Stress nhiệt và các giải pháp làm mát cho bò sữa

Stress nhiệt ở bò sữa – Phần 2

Chỉ dẫn chế biến khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh trong giai đoạn stress nhiệt ở bò sữa

 Ở phần này, chúng ta tiếp tục ôn lại những kiến thức về cách đối phó với stress nhiệt ở bò sữa. 


Các chỉ dẫn chế biến khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh dưới đây có mục đích bù đắp cho những thay đổi trong sinh lý và trao đổi chất và ảnh hưởng của nó đối với bò sữa trong giai đoạn stress nhiệt. Những điều này đã được khoa học chứng minh và được xem là giúp ích tốt nhất cho gia súc đối phó với stress nhiệt, thay vì những phương pháp “vượt qua” stress nhiệt ở bò, mà trong số đó chỉ có làm mát tích cực (xem phần 1) là thực sự hiệu quả. Đa phần, những chỉ dẫn sau đây nên được xem là những điều cần thiết để ngăn chặn tình huống stress nhiệt hiện hữu trở nên tồi tệ hơn.

 

Tăng tỷ trọng khẩu phần ăn

 

Việc tăng tỷ trọng khẩu phần ăn trong giới hạn cho phép để dạ cỏ vẫn hoạt động bình thường sẽ tăng lượng dinh dưỡng cung cấp cho mỗi đơn vị chất khô tiêu thụ, tăng mức độ hiệu quả của thức ăn, và giảm nhiệt lượng sinh ra từ việc lên men và tiêu hóa, qua đó giảm nhiệt lượng sinh ra cho mỗi đơn vị năng lượng được hấp thụ từ quá trình trao đổi chất.

 

Cho ăn thức ăn thô có chất lượng tốt nhất

 

Để dành thức ăn thô có chất lượng tốt nhất, đặc biệt là cỏ linh lăng, cho giai đoạn stress nhiệt ở bò sữa. Đồng thời, giới hạn lượng thức ăn chất lượng thấp và rơm. Đây là do nhiệt lượng sinh ra từ lên men và tiêu hóa giảm khi chất lượng thức ăn thô tăng. Thêm vào đó, cỏ linh lăng còn có khả năng ổn định mức pH tốt nhất trong các loại thức ăn thô.

 

Thay thế tinh bột bằng chất xơ tiêu hóa được

 

Khi mức tinh bột tăng, khả năng mắc bệnh toan dạ cỏ cũng tăng. Việc thay thế bằng nguồn chất xơ giàu năng lượng như vỏ đậu nành, bã rượu, vỏ xơ cam, quýt giúp giữ cân bằng mức năng lượng đồng thời giảm mức độ sản xuất axit béo dễ bay hơi và khả năng mắc bệnh toan dạ cỏ.

 

Giảm lượng tinh bột bằng cách sử dụng chất béo không tiêu hóa trong dạ cỏ

 

Chất béo chứa hơn gấp đôi lượng năng lượng chuyển hóa được so với ngũ cốc, cho phép giảm lượng tinh bột tiêu thụ đồng thời tăng tỷ trọng khẩu phần ăn. Nghiên cứu tới nay chưa cho thấy ích lợi của việc tăng hàm lượng chất béo không tiêu hóa trong dạ cỏ trong chế độ ăn uống thông thường trong giai đoạn stress nhiệt ở bò sữa.

 

Giảm sự phân hủy và tan của chất đạm

 

Nồng độ ammonia và mức độ phân hủy chất đạm trong dạ cỏ đều tăng trong giai đoạn stress nhiệt ở bò sữa, khả năng cao do giảm nhu động dạ cỏ và tăng thời gian thức ăn lưu lại trong dạ cỏ. Việc cho ăn chất đạm tan và tăng hàm lượng đạm bằng đạm không tiêu hóa trong dạ cỏ đều đã cho thấy tác động tiêu cực trong giai đoạn stress nhiệt.

 

Thêm men

 

Thêm men sống hoặc men nuôi cấy vào khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh cải thiện len men trong dạ cỏ và giảm nguy cơ mắc bệnh toan dạ cỏ. Thêm men nuôi cấy cũng đã được cho thấy qua 1 nghiên cứu khoa học giúp giảm thân nhiệt và duy trì hàm lượng chất béo trong sữa trong giai đoạn stress nhiệt ở bò sữa.

 

Tăng natri bicacbonat (sodium bicarbonate), kali (potassium) và magiê (magnesium)

 

Natri bicacbonat bù đắp cho việc giảm sản xuất nước bọt và trung hòa axit béo dễ bay hơi và lactat (lactate) tích đọng trong dạ cỏ, giúp duy trì độ pH dạ cỏ. Tăng kali và magiê tiêu thụ thay thế cho việc tăng mức độ mất chất qua mồ hôi và nước tiểu. Magiê cần thiết để cân bằng lượng kali được tăng. Những thay đổi này nên được thực hiện theo sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

Thêm kẽm Methionin

 

Bò sữa đã được chứng minh là đứng nhiều gấp 2 lần trong giai đoạn stress nhiệt, rõ ràng để hỗ trợ làm mát cơ thể, do đó góp phần vào sự gia tăng trong các vấn đề về bàn chân và chân. Kẽm methionin giúp cải thiện sức khỏe móng và giảm tỷ lệ mắc què quặt, cũng như giúp giảm số lượng tế bào soma và nguy cơ viêm vú.

 

Cân nhắc thêm niacin và/hoặc biotin không phân giải trong dạ cỏ

 

Nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng niacin được bảo vệ khỏi dạ cỏ giúp giảm nhiệt độ cơ thể ở bò đang ra sữa trong giai đoạn stress nhiệt. Biotin đã được chứng minh giúp cải thiện độ cứng móng và làm giảm tỷ lệ què quặt, cũng như cải thiện năng xuất tiết sữa của bò sữa theo chế độ ăn ngũ cốc cao.

Nguồn: maytrontmr.com.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác