Quản lý chăn nuôi bò sữa

Nuôi dưỡng gia súc nhai lại - Chương 4 (Nhu cầu năng lượng)

Không dễ dàng tách riêng các nhu cầu về năng lượng và protein, điều này sẽ được giải thích tỉ mỉ hơn khi vấn đề nhu cầu protein được thảo luận.

Nhu cầu duy trì

Gia súc cần năng lượng để duy trì các chức năng của cơ thể, điều hoà nhiệt độ và sản xuất. Khái niệm nhu cầu năng lượng duy trì thường được dùng để biểu thị mức dinh  dưỡng,  ví  dụ,  bò  sữa  ở  đỉnh  của  chu  kỳ  sữa  có  thể  tiêu thụ  một  lượng  năng lượng gấp 3-4 lần nhu cầu duy trì.

Nếu cho gia súc ăn thấp hơn nhu cầu duy trì chúng sẽ sử dụng mỡ của cơ thể, đây là quá trình không kinh tế. Năng lượng dự trữ cũng giống như thức ăn dự trữ và nếu gia súc không có mỡ dự trữ để sử dụng gia súc sẽ chết nếu không được cho ăn. Điều này có vẻ khá logic, nhưng tăng và giảm khối lượng thường gặp hơn là tăng khối lượng liên tục do tính mùa vụ của trong cung cấp thức ăn chăn nuôi ở nhiều nước. Như sẽ được thảo luận sau dưới đây, khi gia súc ăn khẩu phẩn không đủ năng lượng để đáp ứng nhu cầu duy trì của chúng thì thường protein cũng thiếu, kết quả gia súc bị giảm khối lượng nhanh chóng. Bổ sungưprotein trong giai đoạn mức dinh dưỡng thấp sẽ có thể có giá trị lớn ở một số vùng vì sẽ ngăn ngừa một phần việc gia súc sút cân quá nhiều.  Bổ  sungưprotein  cũng  sẽ  rất  hiệu  quả  khi  chuẩn  bị  bán  gia  súc  ra  các  thị trường bò sống, ở đó gia súc quá béo bị đánh xuống loại chất lượng thấp hơn, giá rẻ hơn. Các gia súc quá béo có thể không bán, đưa trở về trại và cho ăn khẩu phần cở sở là rơm cùng với một lượng nhỏ protein không bị phân giải ở dạ cỏ như bột cá, làm như vậy sẽ tránh được sự giảm khối lượng thịt xẻ và thậm chí gia súc còn tăng trọng, trong khi đó lại giảm được lượng mỡ để phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

ở một phương diện khác, điều quan trọng là phải tránh để gia súc quá béo, khi bán ra không được thị trường chấp nhận. Có thể giảm béo mà không làm giảm thịt tinh thông qua việc cho ăn các thức ăn năng lượng thấp như rơm cùng với một lượng nhỏ protein không bị vi sinh vật dạ cỏ phân giải, ví dụ bột cá.

Nhu cầu cho sinh trưởng phụ thuộc vào các thành phần của mô tế bào. Mô thịt chứa khoảng 80% nước và nước thì không chứa năng lượng, đã có rất nhiều tài liệu xuất bản khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng cho  gia súc nhai lạiưvà có thể dễ dàng tìm thấy nhu cầu năng lượng cho sinh trưởng trong các tài liệu này. Trong thực tế, năng lượng tiêu tốn để tích luỹ mỡ trong mô thịt cao hơn rất nhiều năng lượng tiêu tốn để tích luỹ mỡ trong các mô mỡ. Kết quả là năng lượng cần cho một đơn vị năng lượng tăng lên trong cơ thể thay đổi phụ thuộc vào tỷ lệ mỡ và protein trong cơ thể. Mặt khác, nhu cầu năng lượng cho tăng trọng tăng lên khi trong tăng trọng có nhiều mỡ vì mỡ chứa rất ít nước và nhiều năng lượng hơn protein.

Thực tế mật độ năng lượng trên một đơn vị khối lượng cơ thể có thể biến đổi đến 8 lần. Trong thực hành, thuật ngữ chuyển hoá thức ăn thường được dùng-tiêu tốn thức ăn. Đây là số lượng thức ăn hoặc chất khô cần cho một đơn vị tăng trọng ở gia súc và phải được tính toán cẩn thận. Tiêu tốn thức ăn đạt thấp nhất đối với gia súc tăng các mô thịt - cừu non, bê và bò đực và cao nhất đối với gia súc tích mỡ. Khi mức nuôi dươngc cao, lượng ngũ cốc cần cho 1 kg tăng trọng rất biến động từ 2 kg đối với gia súc non và trên 10 kg đối với gia súc lớn tuổi hơn đang tích luỹ mỡ trong các mô mỡ. Tuy nhiên, nếu gia súc chỉ duy trì khối lượng thì thuật ngữ tiêu tốn thức ăn sẽ là vô nghĩa. Bởi vậy, tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào mức độ nuôi dưỡng. Nuôi dưỡng ở mức càng cao thì tỷ lệ thức ăn sử dụng cho duy trì càng thấp và tiêu tốn thức ăn càng thấp.

Sẽ có ý nghĩa hơn nếu chúng ta so sánh hiệu quả sử dụng thức ăn của các loại thức ăn khác nhau, ví dụ ngũ cốc, trên cùng loại gia súc. Ví dụ, tiêu tốn thức ăn ở bê hoặc cừu khi cho ăn kiều mạch, lúa mì, ngô, lúa miến giúp chúng ta biết đuợc thức ăn nào thì hiệu quả cho bê, thức ăn nào thì hiệu quả cho cừu.

Để tìm hiểu thêm xin vui lòng download tại đây

Nguồn: Dairyvietnam
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác