Sữa Việt Nam
Lâm Đồng- Nâng cao tay nghề cho người chăn nuôi bò sữa tại Đơn Dương
Bên cạnh đó tổ chức Socodevi – Canada còn mở 12 lớp tập huấn với các chủ đề về quản lý dịch bệnh, về chế độ dinh dưỡng, chế độ thức ăn phù hợp theo từng lứa tuổi, song song với lớp tập huấn là các mô hình trình diễn đi kèm, người dân chăn nuôi bò sữa được hướng dẫn thực hành tại chỗ và qua đó, người chăn nuôi đã trực tiếp trao đổi, thảo luận và được chuyên gia trong chăn nuôi bò sữa hướng dẫn, tập huấn thêm nên người chăn nuôi sẽ nhớ lâu và thực hiện tại nhà được dễ dàng hơn.
Các cơ quan chuyên môn của huyện như Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Trung tâm Nông nghiệp đã chủ động tích cực trong việc nâng cao chất lượng chất lượng quản lý đàn bò như: bấm thẻ tai, điều tra và cấp lý lịch cá thể bò sữa… Đến nay, tổng số thẻ được cấp trong toàn huyện là trên 7.200 thẻ, cùng với việc bấm thẻ tai là tổ chức 10 lớp tập huấn hướng dẫn quản lý cà thể bò sữa cho 395 người chăn nuôi bò sữa. Thông qua các lớp tập huấn nông dân bước đầu đã hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc quản lý cá thể bò sữa. Qua đó,đàn bò sữa sẽ được quản lý tốt, hạn chế thấp nhất đến việc thụ tinh trùng huyết sẽ cho ra những con bò sữa không đạt chất lượng.
Ngoài ra, các hộ chăn nuôi còn được tham quan những mô hình có hiệu quảđể học tập nhân rộng, tổ chức vệ sinh tiêu động khử trùng, tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh. Các doanh nghiệp thu mua sữa tươi cũng đã quan tâm đến chất lượng và kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, thường xuyên cử nhân viên xuống đến từng chuồng nuôi của các hộ dân để kiểm tra, hướng dẫn quy trình chăm sóc, cách chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vắt sữa… để tạo ra nguồn sữa sạch.
Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, doanh nhiệp, các tổ chức thì người chăn nuôi bò sữa đã chủ động trong việc nâng cao chất lượng, kỹ thuật tại chuồng nuôi của gia đình, mạnh dạn loại thải những con bò sữa cho sữa kém cả về số lượng và chất lượng. Chú trọng chế độ dinh dưỡng cho bò với những thức ăn thô xanh và thức ăn tinh đa dạng, cho ăn đầy đủ các thức ăn bổ sung như phế phụ phẩm nông nghiệp, rỉ mật, hèm bia… Xây dựng, tu sửa chuồng nuôi đúng theo kỹ thuật, đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè hạn chế thấp nhất các mầm bệnh lây nhiễm trên bò sữa. Chủ động phòng chống dịch bệnh bằng việc vệ sinh khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm… từ đó đàn bò sữa luôn khỏe mạnh, cho nguồn sữa sạch để bán cho thị trường và các công ty.
Phát triển đàn bò sữa và sữa là một trong những chương trình trọng tâm của huyện Đơn Dương. Việc nâng cao chất lượng, kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa từ khâu chọn giống, làm chuồng, vệ sinh chuồng trại, khẩu phần ăn, phòng chống dịch bệnh… là rất quan trọng. Chất lượng, kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa được cải thiện tốt thì chất lượng sữa đạt cao, qua đó người chăn nuôi sẽ bán được sữa với giá cao và làm tăng thu nhập cho gia đình.
Lê Trung - Phòng Nông nghiệp và PTNT Đơn Dương