Quản lý chăn nuôi bò sữa
Di truyền và quản lý về chân và bàn chân bò sữa
Hướng dẫn về quản lý có hiệu quả về chân và bàn chân bò sữa và những ảnh hưởng đến sản lượng
Có 2 thông số ảnh hưởng đến quá trình chọn lọc cho bất kỳ tính trạng nào đó là : hệ số di truyền của tính trạng và các thay đổi liên quan đến tính trạng đó. Hệ số di truyền cho hầu hết các tính trạng chân cẳng như sau:
Các chân sau, nhìn từ bên cạnh : 0,19
Các chân sau, nhìn từ phía sau : 0,14
Góc bàn chân : 0,10
Những hệ số di truyền này? được so sánh với hệ số di truyền? của các tính trạng về sản lượng sữa, sản lượng mỡ và protein sữa biến động từ 0,25 - 0,30. Do vậy trong quá trình chọn lọc chúng ta không thể có tiến bộ về chân cẳng như là tiến bộ về sản lượng sữa mỡ và prôtein được.
Một trong những vấn đề cần nhận thức rõ khi chọn lọc các tính trạng phi năng xuất là độ chính xác của quá trình đánh giá. Với các tính trạng (sản xuất) số lượng chúng ta có thể cân đong rất chính xác và chúng ta có 10 só liệu ghi chép trong quá trình theo dõi để tính toán về sản lượng sữa của 1 chu kỳ. Với các tính trạng phi năng xuất chúng ta chỉ có ý kiến của 1 người về hình dáng con bò đó vào 1 ngày trong chu kỳ sữa. Loại theo dõi này chỉ là chủ đề chứ không phải là mục đích như là các chỉ tiêu về số lượng. Đó là tại sao một số người sản xuất không được thỏa mãn với một số mục tiêu nhân giống về các chỉ tiêu phi số lượng (chất lượng).
Một vấn đề khác với quá trình tính toán đặc biệt là về vấn đề chân móng là làm sao chúng ta có độ chính sác về môi trường mà bò sống trong quá trình đánh giá. Chúng ta biết rằng nếu bò chăn thả trên đồng cỏ thì sẽ hạn chế ảnh hưởng đến chân móng khi so sánh với bò nuôi nhốt hoặc nuôi thả tự do trong chuồng. Đây là những yếu tố cần cân nhắc khi thảo luận về vấn đề di truyền về chân móng.
Đã có nhiều thảo luận về vấn đề di truyền liên quan đến các đo đạc về chân móng, có một số kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số các liên quan giữa các số đo về chân móng và một số các tính trạng kinh tế. Nghiên cứu của Ben Mc Daniel tại trường đại học ở bang North Carolina ở cuối thập kỷ 70 đầu 80 đã mở ra nhiều mối quan hệ. Các nghiên cứu bao gồm đo đạc thực tế về góc của móng và độ dài trên số lượng lớn hàng vạn bò để tìm mối quan hệ của các chỉ tiêu này đến tính trạng sản xuất. Ben Mc Daniel đã phát hiện ra rằng hệ số di truyền cho góc móng và độ dài của móng tương ứng là 0,24 và 0,38 đối với lứa sữa đầu và 0,34 và 0,24 cho các lứa sữa sau. Những hiện quan trọng của nghiên cứu này là:
Nhiều bò sữa có móng ngắn và đứng đã được phối giống.
Những bò sữa có móng ngắn và đứng có số ngạycan sữa ngắn hơn
Nếu góc ngón chân tăng 5 độ ở lứa sữa đầu thì chu kỳ sữa 2 sản lượng sữasẽ tăng thêm 503 pound ( khoảng 250kg).
Nếu chiều dài ngón chân ở lưa sữa đầu giảm đi 10 mm thì sản lượng sữa ở chu kỳ 2 sẽ tăng thêm 1475 pound ( khoảng 730kg).
Bò với móng chân dài thì sẽ có nhiều vấn đề với biểu bì da
Bò có gót chân sâu thì sẽ có nhiều vấn đề với viêm loét
Móng dài, góc nhỏ liên quan đến tỷ lệ chết cao.
Nghiên cứu này đã chỉ ra một chỉ tiêu kinh tế có lợi nếu có đàn bò với móng khỏe và ngắn. Tại sao bạn lại không kiểm tra đàn bò của bạn để xem nghiên cứu này có? phù hợp với chúng không ?.
Chúng ta hãy xem xét các vấn đề cơ bản: Người chăn nuôi bò nên chọn chân móng như thế nào để tăng tuổi thọ và sản lượng của đàn ?. Hầu hết các cơ sở TTINT và các hội giống có rất nhiều cách để lựa chọn đánh giá về chân cẳng. Do vậy nảy sinh vấn đề là các cơ sở khác nhau đã sử dụng các cách đánh giá khác nhau của về chân cẳng. Một đánh giá chung cho các nhóm là góc bàn chân. Nếu bạn chú ý sẽ nhận ra rằng góc bàn chân có liên quan đến vấn đề sinh sản và năng xuất cao. Vì vậy khuyến cáo là nên chọn về góc bàn chân. Do vậy bạn có thể sử dụng các tài liệu về Holstein? Red Book hặc các thông tin của các cơ sở TTNT. Do vậy vấn đè chọn chân cẳng rất dễ ràng khi chỉ chọn về góc của bàn chân.
Có nhiều biện pháp quản lý đã tiến hành có hiệu quả về vấn đè chân cẳng và hạn chế các vấn đề đặc biệt cho bò phải nuôi nhốt hoàn toàn. Những khuyến cáo về quản lý này dựa chủ yếu vào kết quả nghiên cứu của Ben Mc Daniel. Ông và các đồng nghiệp nghiên cứ về vấn đề này đã có nhiều quan sát khi họ đi thăm thực tế ở các đàn. Các vấn đề quan trọng nhất được thể hiện sau đây:
1, Làm giảm độ nhám và gồ ghề của nền xi măng mới trước khi cho bò vào nuôi
2, Làm giảm độ trơn của nền xi măng cũ.
3, Giữ bò ở trong đất bùn càng lâu càng tốt. Nếu được hàng ngày thì càng tốt.
4, Bò cạn sữa nuôi riêng ở đồng cỏ hay các khu đất bẩn và tách khỏi đàn cho sữa.
5, Cho hò hậu bị làm quen với chuồng xi măng và nuôi nhốt tự do trứơc khi đẻ, vào giai đoạn phối giống và cuối giai đoạn cạn sữa.
6, Hàng ngày sử dụng dung dịch ngâm móng có dung dịch sulphát đồng.
7, Cho bò ăn khẩu phân cân đối về dinh dưỡng và xellulo dựa trên thành phần hóa học và dinh dưỡng của thức ăn.
8, Sử dụng các loại thuốc để làm giảm các bệnh về vi rút.
9, Thả tự do trong chuồng để bò lựa chon chỗ nằm sạch sẽ và khô ráo.
10, Thay đổi khẩu phần thấp đến cao năng lương một cách từ từ cho bò cạn và bò vắt sữa.
11, Chăm sóc bê chu đáo trong 2 tháng đầu mới đẻ.
12, Thường xuyên phát hiện, cắt và điều trị kịp thời các vấn đè chân móng cho bò sữa.
13, Thực hành kiểm tra định kỳ chân cẳng cho bò năm 2 lần.
14, Kiểm tra chân móng bò khi cạn sữa.
15, Kiểm tra móng để nắm tình trạng sức khỏe của chân móng.
16, Móng phát triển tốt nhất vào mùa xuân, do vậy đay là thời điểm để chuyển gia súc đến nơi ở mới.
Nên nhớ có 2 cách để quản lý tốt chân móng. Một là bằng chọn lọc góc của bàn chân, hai là thực hiện các biện pháp quản lý có hiệu quả cao.
TS. Đỗ Kim Tuyên - Cục Khuyến nông và Khuyến lâm dịch