Sản xuất Thức ăn TMR

Sử dụng khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) cho bò sữa

GIỚI THIỆU
A. Khẩu phần trộn toàn bộ (TMR - total mixed ration) giúp bò sữa đạt được năng suất tối đa. Điều này được thực hiện bằng cách cho vật nuôi một khẩu phần cân bằng dinh dưỡng ở tất cả mọi lúc, cho phép con bò tiêu thụ sát nhu cầu năng lượng được bao nhiêu hay bấy nhiêu, và duy trì được đặc điểm lý học hoặc cơ học cần thiết cho chức năng dạ cỏ thích hợp.

 B.     Những thuận lợi và bất lợi của bất kỳ hệ thống cho ăn phải được cân nhắc trước khi chọn phương thức TMR. Cần cân nhắc độ lớn của đàn bò, các loại bò, kinh tế, cơ sở vật chất và mức độ cơ giới hóa. Nếu tất cả các thức ăn phải được pha trộn tại trại, ta cần xem xét đến việc mua và lưu trữ thức ăn.

C.     Cần quản lý tốt việc cho ăn để đạt được năng suất tối đa của bò.

1.Cần giám sát thường xuyên kho thức thô và các loại và phân bổ cho các nhóm bê bò một cách hợp lý.

2.Thử nghiệm thức ăn vài lần trong năm hoặc khi có thay đổi đáng kể.

3.Thay đổi kịp thời công thức thức ăn dựa trên năng suất, hàm lượng mỡ và protein sữa, khối lượng và tình trạng thể trạng cơ thể, thay đổi độ ẩm trong thức ăn hoặc các thành phần thức ăn vốn có độ ẩm cao, và giá cả thức ăn.

D.    Các chiến lược khác nhau có thể được sử dụng trong các hệ thống TMR.

1.TMR có thể được phát triển cho các loại bò khác nhau: bò mới cho sữa giai đoạn đầu, giữa, cuối. TMR đa loại bò có thể sử dụng cho bò cạn gần và sắp cạn sữa. Một nhóm TMR có thể được sử dụng cho bò đang vắt sữa có hoặc không có cho ăn đầu (c monensin chẳng hạn – ND – Xem  http://www.experts123.com/q/what-is-component-feeding-and-what-is-top-dress-feeding.html.

2.Bò cái có thể được phân thành nhóm dựa trên năng suất sữa thực tế / hiệu chỉnh theo hàm lượng mỡ, ngày vắt sữa, tình trạng sinh sản, tuổi tác, yêu cầu dinh dưỡng và sức khỏe.

ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC CHO ĂN TMR

A.    Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn.

  1. Mỗi miếng ăn mà con bò ăn đều chứa hàm lượng thích hợp các thành phần dinh dưỡng cho một khẩu phần cân bằng. Điều này mang lại trong một môi trường ổn định và lý tưởng hơn cho sự hoạt động của hệ vi khuẩn dạ cỏ và tăng việc sử dụng nitơ, trong đó có nitơ phi protein (NPN). Và hiệu quả tiếp theo là protein vi sinh vật do vi khuẩn dạ cỏ được tăng lên.

  2. Hiệu quả sử dụng thức ăn có thể tăng 4% ​​, so với một khẩu phần thông thường gồm thức ăn thô và ngũ cốc được cho ăn riêng biệt, hai lần mỗi ngày.

  3. Các trục trặc tiêu hóa và trao đổi chất thường giảm.

  4. Sản xuất sữa tăng 5% so với cách cho ăn thông thường.

B.     TMR tạo mức chính xác cao hơn trong việc xây dựng khẩu phần và cho ăn nếu được vận hành đúng cách. Cho phép kiểm soát số lượng từng thành phần thức. NếuTMR được trộn đúng cách, con bò không thể ăn ít hơn hoặc quá mức thức ăn thô hoặc thức ăn đậm đặc.

C.     Cách thức cho ăn kiểu tại “phòng khách1[i]” (Parlor feeding) và có chọn lọc có thể được chấm dứt hoặc hạn chế tới mức biểu tượng (token) để tạo điều kiện vận động cho con vật nuôi.

D.    Hệ thống TMR cũng cần thích ứng cho cơ giới hóa hoặc với một toa xe trộn, xe ngựa/bò chở hàng hoặc một máy trộn cố định có băng tải hoặc máng ăn di động.

E.     Máy trộn có thể xử lý được cỏ khô dài cây. Đây là thuận lợi trong trường hợp khẩu phần thức ăn là cỏ thô, loại chứa trong nó có thức ăn thô ủ chua chất lượng tốt vốn có kích thước hợp lý.

F.      Các loại thức ăn phế / phụ phẩm (commodity feeds) có thể dùng khá hiệu quả trong khẩu phần.

  1.  Các loại thức ăn này hoặc độc đáo hoặc phổ thông thường phải chi phí ít tốn kém hơn do số lượng lớn và được mua trực tiếp.

  2. Cần duy trì việc kiểm soát chất lượng khi mua các loại thức ăn này. Đồng thời cần phải phân tích bổ sung chất lượng nguồn thức ăn.

  3. Chi phí bổ sung để vận chuyển và xử lý do yêu cầu của nhà sản xuất thức ăn phế phụ phẩm này tránh được.

  4. Số lượng mua thức ăn loại này phụ thuộc vào tỷ lệ hư hỏng, mức độ sử dụng, và kho trữ. Mua số lượng lớn có thể không kinh tế do tăng chi phí hàng tồn kho.

  5. Tổng hao hụt đối với các loại thức ăn phế phụ phẩm trong quá trình lưu trữ và xử lý, có thể là 3% đối với dạng hạt khô và đến 15% đối với dạng thức ăn ướt hoặc bã bia.

  6. Chọn mua thức ăn loại này phải dựa trên chất lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho khẩu phần, không chỉ về giá cả.

G.    Đa dạng các thành phần cho phép linh hoạt hơn trong việc xây dựng khẩu phần cho các đối tượng vật nuôi khác nhau.

H.    Trộn tất cả các chủng loại thức ăn với nhau trong một TMR có thể che khuất các hương vị của thức ăn ít ngon miệng. Các thức ăn như urê, đá vôi, bicarbonate, chất béo, và các nguồn protein như máu và bột cá có thể cho thêm vào TMRs với số lượng hợp lý mà không giảm đáng kể mức tiêu thụ thức ăn.

BẤT LỢI CỦA MỘT HỆ THỐNG CHO ĂN TMR

A.     Trộn hoặc pha trộn TMR cần các thiết bị vì thế đòi hỏi chi phí thấp - trung bình để mua sắm và bảo trì.

B.     Điều quan trọng là làm theo các khuyến nghị của nhà sản xuất để pha trộn. Trộn quá có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng do nghiền và xay thức ăn. Trộn không kỹ lại có thể dẫn đến vật nuôi sử dụng thức ăn kém hiệu quả.

C.     Cân đo chính xác bằng phương tiện cân chuẩn, và như thế cũng cần đến một khoản chi phí bổ sung và duy trì.

D.     Cần phải cẩn thận trong việc xây dựng công thức và pha trộn TMR. Nếu khẩu phần không được cân đối chính xác hoặc trộn không đúng cách, thì cuối cùng con vật sẽ giảm năng xuất. Điều này đúng với bất kỳ hệ thống cho ăn nào, mà nó lại nằm dưới sự kiểm soát của người nuôi.

E.      Nhà xưởng, chuồng trại, máng ăn, và người quản lý đang có- có thể làm cho một hệ thống TMR gần như không thể sử dụng được. Các phương tiện nuôi nhốt và cho vật ăn đang sử dụng cũng không hẳn phù hợp với hệ thống TMR.

F.      Hệ thống TMR có thể không kinh tế đối với một đàn gia súc nhỏ hoặc chăn thả kéo dài khiến tăng chi phí của hệ thống tính trên ngày/ con vật.

QUẢN LÝ HỆ THỐNG TMR

A.     Thức ăn thô xanh nên được băm ngắn trước khi ủ. Phần lớn thức ăn thô hoặc cỏ nên cắt ngắn với độ dài khoảng 1-2 cm. Tuy nhiên thức ăn thô bằm nát quá nhỏ, hạt quá thô hoặc để nguyên – đểu cần tránh trong TMR.

B.     Xây dựng khẩu phần cần dựa trên báo cáo phân tích thức ăn hiện thời.

  1. Cần điều chỉnh khẩu phần một khi phát hiện có sự thay đổi về thức ăn thô.

  2. Vật chất khô của nguyên liệu ủ chua cũng cần được kiểm tra ít nhất mỗi tuần một lần. Một sự thay đổi trong vật chất khô có thể kéo theo sự thay đổi lớn cho TMR.

  3. Cần kiểm tra chính TMR bằng cách lấy mẫu và phân tích ít nhất 3-4 lần một năm hoặc khi có thay đổi lớn diễn ra. Việc này kiểm tra tính chính xác của các thiết bị cân và hệ thống trộn.

C.     Mỗi năm 3-4 lần xác định lượng vật chất khô thực tế mà vật nuôi ăn được.

  1. Bò cần nhận được trong vòng 5 % lượng chất khô dự kiến ​​.

  2. Nếu lượng chất khô vượt quá 5% so với dự kiến​​, khẩu phần cần được xây dựng lại.

  3. Lượng nhận vào thấp có thể cho thấy chất lượng thức ăn và / hoặc hàm lượng vật chất khô đã thay đổi và có thể là một yếu tố hạn chế cho vật nuôi thu nhận thức ăn.

D.     Số lượng các nhóm động vật có trong một hệ thống TMR được xác định bởi kích cỡ đàn hiện có và bố trí của trại và diện tích hành lang/sân.

  1. Hệ thống TMR lý tưởng cho toàn bộ một trang trại là có bảy nhóm chính.

    • Bò cho sữa: năng suất cao, trung bình, và thấp

    • Bò cạn sữa: mới cạn và cuối giai đoạn, và

    • Bê hậu bị: trước và sau phối

    • Bê con có thể cho ăn một lượng nhỏ TMR, mặc dù phần lớn thức ăn của chúng là thức ăn cô đặc.

  2. Chi phí lắp đặt một hệ thống TMR, bao gồm những thứ như nâng cấp và mua sắm thiết bị, nên khó có thể phân bò ra nhiều nhóm như thế. Vậy nên cần phải dung hòa. Ở hệ thống TMR một- hai nhóm bò nếu sử dụng một hệ thống máy cho ăn có điều khiển bằng máy tính sẽ tạo nên một cách đảm bảo mức độ cao hơn về năng lượng và protein cho bò sản sữa có năng suất cao hơn. Cách này mang hiệu quả tương tự như một hệ thống TMR 3 nhóm bò.

  3. Có những thiếu sót ở hệ thống TMR ít hơn 1-2 nhóm bò. Trong một hệ thống TMR 1-2 nhóm, bò có năng suất thấp hơn cũng được nhận khẩu phần tương tự như bò năng suất cao. Như thế bò sẽ không sử dụng tối ưu khẩu phần. Nhưng trong một hệ thống TMR 3 nhóm, bò năng suất thấp thường có thể được ăn thức ăn thô xanh rẻ tiền hơn nhờ thế ta có thể giảm chi phí.

  4. Sử dụng hệ thống TMR một nhóm bò thường mang lại chi phí thức ăn cao hơn vì sử dụng các loại thức ăn đắt tiền hơn như các loại thức ăn cung cấp protein không phân hủy (undegradable protein), chất béo, và các chất phụ gia thức ăn nhất định cho cả bò sữa ở giai đoạn cuối chu kỳ mà nhẽ ra chúng chỉ cần khẩu phần có nhiều thức ăn thô xanh hơn..

  5. Bò thấp sản hơn có thể hưởng điều kiện vượt quá sự cần thiết nếu được cho ăn trong hệ thống TMR 1 nhóm. Nhiều khuyết điểm của hệ thống TMR một nhóm có thể tránh được bằng cách sử dụng hệ thống hai nhóm, đặc biệt là nếu một nhóm được cho ăn theo trên mức năng suất trung bình.

 

E.      Bò cạn sữa nên được chia thành hai nhóm, cạn đầu kỳ và cuối kỳ.

  1. Sử dụng hai nhóm hệ thống TMR cho bò cạn sữa có thể giảm thiểu các rối loạn trao đổi chất và dinh dưỡng lúc đẻ và sau đẻ.

  2. Nhóm cạn sữa cuối kỳ là bò trước đẻ 2-3 tuần, hoặc là bò đang được cân bằng các anion và cation trong 3-4 tuần.

 

F.      Để đảm bảo xây dựng khẩu phần thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển, hệ thống TMR hai nhóm cần thiết cho bò hậu bị.

  1. Gồm hai nhóm bò cái tơ trước phối và sau phối.

  2. Bê nhỏ thiếu khả năng tiêu thụ thức ăn thức ăn rất cao trong khi cần duy trì mức sinh trưởng hợp lý.

  3. Bê hậu bị trước phối giống cần một khẩu phần giài năng lượng và protein.

 

G.     Các điểm khác cần xem xét khi áp dụng hệ thống TMR:

  1. Khẩu phần nên có sẵn cho bò từ 22 đến 24 giờ hàng ngày.

  2. Thức ăn cho bò sao cho thừa 5 đến 10%, và số thừa này dùng cho bò cái tơ.

  3. Bò cái đẻ lứa đầu nên đặt vào một nhóm bò có năng suất cao hơn để bù đắp cho sự mức sinh trưởng lớn.

  4. Nếu cỏ khô hoặc hạt được cho ăn riêng với TMR, thì nên được giới hạn 1-2,5 kg mỗi con / ngày.

  5. Cần bỏ sung hạt ngũ cốc cho bò năng suất cao trong hệ thống TMR một nhóm. Tuy nhiên, số lượng cần cho ăn phụ thuộc vào lượng thức ăn đậm đặc trong TMR.

  6. Một khi lượng thức ăn được cấp riêng với TMR quá lớn (ví dụ thậm chí 1-2,5 kg cỏ khô) , thì TMR mất nhiều lợi thế so với cách ăn thông thường. Vì vậy, để tất cả các loại thức ăn cùng trong TMR sẽ tối đa hóa hiệu quả và lợi nhuận.

    Xem chi tiết tại đây
Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác