Hệ thống tưới và Hệ thống tưới phân
Bón phân nhờ hệ thống tưới nước
Ixraen là nước điển hình sử dụng phương pháp bón phân qua hệ thống tưới. Nông dân nước này sử dụng trung bình 100:55; 75kg N; P2O5; K2O/ha/năm. Hơn 50% lượng phân đạm và lân được bón dưới dạng phun tưới.
Người ta cũng bón phân KCl theo phương pháp này. Bón phân qua hệ thống tưởi nước áp dụng rất có hiệu quả cho cây trồng trong nhà kính.
Tính chất hoà tan của ba loại phân KCl, K2SO4 và KNO3 cũng khác nhau. Trong các loại phân kali (KO, K2SO4,KNO3) KCL là loại rẻ và được sư dụng rộng rãi nhất trong nông nghiệp; cho tới nhiệt độ 25oC, KCl hoà tan nhiều nhất. Độ hoà tan của KNO3 tăng nhanh theo nhiệt độ. Ở mọi nhiệt độ, độ hoà tan của K2SO4 là thấp nhất.
Người ta thấy rằng, đối với cây trồng không bị ảnh hưởng bởi ion cho hoặc ở điều kiện dễ bị rửa trôi thì phân KCl là loại thích hợp nhất trong hệ thống bón phân qua nước tưới vì:
- Nó hoà tan nhanh nhất.
- Cung cấp hàm lượng K2O cao nhất.
- ít chịu ảnh hưởng nhất bởi sự thay đổi của nhiệt độ.
- Rẻ nhất.
Sử dụng phân bón dạng lỏng:
Các loại phân bón có thể áp dụng hệ thống tưới gồm urê, amoni nitrat (AN), amoni sunfat (AS), KCl, orthophotphat, K2SO4 và KH2PO4 được dùng riêng hoặc phối hợp để cung cấp nguồn đạm phân lân, kali cho cây trồng.
Phân đạm là chất dinh dưỡng phổ biến nhất trong hệ thống tưới nhỏ giọt. Phân đạm ít gây tắc, kết tủa, trừ AS (gây kết tủa CaSO4 nếu nước dùng là loại cứng chứa nhiều canxi). Khi bón phân lân qua hệ thống tưới muối photphat dễ kết tủa. Giâm độ pH của nước tưới sẽ giảm đáng kể nguy cơ kết tủa các hợp chất Ca-P. Vì thế, người ta khuyên nên sử dụng axit photphoric.
Bốn phân kali không gây nên kết tủa trừ khi K2SO4 hoà trong nước có nồng độ canxi cao.
Bón phân qua hệ thống tưới là phương pháp bón có hiệu quả và cần phải theo đúng kỹ thuật. Sử dụng đồng bộ và phối hợp cả nước và phân qua hệ thống sẽ làm cây trồng hấp thụ nước và phân có hiệu quả cao nhất.
NGỌC ANH