Sữa Việt Nam
Từ nông dân thành ông chủ thương hiệu sữa ngoại nhập
- Tại sao ông lại quyết định kinh doanh sữa chứ không phải là sản phẩm khác?
Hiện nay ngành sữa Việt Nam chưa đủ nguyên liệu cũng như thành phẩm để cung ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Thị trường sữa bột Việt Nam hiện có mức tăng trưởng khá tốt, trung bình khoảng 7%/năm, đây là ngành có doanh thu lớn mặc dù sự cạnh tranh trên thị trường này rất khốc liệt.
Sự hiểu biết của người dân Việt Nam về lợi ích trong sữa ngày càng tăng khiến nhu cầu tiêu dùng càng cao, nhất là các thành phố lớn TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nếu như trước kia sữa là sản phẩm bổ sung, thì ngày nay sữa lại là nhu cầu thiết yếu cho mọi người đặc biệt là trẻ em. Điều này có thể thấy rõ qua sự gia tăng doanh thu hàng năm của các hãng sữa nội và ngoại theo cấp số nhân và nhu cầu này hiện nay vẫn còn rất lớn.
Đồng thời, tôi nhận thấy rằng dân số Việt Nam ngày càng đông và thu nhập ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng sữa ngoại tăng đáng kể thế là tôi quyết định khai thác thị trường tiềm năng này.
- Infansure là thương hiện khá mới tại thị trường Việt Nam, tại sao ông không lựa chọn một thương hiệu đã có từ lâu đời như vậy kinh doanh sẽ dễ hơn?
Tôi biết, việc kinh doanh sữa, nhất là kinh doanh sữa bột cho trẻ em rất khó khăn, vì đây là mặt hàng có độ trung thành với thương hiệu rất cao. Các bà mẹ rất ít khi chuyển đổi từ một loại sữa này sang một loại sữa khác. Nếu tôi lựa chọn những thương hiệu nổi tiếng sẽ dễ dành hơn trong kinh doanh.
Nhưng không có con đường nào trải đầy hoa hồng cả, các nhãn sữa đã có mặt tại thị trường Việt Nam thì không còn cơ hội kinh doanh nào cho tôi. Tuy là một nhãn sữa mới nhưng với chất lượng và xuất xứ của Infansure thì tôi tự tin thương hiệu này sẽ dành thị trường khá dễ dàng. Vì vậy tôi quyết định xây dựng thương hiệu sữa Infansure của Úc tại thị trường Việt Nam.
Nếu bạn đến một cửa hàng bất kỳ, nhìn sơ qua là có thể thấy các loại sữa bột ngoại tràn ngập trên các kệ hàng. Ngoài những tên tuổi lớn đã có thị trường riêng, thì tôi cũng nhận thấy rằng những dòng sữa ngoại nhập có giá tương đối mềm, hay hàng xách tay thường được các bà mẹ Việt Nam lựa chọn khá nhiều. Sữa ngoại sách tay thường không bảo đảm nguồn gốc xuất xứ, quá trình vận chuyển bảo quản không được kiểm soát và hàng thường cận hạn sử dụng khi về tới Việt Nam. Chính vì vậy công ty chúng tôi nhập khẩu chính ngạch Infansure và tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm định công bố chất lượng sản phẩm đem lại niềm tin cho các bà mẹ Việt Nam khi lựa chọn sữa cho con mình.
- Khó khăn của ông khi tham gia vào ngành này là gì?
Đàm phán được với nhà cung cấp Infansure của Úc là cả một vấn đề khó khăn, tôi đã mất 2 năm thành lập đề án và đi lại không biết bao nhiêu lần mới nhận được sự chấp nhận hợp tác của họ. Còn khi về Việt Nam thì thủ tục giấy tờ chờ lâu khiến tôi khá mệt mỏi.
Trên thị trường sữa có hơn 300 doanh nghiệp tham gia, như vậy có thể thấy thị trường này rất tiềm năng và cạnh tranh không kém phần gay gắt. Khi bắt tay vào kinh doanh thì việc xây dựng hệ thống phân phối và chương trình marketing là việc khó khăn và quan trọng nhất, việc này quyết định đến doanh số và tương lai phát triển của công ty.
Hiện nay, công ty chúng tôi đang tích cực làm việc với các nhà phân phối, đại lý, tạp hóa lớn - nhỏ, siêu thị, trung tâm dinh dưỡng, trường học … trên toàn quốc. Đồng thời, kết hợp với các chuyên gia dinh dưỡng tổ chức tư vấn cho trẻ em.
- Còn thuận lợi thì sao?
Chúng tôi đã khảo sát 1.000 khách hàng cho con dùng thử sản phẩm Infansure và đều nhận được phản hồi tích cực về chất lượng cũng như hương vị của sản phẩm.
Infansure là tên gọi dễ gây ấn tượng, dễ nhớ, gợi sự tin tưởng cho người tiêu dùng được sản xuất 100% tại Australia theo tiêu chuẩn châu Úc bởi OZ Dairy Foods là một trong 4 nhà máy sản xuất sữa lớn nhất ở Úc, giá cả cạnh tranh. Infansure có đầy đủ chứng nhận sản phẩm an toàn của các cơ quan chức năng Úc và Việt Nam. Uy tín và chất lượng sản phẩm chính là nền tảng vững chắc để chúng tôi xây dựng thành công thương hiệu sữa Infansure.
- Xin cảm ơn ông!