xanh :       25 kg
Cỏ khô :               1 kg
Củ quả :                0,5kg
Tinh hỗn hợp :              1,2 kg
Bã bia :                 2,0 kg
Với lượng thức ăn trên, sẽ đảm bảo cho bò tơ lỡ 6,92 đơn vị thức ăn và 923,7g protein thô/ngày.

3.    Hàng ngày chải lông, ve 3 - 5 phút, tác động bầu vú 5 - 7 phút. Dùng khăn nhúng vào nước 35 - 400C vắt ráo nước, đặt ngửa lòng bàn tay, xoa khắp bầu vú từ ngoài vào trong, từ 5 - 7 vòng, sau đó vuốt đến các núm vú. 

4.    Mùa hè tắm 1 - 2 lần/ngày, mùa đông ít nhất tắm 1 - 2 lần/tuần vào trưa nắng. 

5.    Hàng ngày cho bò vận động từ 1 - 2 giờ, nước uống đầy đủ (tự do). 

6.    Chuồng trại đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ. 

7.    Không được đánh đập quát tháo bò bê, cho ăn và tác động đúng giờ quy định. Khi phát hiện bò động dục phải ghi vào sổ và báo cho kỹ thuật phối giống kịp thời. 

 

8.    Khi phát hiện bò biếng ăn, ốm đau phải báo ngay cho kỹ thuật và thú y kịp thời chạy chữa.

Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò chửa đẻ

1.    Bò sau khi đẻ 30 - 60 ngày nếu động dục cần phối giống ngay. Sau khi phối 3 tháng nếu không động dục trở lại, khám thai xác định bò có chửa cần được bổ sung thêm thức ăn để nuôi thai. 

   Vào tháng thứ 7 - 9, mỗi ngày ăn thêm 0,5kg thức ăn tinh hỗn hợp (theo CT1 hoặc CT2). Chú ý chăm sóc quản lý tốt, không được đánh đập bò, đi lại nhẹ nhàng không cho đi ăn xa và không để cho bò húc và đánh lẫn nhau. 

2.    Trước khi đẻ 10 - 15 ngày bò nhốt tại chuồng riêng chờ đẻ và trực đỡ đẻ kịp thời. 

3.    Ngày cho ăn ba bữa theo khẩu phần bò cai sữa, uống nước sạch đầy đủ. 

4.    Hàng ngày lau bầu vú nhưng không tác động, chải lông ve 2 phút/ngày. 

5.    Bò phải tắm chải sạch sẽ, chuồng trại vệ sinh thường xuyên. 

6.    Trước khi bò đẻ cần phải rửa phần sau của bò sạch sẽ, lót rơm cho bò đẻ. 

7.    Bình thường để bò tự đẻ (thai thuận), nếu thai không thuận (thai ngược) qua kỹ thuật kiểm tra thì phải can thiệp, xoay lại ngôi thai để cho bò tự đẻ. 

 

- Nếu bê to, bò mẹ yếu, có thể hỗ trợ bằng cách nắm hai chân trước của bê kéo ra theo nhịp rặn của bò mẹ.
- Bình thường sau khi đẻ 30 phút đến 4 giờ thì nhau thai sẽ ra hết.

Để tránh hiện tượng sát nhau, có thể dùng lá rau ngót, lá dâm bụt cho bò ăn trước và sau khi đẻ. Sau khi giã lá râm bụt, hoà vào nước cho bò uống, như vậy nhau thai sẽ ra nhanh hơn. 

 

Nếu sau 8 - 12 giờ mà nhau thai chưa ra có thể tiêm oxytocin từ 1 - 2 ống (tốt nhất nên mời bác sĩ (thú y đến xử lý).

8.    Khi nhau thai ra hết, dùng nước sát trùng rửa sạch phần sau mình bò, nên cho uống nước ấm có hoà ít muối. Trong tuần đầu cho bò ở nhà, bồi dưỡng cám ngon hoặc uống nước cháo, ăn cỏ non để bò nhanh hồi phục sức khoẻ. 

9.    Khi bê mới đẻ ra, lấy khăn (cỏ khô) lau sạch mồm, mũi. Móc hết nhớt và nước ở trong mồm, làm cho bê thở đều, tiếp đến bóc móng cho bê, lau khô toàn thân (hoặc để mẹ liếm) rồi để vào ổ rơm, nếu trời rét phải sưởi cho bê. 

Rốn bê thường khô và tự đứt sau khi đẻ vài ngày. Nhưng tốt nhất sau khi lau khô cho bê, cầm đầu cuống rốn vuốt máu hướng vào bụng bê, buộc cách bụng 5 - 10cm rồi cắt phía ngoài và sát trùng bằng cồn 900

10. Trong tuần bò đẻ, hàng ngày phải dùng nước sát trùng rửa phần sau của bò sạch sẽ, theo dõi bò ăn uống, sức khoẻ, đặc biệt là bầu vú và âm hộ, nếu thấy bò bỏ ăn, nhiệt độ lên cao, bầu vú và âm hộ không bình thường phải báo thú y kịp thời xử lý. 

11. Sau khi 7 - 10 ngày bò đẻ ăn theo chế độ cho bò sữa bình thường, người chăn nuôi phải chú ý theo dõi bò động dục trở lại để phối giống chuẩn bị cho lứa tiếp theo.  

Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò có chửa, bò đẻ, bò cái vắt sữa

1.    Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và vắt sữa phải tuân thủ theo trình tự công việc, đúng kỹ thuật và cố định người v.v... tạo nên một phản xạ có điều kiện cho gia súc. Người chăn nuôi cần có thời gian biểu là công việc trong ngày. Vắt sữa thường là: 

 

Mùa hè:          Sáng từ 4 giờ 30’ - 5 giờ 30'
Chiều từ 5 giờ - 6 giờ
Mùa đông:       Sáng từ 5 giờ - 6 giờ
Chiều từ 4 giờ 30' - 5 giờ 30'
Nếu bò có năng suất trên 15kg/ngày cần thêm 1 lần vắt sữa vào trưa.

2.    Bò vắt sữa cần đảm bảo uống đủ nước (tự do) và có chế độ vận động thích hợp, ngày vận động 1 - 2 giờ (trong sân) nếu là nuôi tại chuồng, nếu chăn thả ngoài đồng cỏ cần đảm bảo 4 - 6 giờ không kể đi và về. 

3.    Bò sữa ngày tắm chải 2 lần về mùa hè. Mùa đông tắm vào lúc ấm 1 lần ngày. 

4.    Khẩu phần ăn cho bò sữa 

 

Loại thức ăn
Số lượng (kg)
Đơn vị (kg)
Protein thô (g)
Ca (g)
P (g)
Cỏ voi
38
4,79
700,9
49,5
18,0
Cỏ khô
1
0,39
30,60
16,0
24,0
Củ quả
1
0,33
0,90
09,0
06,0
Tinh hỗn hợp
4
4,04
518,4
22,8
16,8
Bã bia
2
1,92
208,2
10,2
10,0
Tổng cộng
 
11,65
1467,1
85,0
38,8

Khẩu phần trên có 14% protein (trên VCK). áp dụng cho bò sữa có thể trọng bình quân 350 - 400kg, năng suất sữa bình quân < 15 kg, tỷ lệ mỡ sữa 3,5 - 4%. 

 

Công thức phối hợp thức ăn tinh (CT2), nếu bò có năng suất ³ 15kg sữa.
Công thức phối hợp thức ăn tinh như sau (CT2):
Bột ngô:                40%               Bột cá:       8%
Thóc:                    18%               Premix:           1%
Sẵn:                     15%               Muối:       2%
Đâu tương:             15%               Bột xương:            1%

Thức ăn tinh hỗn hợp theo công thức (CT2) trong khẩu phần ăn đảm bảo 16% protein (VCK). Trong khẩu phần cần cho ăn thêm bã bia từ 8 - 12kg/ngày và tăng lượng cỏ xanh hoặc củ quả.

 

 

Tinh hỗn hợp/1kg sữa: 0,3 - 0,4 kg. Thức ăn tinh hỗn hợp cho ăn trộn lẫn đều với thức ăn xanh được cắt ngắn 10-15 cm.

Kỹ thuật vắt sữa

Người chăn nuôi cần chấp hành đúng những quy định về kỹ thuật, trình tự công việc mới đảm bảo vắt được nhiều sữa, sữa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, đảm bảo sức khoẻ cho bò sữa.

 

1. Dụng cụ vắt sữa

Phải rửa sạch, tráng nước sôi (kể cả xô vắt, và thùng đựng), vải màn đảm bảo trắng, sạch dùng 6 - 8 lớp vải màn để lọc sữa sau khi vắt. Không được dùng xô và thùng đựng sữa vào việc khác. 

 

2. Trước khi vắt sữa
 
- Dùng nước rửa sạch thân sau bò, buộc đuôi vào chân bò, sau đó dùng khăn lau khô bầu vú và núm vú.

- Tác động kích thích bầu vú trước khi vắt, đặc biệt bò đẻ lứa đầu: 1 bàn tay đặt trước bầu vú, còn một tay đặt phía sau, dùng khăn sạch nhúng vào nước nóng 40 - 500C, vắt kiệt nâng lên hạ xuống hoặc xoay tròn quanh bầu vú từ 1 - 2 phút. 

- Xoa Vazơlin (nếu có) vào núm vú, kiểm tra tia sữa đầu (vắt vào lòng bàn tay, nếu màu trắng, mùi thơm là sữa tốt, bình thường. Nếu sữa màu hồng có lẫn máu là hiện tượng viêm phải vắt riêng ra một xô không được vắt chung với sữa của các núm vú khác. Cần báo bác sĩ thú y để xử lý kịp thời). 

3. Vắt sữa

- Người vắt sữa phải ngồi lên ghế, phía trái bò hướng về phái bầu vú, có thể vắt hai vú trước, 2 vú sau, cũng có thể vắt chéo góc. Khi sữa gần cạn (nghĩa là sữa không còn chảy thành tia mạnh nữa) thì tập trung hai tay vắt lần lượt từng vú một cho kiệt sữa. 

 

* Kiểu vắt sữa

Vắt nắm: phù hợp cho bò có núm vú to, dài. Nắm chặt núm vú vào mấy ngón tay, bóp chặt ngón trỏ và ngón cái trước làm thành 1 vòng đai không cho sữa chảy ngược lên bầu vú, sau đó các ngón giữa, ngón nhẫn và út bóp chặt để tống sữa ra ngoài. Các động tác này làm thành một trình tự đều đặn, đảm bảo tốc độ: 80 -90 lần/phút, khoảng 7 - 8 phút là hoàn thành vắt sữa cho một bò. 

- Vắt vuốt: nếu bò có núm vú bé, ngắn, dùng cách vắt này dễ hơn: dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ để vuốt từ trên xuống, lúc đầu chậm, sau tốc độ tăng dần. 

- Vắt quỳ: nếu núm vú to và dài vừa phải thì nên dùng phương pháp này có lực hơn. 4 ngón tay đặt 1 bên núm vú, ngón cái quỳ gấp 1 bên núm vú, nhịp nhàng bóp đẩy sữa ra, rồi thả cho sữa xuống lại bóp, lúc đầu chậm, sau tăng dần như 2 phương pháp trên. 

 

Cuối cùng là vắt kiệt, vệ sinh bầu vú và núm vú.
Lọc sữa rồi đem sữa đi chế biến.
- Số lần vắt sữa trong ngày tuỳ thuộc vào sản lượng sữa của từng con bò.
Lượng sữa dưới 15 kg ngày nên vắt 2 lần vào sáng và chiều.
Lượng sữa từ 15 - 25 kg/ngày nên vắt 3 lần/ngày và trên 25 kg nên vắt 4 lần/ngày.
Để vắt được nhiều sữa ngoài yếu tố con giống và thức ăn cần đảm bảo 3 cố định:
Cố định giờ
Cố định người
Cố định nơi vắt sữa
Không được thay đổi, đảm bảo cho bò một phản xạ có điều kiện, thoải mái khi vắt sữa.

Kỹ thuật cạn sữa
Giống bò sữa tốt thường cho sữa trong 10 tháng. Trước khi đẻ 2 tháng phải cạn sữa cho bò.

1. Kỹ thuật cạn sữa chậm

Thời gian để cạn sữa kéo dài 15 - 20 ngày. Bò trước khi đẻ mà sản lượng sữa 8 -10kg/ngày trở lên thì phải cạn sữa chậm, trước hết cần giảm thức ăn nhất là thức ăn tinh và thức ăn nhiều nước trong khẩu phần hàng ngày. Giảm số lần vãi sữa từ 3 xuống 2 rồi 1 lần vắt trong ngày. Sau đó cách một ngày rồi 2 ngày vắt 1 lần. Đồng thời thay đổi giờ vắt, sau 10 - 15 ngày sữa sẽ giảm đến mức thấp nhất. Lần cuối cùng vắt thật kiệt. rửa sạch vú và tiếp tục giảm thức ăn. 

2. Kỹ thuật cạn sữa nhanh

Bò sữa trước khi đẻ 2 tháng mà lượng sữa bình quân 5 - 8 lít/ngày, thời gian cạn sữa chỉ cần 5 - 7 ngày, cách tiến hành cũng như kỹ thuật cạn sữa chậm, nhưng thời gian ngắn hơn. 

 

Nếu cạn sữa sau vài ngày, nếu vú lại căng đỏ thì phải làm triệt để hơn.

Kỹ thuật dẫn tinh cho bò

Dẫn tinh cho bò là hoạt động của cán bộ dẫn tinh nhằm đưa tinh dịch vào trong cơ quan sinh dục cái của bò, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ tinh. 

Muốn dẫn tinh cho bò cái đạt tỷ lệ thụ thai cao trước hết cần phải có bò cái hoạt động tính dục bình thường, có chất lượng tinh dịch tốt và tiếp đó là kỹ thuật lành nghề của dẫn tinh viên, có kỹ thuật vô trùng tốt, dẫn tinh đúng thời điểm. 

1. Chu kỳ động dục (Động đực)

Khi một bê cái thành thục về sinh dục, các buồng trứng bắt đầu có hoạt động theo chu kỳ, chu kỳ này bao gồm một chuỗi các biểu hiện: chuẩn bị giao phối, thụ tinh và mang thai. Chu kỳ lặp lại ở khâu chuẩn bị cho đợt giao phối mới nếu không mang thai. 

 

Chu kỳ động đực thường có 4 giai đoạn:
a. Động đực
b. Sau động đực
c. Cân bằng sinh dục
d. Trước động đực

Trong 4 giai đoạn dục ấy, giai đoạn động đực: đây là giai đoạn hoạt động mang tính dục cao độ mà bò cái chịu cho bò khác nhảy ôm lưng. Bình quân thời gian chịu đực: bê tơ lỡ: 12 giờ, bò cái 18 giờ. Phạm vi từ 6 - 30 giờ. 

2. Kỹ thuật phát hiện động dục

Bò cái có hoạt động tính dục bình thường khi đạt 18 - 24 tháng tuổi xuất hiện chu kỳ động đầu tiên. Chu kỳ động dục của bò cái từ 18 - 21 ngày. 

Bò cái sau khi đẻ 1 - 3 tháng xuất hiện động dục trở lại. Khi có biểu hiện động dục, bò thường kém ăn, khi chăn thả thỉnh thoảng ngẩng cao đầu và có tiếng kêu. ở giai đoạn đầu của quá trình động dục bò cái thường nhảy lên lưng con bò cái khác sau đó những con khác nhảy lên lưng nó. Khám cơ quan sinh dục thấy: âm hộ sưng to, niêm mạc có màu hồng hoặc tím đỏ, có niêm dịch tiết ra thành dây dài, hoặc chỉ ướt xung quanh, cổ tử cung cứng, lỗ cổ tử cung mở, thân và sừng tử cung hơi cứng. 

 

Tuỳ theo điều kiện chăn nuôi của từng cơ sở có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật phát hiện bò động dục sau đây:

a. Phát hiện động dục bằng đực thí tình: ở các cơ sở chăn nuôi theo đàn hoặc cơ sở chăn nuôi bò sữa tại chuồng đều có thể áp dụng biện pháp này. Có thể thí đực thí tình tự do trong đàn, hoặc một ngày thả đực 2 lần, nếu có bò động đực, thì thí tính phát hiện nhanh chóng và chính xác. 

 

Phương pháp này có thể phát hiện được ảnh hưởng bò cái động dục thầm lặng.
Nhược điểm của phương pháp này là bò đực không phát hiện dược hết những bò cái động dục trong ngày.
b. Phát hiện động dục không cần đực thí tình

Với những dẫn tinh viên có nhiều kinh nghiệm đó là một biện pháp hiệu quả nhất. Dẫn tinh viên có thể phát hiện nhanh chóng chính xác và không hề bỏ sót nếu có bò động dục. 

Nếu bò cái chăn thả theo đàn, hàng ngày dẫn tinh viên chỉ quan sát hai lần vào buổi sáng và chiều (sáng 7 - 8 giờ, chiều 15 - 16 giờ). Mỗi lần quan sát chỉ cần 30 phút, nếu bò động dục thì hoặc nó nhảy lên con khác hoặc những con khác nhảy lên lưng nó. Với kinh nghiệm của dẫn tinh viên, có thể xác định nhanh chóng bò cái động dục trong đám đông bò cái "nhảy lên như” như vậy. 

Nếu cơ sở nuôi bò nhốt tại chuồng hàng ngày dẫn tinh viên quan sát chủ yếu là biểu hiện bên ngoài của cơ quan sinh dục bò cái. Dẫn tinh viên có thể phát hiện nhanh chóng biểu hiện động dục như: có vết niêm dịch vào vùng hông, đuôi, âm hộ xưng v.v... trên cơ sở những phát hiện ban đầu: kiểm tra bên trong cơ quan sinh dục cái, dẫn tinh viên xác định chính xác trạng thái động dục của bò. 

Với biện pháp này có thể phát hiện chính xác không bị bỏ sót bò động dục nhưng đòi hỏi dẫn tinh viên phải có nhiều kinh nghiệm, có tinh thần yêu nghề, trách nhiệm cao. 

3. Chuẩn bị trước khi dẫn tinh

Những thiết bị sử dụng trong khi dẫn tinh như: bình đựng tinh, găng tay, súng dẫn tinh, bình đựng nước nâng nhiệt độ, kéo v.v... đều được để ở vị trí thuận lợi cho việc sử dụng, đảm bảo an toàn, tránh sự chiếu sáng trực tiếp của ánh mặt trời. 

a. Cố định bò: bò cái trước khi dẫn tinh được cố định trong giá dẫn tinh, yêu cầu giá dẫn tinh vừa đảm bảo an toàn cho người và gia súc khi dẫn tinh. Phải đảm bảo vô trùng môi trường xung quanh giá, tránh sự chiếu sáng trực tiếp mặt trời. 

 

b. Chuẩn bị súng dẫn tinh: Phải kiểm tra súng dẫn tinh và tinh cọng rạ có kích thước phù hợp nhau.

Dùng panh cặp vào đầu trên cọng tinh lấy ra khỏi bình. Khi cần thiết có thể dùng tay để cầm cọng rạ, nhưng nhất thiết không được cầm vào phần đầu của cọng tinh. 

Một tay cầm vào vị trí miếng cellulose của cọng tinh dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp mạnh, xoay tròn để tránh sự cản trở khi bơm tinh, trong khi xoay tranh thủ kiểm tra số hiệu đực giống ghi trên cọng rạ. 

 

- Đặt cọng rạ vào bình nước 250C trong vòng 20 - 30 giây, lưu ý để đầu kẹp hở nước có thể tràn vào cọng rạ.
- Dùng panh kẹp lấy cọng rạ ra, dùng giấy vệ sinh lau khô cọng tinh. Sau khi lau khô ta gắp cọng tinh vào súng bắn tinh.
 
 
* Cấu tạo của súng dẫn tinh
 
Súng dẫn tinh gồm 3 phần chính:
+ Piston bằng thép không rỉ.
+ Vỏ piston cũng bằng thép không rỉ, phần cuối của vỏ piston có phần thon nhỏ dùng để khoá dẫn tinh quản.
+ Vòng khoá.
 
* Kỹ thuật lắp cọng tinh vào súng dẫn tinh
 
Dẫn tinh viên tay trái cầm piston và vỏ piston theo tư thế thẳng đứng, lúc này piston nằm trong vỏ piston.
Điều Chỉnh piston cách đầu trên của vỏ khoảng 0,5 - 1cm.

Tay phải cầm đầu kẹp của cọng tinh từ từ đưa cọng tinh vào ruột piston theo tư thế thảng đứng. Khi cọng tinh tiếp xúc với piston chỉ cần kéo piston trở xuống với áp lực âm, cọng tinh cũng được kéo theo. Khi cọng tinh nằm trong khoảng 2/3 trong ruột piston, tay phải dùng kéo cắt đầu kẹp cọng tinh tới hết phần chứa không khí. Khi cắt lưu ý cắt đúng tiết diện cọng tinh, không cắt theo hình vát. 

Dùng tay phải lắp dẫn tinh quản vào súng dẫn tinh, lúc này ngón tay trỏ và ngón tay cái bên phải nâng cao vùng khoá lên cao sao cho lắp dẫn tinh quản vào hết phần thon nhọn của vỏ piston, cuối cùng khoá lại. 

4. Kỹ thuật dẫn tinh (phương pháp qua trực tràng)

Bò cái động dục được cố định trong giá và vệ sinh bộ phận sinh dục bên ngoài. Dẫn tinh viên tay trái đeo găng bảo hộ, tay phải cầm súng đẫn tinh. Điểm tiếp xúc tốt nhất với súng dẫn tinh là tất cả đầu ngón tay phải, với điểm tiếp xúc như vậy sẽ đảm bảo linh động trong quá trình hoạt động dẫn tinh. 

Dẫn tinh viên đứng ở tư thế chân trái bước lên, hai vai thẳng với đường cột sống bò. Tay trái từ từ đưa vào trực tràng lấy hết phân; sau đó nắm lấy cổ tử cung. 

Tay phải từ từ đưa súng dẫn tinh vào âm đạo chếch từ dưới lên trên tạo một góc 300 với đường thẳng của cột sống, tay trái từ từ đẩy sâu vào xoang chậu, đồng thời tay phải đưa súng dẫn tinh hướng vào lỗ cổ tử cung, khi đầu súng tiếp xúc với mặt ngoài cổ tử cung làm điểm hướng dẫn cho đầu súng hướng vào lỗ cổ tử cung. 

Khi đầu súng đã nằm trong lỗ tử cung tay phải cố định súng dẫn tinh, tay trái nắm cổ lắc một cách khéo léo sao cho lồng cổ tử cung vào đầu súng dẫn tinh. 

Khi lắc ngón tay trỏ bên trái kiểm tra đầu cuống cổ tử cung khi phát hiện được đầu súng dẫn tinh đã hoàn toàn qua cổ tử cung khoảng 1 cm, bắt đầu bơm tinh. 

ở vị trí này chỉ bơm 50% lượng tinh, từ từ rút súng dẫn tinh ra, khi đầu súng dẫn tinh ở giữa cổ tử cung ta bắt đầu bơm hết lượng tinh còn lại. 

 

Giữ nguyên trạng thái của súng dẫn tinh, từ từ rút ra ngoài và làm các thao tác vệ sinh thông thường khác.

5. Thời điểm phối giống thích hợp

Thời điểm phối giống thích hợp nhất là thời điểm phối giống để đạt tỷ lệ thụ thai cao nhất. Lý luận và kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng để đạt tỷ lệ thụ thai cao khi chúng ta phối giống ở thời điểm gần kết thúc hoặc kết thúc chịu đực. 

 

Thời điểm bắt đầu và kết thúc động đực hoặc chịu đực rất khó xác định.
Phương pháp thực tế đơn giản xác định thời điểm phối giống là sử dụng quy luật "sáng - chiều”.
Quy luật "sáng - chiều” là:
Thời gian động dục               Thời gian phối
- Sáng                                 - Chiều
- Chiều                                - Sáng
Nếu phối kép thì tốt nhất là lần đầu phối vào lúc phát hiện được động dục và sau đó 12 giờ phối lần thứ 2.

