Sữa Việt Nam
Thụ tinh ống nghiệm: Đột phá của ngành chăn nuôi bò sữa
Khởi nguồn từ ứng dụng công nghệ phôi
Chất lượng giống bò sữa vốn là trở ngại đối với ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam cũng như trong khu vực. Các đơn vị chăn nuôi từng bị “giới hạn” khi mà chỉ có thể nhập hạn chế qua một số nước - nơi mà bò sữa lai không thuần chủng, tạo nên chất lượng và sản lượng sữa thấp, các nhà chăn nuôi thua lỗ, thiệt thòi… Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam đã không ngừng nỗ lực cải thiện.
Năm 2001, Việt Nam lần đầu tiên nhập khẩu gần 400 bò sữa thuần chủng từ Mỹ là quốc gia có nền chăn nuôi bò sữa phát triển. Đến nay, những thế hệ sau của đàn bò này cho năng suất sữa cao hơn so với trung bình từ 30% trở lên. Song, năng suất sữa bình quân cũng chưa đạt tới con số kỳ vọng, vẫn chỉ ở mức từ 5.000-6.000 lít/con/chu kỳ/305 ngày.
Cho tới năm 2009, Tập đoàn TH hoàn thành việc xây dựng trang trại đầu tiên, đồng thời tạo cột mốc trở thành đơn vị đầu tiên nhập bò sữa giống cao sản thuần chủng HF (Holstein Friesian) từ New Zealand và sau này là Mỹ. Thông qua các giải pháp tiêu chuẩn quốc tế, đàn bò HF thuần chủng này đạt năng suất sữa tới 9.000 lít/con/chu kỳ và tiếp tục được cải tiến thông qua việc nâng cao chất lượng bò giống.
Đại diện Tập đoàn TH chia sẻ, từ cuối năm 2015 và đầu 2016, Tập đoàn đã ký hợp đồng với công ty Sexing Technologies của Mỹ để nhập phôi đông lạnh và chuyển giao công nghệ sản xuất phôi. Thông qua sự hợp tác, nhiều thế hệ bò sữa mới đã ra đời tại trang trại, cho năng suất sữa vượt trội.
Từ những thành công bước đầu, TH đặt mục tiêu kép là tăng nhanh hơn hiệu suất của đàn bò mà vẫn duy trì được nguồn gen chất lượng, đem đến dòng sữa dồi dào. Để thực hiện tham vọng, TH quyết định làm việc cùng ABS - một trong những công ty đứng đầu thế giới về giống và di truyền bò sữa. Trong sự hợp tác, đơn vị quốc tế này triển khai và chuyển giao công nghệ IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) cho trang trại bò sữa của TH từ năm 2019.
Đáng nói, quá trình chuyển giao công nghệ IVF đã gặp không ít khó khăn do dịch Covid-19 bùng phát trong 2 năm liên tiếp. Khi mà các khóa đào tạo phải học trực tuyến; cơ sở vật chất như phòng thí nghiệm, trang thiết bị… phục vụ dự án chỉ nhận được tư vấn từ xa của các chuyên gia; phát sinh nhiều thời gian và công sức cho quá trình chọn lọc, vận chuyển bò sữa về địa điểm làm phôi. Trở ngại nhất phải kể đến là việc đưa đoàn chuyên gia sang Việt Nam do các chuyến bay phải tạm hoãn.
Vượt qua những khó khăn, đến đầu năm 2022, các chuyên gia của ABS đã lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam để triển khai chuyển giao công nghệ mang đầy triển vọng cho ngành sữa quốc gia.
IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm - Đột phá của ngành chăn nuôi bò sữa
Theo các chuyên gia của ABS, Rafael Cardoso (chuyên gia người Brazil) và Fernanda Silva (chuyên gia người Mexico), ở khu vực châu Á, thực tiễn thực hành IVF cũng còn nhiều gian nan khi mới chỉ hình thành các phòng thí nghiệm ở Trung Quốc và Australia. Trong khi đó, ở khu vực Đông Nam Á, phòng thí nghiệm IVF của TH hiện là một trong số ít những phòng thí nghiệm được trang bị hiện đại với những trang thiết bị tối tân nhất.
Ngoài ra, cũng có một số đơn vị như Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Học viện Nông nghiệp hay trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh triển khai kỹ thuật IVF cho các loại gia súc nhưng mới chỉ dừng ở tính chất nghiên cứu.
Còn làm riêng ở bò sữa và áp dụng vào thực tiễn thì đến nay mới chỉ có TH - doanh nghiệp hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi như: Sở hữu cụm trang trại chăn nuôi rộng lớn, công nghệ cao; có đàn bò sữa tiệm cận 70.000 con, trong đó có nhiều cá thể với tiềm năng di truyền tốt; trang thiết bị hiện đại đồng bộ; những cánh đồng nguyên liệu rộng lớn...
Qua từng năm, năng suất và chất lượng giống sẽ được nâng cao hơn. Từ đó, TH tiếp tục cung cấp phôi đông lạnh và con giống cho các trang trại của mình, bước tiến hơn nữa là phân phối cho các trang trại bò sữa nội địa và xuất khẩu đi các nước.
Việc thành công áp dụng công nghệ IVF được xem là góp phần thúc đẩy nhanh tiến bộ di truyền, cho ra thế hệ bò sữa có năng suất, chất lượng sữa tươi vượt trội. Chất lượng đàn bò sữa được nâng cao nhờ lựa chọn trứng từ những con bò cái tốt nhất trong đàn.
PGS, TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) nhận định: “Ngoài năng suất, bò sữa ra đời từ phôi thụ tinh ống nghiệm còn có khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường sống nóng ẩm ở Việt Nam. Đàn bò sữa chất lượng của TH cũng góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa nói chung của Việt Nam tốt hơn nhờ năng suất sữa cao hơn, chất lượng sữa tốt hơn, cung cấp giống bò sữa tốt cho người chăn nuôi bò sữa toàn quốc…”
Nắm vững công nghệ và đẩy mạnh phát triển
Đánh giá về chương trình IVF, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Sữa TH (THMF) ông Vijay Kumar Pandey cho biết, mục đích của dự án là mang công nghệ IVF về Việt Nam, chuyển giao và đào tạo đầy đủ kỹ năng cho các chuyên gia, kỹ thuật viên của TH.
Ông Pandey khẳng định, với tiến độ triển khai hiện nay, tập đoàn TH dự kiến sản xuất 5.000-6.000 phôi mỗi năm trong giai đoạn đầu. Ở giai đoạn sau, khi TH làm chủ công nghệ và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực, doanh nghiệp này sẽ sản xuất phôi cho các dự án bò sữa khác.
Theo nhận định của các chuyên gia, công nghệ IVF đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao và nếu kỹ thuật viên không có chuyên môn, không có kỹ năng sẽ không bao giờ thành công được. Tuy nhiên, các nhân viên Việt Nam luôn được tuyển chọn tốt nhất để thích nghi nhanh chóng với công nghệ chuyển giao. Người Việt Nam cũng rất hòa đồng trong ngôn ngữ quốc tế và có khả năng học hỏi hiệu quả.
Đến nay, các chuyên gia quốc tế của ABS và những chuyên viên của TH đang hằng ngày cùng nhau tạo ra những thế hệ bò sữa chất lượng cho tương lai.
Trong khi đó, theo ông Rodrigo Mendes Untura, trưởng nhóm chuyên gia IVF của Công ty ABS cho biết, Tập đoàn TH có những con bò sữa có tiềm năng di truyền cao, có rất nhiều trang thiết bị công nghệ cao, rất thuận lợi cho thực hiện các kỹ thuật công nghệ IVF như phòng thí nghiệm hiện đại mà không phải nơi nào trên thế giới cũng có.
Thông qua dự án IVF, Tập đoàn TH đã đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng đàn bò sữa. Đây là bước tiến lớn để mang lại lợi ích cho ngành chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam.
“Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize” do Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty Cổ phần VCCorp và nhà tài trợ Kim cương Bắc Á Bank.
Giải thưởng nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững. Không chỉ tôn vinh và lan tỏa, Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize còn ra đời với mục tiêu đồng hành, định hướng và kết nối mọi cá nhân và tập thể đã, đang và sẽ mang trên vai trách nhiệm vì cộng đồng trong hành trình của họ.
Website chính thức: https://humanactprize.org Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize
Bắc Á Bank - Đơn vị đồng hành cùng giải thưởng Human Act Prize, luôn kiên trì phấn đấu để giữ tâm sáng như sao, tạo ra một thế hệ khách hàng phát triển bền vững, đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và an sinh xã hội.