Cách phòng chống dịch bệnh cho bò sữa
Cách phòng trị bệnh viêm vú và bệnh lao trên bò sinh sản
Phòng trị: Viêm vú có thể do các loại vi trùng khác nhau, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn... Nhưng hiện nay đã có nhiều loại thuốc hữu hiệu để trị viêm vú bò có kết quả. Khi bò bị bệnh phải mời bác sĩ thú y đến khám để quyết định sử dụng loại thuốc nào và liều lượng ra sao là hợp lý và hiệu quả.
Đối với việc phòng bệnh cần chú ý các vấn đề sau:
- Cần cố định giờ vắt sữa, người vắt và thao tác vắt, tránh mọi hành vi thô bạo với bò.
- Vệ sinh vú trước và sau khi vắt sữa, dùng khăn giặt sạch nhúng nước ấm lau xoa bầu, núm vú vài lần cho sạch.
- Cần vắt cho hết sữa, không nên để sữa còn dư thừa trong bầu vú, chỉ trừ trường hợp cần để lại một ít sữa cho bê bú mẹ trực tiếp. Thực tế nhiều trường hợp người vắt sữa thuê không vắt kiệt sữa vì gia đoạn vắt cuối cùng sữa ra ít, vắt mất thời gian nên sinh ra làm ẩu đã làm cho bò rất dễ bị viêm vú. Trong trường hợp này xảy ra phổ biến, người nuôi bò sữa, bò sinh sản cần chú ý.
2. Bệnh lao: biểu hiện thường thấy là bò cái sốt nhẹ, kéo dài, sáng giảm, chiều tăng, lông khô, gầy ốm đi. Bệnh lao có thể phân làm nhiều dạng gồm: lao phổi, lao lưỡi, lao hạch... lao ở cơ quan nào thì ngoài biểu hiện chung như trên, còn có các biểu hiện ngay chính trên cơ quan bị lao đó như lao lưỡi thì lưỡi sưng, cứng có vết loét... Nguyên nhân là do vi trùng lao có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra. ở người, trâu bò, gà vịt, chó mèo đều có thể bị nhiễm bệnh. Bệnh lây lan mạnh qua đường hô hấp, qua sữa, thức ăn, nước uống có nhiều mầm bệnh.
Phòng trị: nên phòng là chính vì điều trị bệnh rất tốn kém, người chăn nuôi sẽ bị lỗ. Nên chú ý vệ sinh chuồng trại cho thật thoáng mát, khô ráo, thường xuyên độ 1-2 tuần cần tẩy vệ sinh chuồng trại bằng nước vôi, Formol 3%... Định kỳ kiểm tra sức khỏe bò sữa.
- Nuôi dưỡng chăm sóc tốt, giai đoạn bò sinh sản đang cho sữa cần chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng A, B, C, D... Thức ăn cần bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ không bị nhiễm mầm bệnh.
- Khi bò bị bệnh lao, cần phải điều trị lâu dài tốn kém vì thế khi phát hiện bò bệnh đã lâu, làm bò gầy ốm đi thì nên tiêu hủy để tránh lây lan, nếu bệnh nhẹ thì mời bác sĩ thú y đến theo dõi chữa trị dài ngày cho đến khi hết hẳn mới thôi.