6. Kỹ thuật khám thai bò

 

Thời gian mang thai của bò cái từ 274 - 291 ngày, bình quân 282 ngày (tức 9 tháng 10 ngày).

Thông thường sau khi phối ba tháng con vật không động dục trở lại, tiến hành khám thai để xác định con vật có chửa hay không? Trên cơ sở đó định ra biện pháp nuôi dưỡng phù hợp theo giai đoạn, đảm bảo cho thai phát triển tốt. 

Nếu con vật chưa có chửa thì phải chú ý phát hiện động dục, phối giống kịp thời hoặc trường hợp con vật chưa có chửa, lại không động dục thì phải căn cứ vào tình hình cụ thể, tác động mọi biện pháp kỹ thuật làm cho con vật nhanh chóng động dục. 

Tất cả những biện pháp trên nhằm thúc đẩy khả năng sinh sản của con vật, đề phòng vô sinh, đảm bảo kế hoạch sản xuất và kinh tế của người chăn nuôi. 

 

Trước khi khám thai, cán bộ kỹ thuật cần biết:
- Kết quả phối giống của các lần trước và tình hình sinh đẻ của con vật.
- Ngày phối giống cuối cùng.
- Tình hình nuôi dưỡng thời gian qua.
- Các bệnh truyền nhiễm con vật đã mắc hoặc đã có ở cơ sở
Với những cán bộ kinh nghiệm, có thể kiểm tra thai ở bất kỳ đối tượng gia súc nào mà không cần đến lai lịch của chúng.
Để công tác khám thai được chính xác, chúng ta cần nắm vững sự phát triển của thai qua các tháng:
a. Có chửa tháng thứ nhất:
- Cổ tử cung hơi to và mềm
- Thành của tử cung dầy lên và có đàn hồi.
- Rãnh ở giữa 2 sừng còn rõ.
- Thường sừng bên có chửa hơi duỗi.
b. Có chửa tháng thứ 2:
- Cổ tử cung to và mềm
- Thân tử cung to, mềm.
- Rãnh giữa hai sừng mờ.
- Một phần của sừng tử cung mang thai hướng vào trong bụng, dài, to gấp đôi sừng không mang thai.
Thành tử cung mềm, mỏng, bên trong sóng sánh.
c. Có chửa tháng thứ 3:
Cổ tử cung hơi to, mềm, lúc này do thai to đã kéo dài cổ tử cung.
Rãnh giữa hai sừng tử cung không còn phân biệt, lúc này thai đã to, vị trí bắt đầu ở trong bụng cảm giác vỗ rất rõ.

d. Có chửa tháng thứ tư: tử cung giống như một cái túi thông vào xoang bụng, toàn bộ tử cung mềm, khoảng lưng chừng trong bụng, đã sờ thấy thai. 

 

e. Có chửa tháng thứ 5: toàn bộ tử cung nằm gần sát đáy xoang bụng, sờ thấy thai đầu hơi xoay.
f. Có chửa tháng thứ 6: thai nằm sâu trong đáy xoang bụng, đầu thai đã xoay được nửa vòng, có xu hướng quay đầu trở lên.
g. Có chửa tháng thứ 7: thai nằm sâu trong đáy xoang bụng, đầu thai đã xoay được hoàn toàn, đầu quay trở lên.
h. Có chửa tháng thứ 8: thai nằm sâu trong xoang bụng, có xu hướng tiến ra ngoài, kiểm tra thấy đầu nhô lên.
i.  Có chửa tháng thứ 9: thai đã tiến ra phía ngoài, vị trí thai nằm giữa xoang chậu và xoang bụng.
j. Có chửa trên 9 tháng: đầu thai đã nhô ra ngoài cửa xoang chậu và xoang bụng.

Kiểm tra thai có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định ngôi thai, nếu ngôi thai nghịch sẽ có biện pháp tích cực trong khi đẻ.

 

Nắm vững các diễn biến của tử cung, vị trí của thai bò đang ở tháng thứ mấy.

 

 

 

Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác