Góc nhìn chuyên gia

Biến đổi gen và 12 thí nghiệm kinh ngạc đến ngỡ ngàng
1. Những con mèo phát sáng trong bóng tối

 

Năm 2007, các nhà khoa học phía Nam Hàn Quốc đã thay đổi ADN của một con mèo để làm cho nó phát sáng trong bóng tối. Sau đó, họ mang ADN này đi nhân bản để tạo ra một tập hợp các giống mèo lông phát sáng.
 
Các nhà nghiên cứu lấy tế bào da của con mèo cái Angora Thổ Nhĩ Kỳ và sử dụng một con virus để tạo ra protein huỳnh quang màu đỏ. Sau đó, họ đặt hạt nhân biến đổi gen vào trứng để nhân bản, các phôi nhân bản vô tính đã được cấy ghép trở lại vào những con mèo thí nghiệm khiến cho những con mèo này trở thành những người mẹ thay thế cho các dòng nhân bản của chính mình.
 
2. Lợn thân thiện với môi trường

 

Đây là một con lợn được biến đổi gen để tiêu hóa và xử lý phốt pho tốt hơn. Lúc trước, phân lợn có hàm lượng acid phytic cao, một dạng của phốt pho nên khi nông dân sử dụng phân hữu cơ làm phân bón, loại hóa chất này chảy vào các lưu vực sông. Điều này khiến tảo nở hoa, làm cạn kiệt oxy trong nước và giết chết sinh vật biển.
 
Vì vậy, các nhà khoa học đã bổ sung thêm một vi khuẩn E. Coli và ADN của chuột vào phôi thai của lợn. Sự cấy ghép này làm giảm lượng phốt pho của lợn xuống còn 70% - khiến chất thải của những chú lợn thân thiện với môi trường hơn.
 
3. Cây trồng chống ô nhiễm

 

Các nhà khoa học tại Đại học Washington (Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu khiến loài cây dương có thể làm sạch khu vực bị ô nhiễm. Các cây trồng này sau khi hấp thụ các chất gây ô nhiễm nguồn nước thông qua rễ sẽ phân tán thành các chất vô hại. Những chất này sẽ được chuyển vào rễ, thân và lá của chúng hay phát tán vào không khí.
 
Các thử nghiệm cho thấy, cây dương biến đổi gen có thể loại bỏ 91% trichloroethylene - chất gây ô nhiễm nước ngầm phổ biến nhất tại các khu vực ô nhiễm ở Mỹ. Trong khi đó, các cây dương thông thường chỉ loại bỏ được 3% các chất gây ô nhiễm mà thôi.
 
4. Bắp cải độc
 

Các nhà khoa học mới đây đã sáng tạo ra một loại bắp cải mới có chứa độc tố được chiết xuất từ đuôi con bọ cạp. Sở dĩ có loại “bắp cải độc” này là bởi họ muốn hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu trong khi vẫn ngăn chặn sâu bướm phá hoại cây trồng. Mặc dù những chú sâu, bướm có thể bị chết khi chúng cắn lá nhưng những độc tố trong chiếc bắp cải biến đổi gen này lại vô hại với con người.


5. Dê tạo ra tơ nhện




Tơ nhện là một trong những vật liệu có giá trị nhất trong tự nhiên và nó có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm dây chằng, dây dù… Năm 2000, trường công nghệ sinh học Nexia đã công bố một phát mình: con dê có thể sản xuất protein tơ nhện trong sữa của nó.


Để làm điều này, các nhà nghiên cứu đưa một loại gen tơ nhện mỏng vào ADN của con dê. Theo cách đó, con dê sẽ tạo ra protein tơ nhện trong sữa của chúng. Loại sữa này được sử dụng để sản xuất một loại sợi có độ bền cao có tên là Biosteel.


6. Cá hồi siêu tăng trưởng
 


 
 


Công ty AquaBounty đã biến đổi gen của cá hồi khiến nó phát triển nhanh gấp hai lần thông thường, bức ảnh trên cho thấy hai con cá hồi cùng độ tuổi với một con được biến đổi gen ở phía sau. Công ty này cho biết, loại cá hồi biến đổi gen có hương vị, cơ quan nội tạng, màu sắc và mùi giống loại cá hồi thông thường, tuy nhiên có nhiều tranh cãi xung quanh việc liệu loại cá này có đủ an toàn để ăn.


7. Cà chua Flavr Savr




Loại cà chua này được phát triển thành loại quả thương mại biến đổi gen đầu tiên được cấp giấy phép để bán cho người tiêu dùng. Bằng cách bổ sung thêm một gen antisense, công ty Calgene của California hy vọng sẽ làm chậm quá trình chín của cà chua để ngăn chặn cà chua mềm và hỏng, khiến cho cà chua giữ lại hương vị và màu sắc tự nhiên của nó.


Năm 1994, mặc dù cà chua Savr Flavr được cho phép sử dụng nhưng vì gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận chuyển nên chúng đã bị loại bỏ khỏi thị trường vào năm 1997. Không chỉ do các vấn đề sản xuất và vận chuyển, loại cà chua này cũng được báo cáo có hương vị rất nhạt nhẽo.


8. Vắc-xin từ chuối
 


 


Giờ đây, mọi người hoàn toàn có thể sớm phòng ngừa được các bệnh như viêm gan B hay bệnh tả chỉ bằng cách đơn giản là…ăn chuối. Bởi các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công khi tiêm một loại virus vào cây chuối non, gen di truyền của virus sẽ nhanh chóng trở thành phần vĩnh viễn của tế bào thực vật. Khi cây trồng phát triển, tế bào sản xuất các protein của virus - nhưng không phải là phần truyền nhiễm của virus. Khi mọi người ăn chuối biến đổi gen, loại chuối có đầy đủ các protein của virus, hệ thống miễn dịch của chúng tạo ra các kháng thể chống lại bệnh tật giống như một loại vắc-xin truyền thống.


9. Bò ít mêtan
 


 
 


Bò sản xuất một lượng đáng kể khí metan, đó là kết quả của quá trình tiêu hóa của nó khi ăn nhiều xenlulozo bao gồm cỏ tươi và cỏ khô. Khí metan là tác nhân lớn thứ hai chỉ sau cacbon dioxit đối với hiệu ứng nhà kính, vì vậy các nhà khoa học đã làm việc để nghiên cứu một giống bò sản xuất ít khí metan hơn.


Các nhà khoa học nông nghiệp nghiên cứu tại Đại học Alberta đã xác định được vi khuẩn chịu trách nhiệm sản xuất khí metan và cho ra đời một dòng gia súc tạo ra metan ít hơn 25% so với loại bò trung bình.


10. Cây biến đổi gen




Cây được biến đổi gen để phát triển nhanh hơn, sản lượng gỗ tốt hơn và thậm chí có thể phát hiện các cuộc tấn công sinh học. Những người ủng hộ cây biến đổi gen cho biết công nghệ sinh học có thể giúp đảo ngược tình trạng phá rừng trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu cho các sản phẩm gỗ và giấy.


Ví dụ, cây bạch đàn Úc đã được thay đổi để chịu được nhiệt độ băng giá, cây thông có cành nhỏ được tạo ra với ít lignin, chất cung cấp độ cứng cho cây. Tuy nhiên, các nhà phê bình lập luận rằng vẫn chưa có hiểu biết đầy đủ về ảnh hưởng của loại cây này đối với môi trường tự nhiên xung quanh - chúng có thể lan truyền gen sang các cây trồng tự nhiên hoặc làm tăng nguy cơ cháy rừng, cùng với những nhược điểm khác.


11. Trứng có thể chữa bệnh
 


 
 


Nhà khoa học người Anh đã tạo ra một giống gà biến đổi gen có thể tạo ra thuốc chống ung thư trong trứng của chúng. Các chú gà này được cấy gen người vào ADN của chúng nhằm tạo ra một dạng protein hỗn hợp có tác dụng như các loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư da và các bệnh khác.


Gà mái sẽ đẻ những quả trứng có chứa loại protein interferon b-1a, có tác dụng kháng virus gây bệnh; miR24 - có tiềm năng điều trị khối u ác tính và viêm khớp.


12. Cây siêu cacbon
 


 
 


Các ấy có biết, con người thải ra vào khí quyển hàng năm khoảng 9 tỷ tấn cacbon và các loại cây hấp thụ khoảng 5 tỷ tấn, phần cacbon còn lại góp phần tạo ra hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu. Các nhà khoa học đang nghiên cứu để tạo ra cây trồng biến đổi gen nhằm tối ưu hóa lượng hấp thụ cacbon dư thừa này.


Cacbon có thể tích tụ trong lá, nhánh cây, hạt và hoa của cây trong thời gian dài, tuy nhiên, cacbon được phân bổ đến rễ của thực vật có thể tích tụ lại đó trong nhiều thế kỷ. Vì vậy, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tạo ra các loại cây trồng năng lượng sinh học với các hệ thống rễ lớn có thể hấp thụ và lưu trữ cacbon dưới lòng đất. Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu để biến đổi gen các cây lâu năm như cỏ Switchgrass và Miscanthus do hệ thống rễ sâu rộng của chúng.
Nguồn: http://news.socbay.com
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác