Thức ăn cho bê

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi bê hậu bị hướng sữa tại Ba Vì, Hà Nội

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn thức ăn TMR đến hiệu quả chăn nuôi bê hậu bị hướng sữa tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì được thí nghiệm trên 12 bê lai hướng sữa từ 8 –
10 tháng tuổi, có trọng lượng từ 180 – 220 kg. Bê được bố trí thí nghiệm theo ô vuông la tinh chia làm 3 lô ăn theo 3 phương thức. Thí nghiệm tiến hành làm hai đợt, đợt 1 từ tháng 2- 4/2009 (mùa khô), đợt 2 từ tháng 6 – 8/2009 (mùa mưa). Bê hậu bị sử dụng khẩu phần ăn TMR thu nhận được lượng lớn vật chất khô (12,0 – 32,74%); trọng lượng tăng (14,3 – 20,7%); tiêu tốn thức ăn trên kg tăng trọng là như nhau giữa 3 lô thí nghiệm; phương thức chăn nuôi bê theo kiểu truyền thống có tính toán khẩu phần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hai lô còn lại.

 1. Đặt vấn đề:

Hiện nay, việc nuôi dưỡng những bê cái sữa hậu bị đang được người chăn nuôi quan tâm, những con bê hậu bị hôm nay chính là những con bò vắt sữa trong tương lai. Vì vậy, phải quan tâm đến sự phát triển của bê cái hậu bị là rất cần thiết. Cụ thể là, nuôi dưỡng bê phát triển để đủ các điều kiện về cân nặng cũng như thành thục về tính, được phối giống lúc 14 – 15 tháng tuổi và đẻ lứa đầu trong khoảng 23 – 26 tháng tuổi. Để đạt được mục tiêu này, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý bê hậu bị phải được quan tâm đúng mức. Bê hậu bị cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho việc sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Chúng cần được đáp ứng đủ các nhu cầu dinh dưỡng về năng lượng, protêin và khoáng chất... 

Người chăn nuôi nước ta đã quen với việc cho bò, bê ăn riêng lẻ từng loại thức ăn. Điều này đã được nhiều nghiên cứu xác định là không tối ưu hóa được hoạt động của hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ, do pH dạ cỏ bị thay đổi đột ngột theo mỗi đợt thức ăn ăn vào. 

Phương thức chăn nuôi dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR (Total Mixed Ration) đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển cho kết quả tốt cả về mặt kinh tế và kỹ thuật. Ở Việt Nam, phương thức chăn nuôi này cũng đã được áp dụng tại một số trang trại chăn nuôi tiên tiến ở một số địa phương. Câu hỏi đặt ra là phương thức chăn nuôi TMR sẽ tác động lên đối tượng bê hậu bị như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn thức ăn TMR đến hiệu quả chăn nuôi bê hậu bị hướng sữa tại Ba Vì, Hà Nội”.

Mục tiêu của đề tài: Đánh giá chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn TMR có ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn, khả năng tăng trọng và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bê hậu bị hướng sữa tại Ba Vì. Đồng thời đưa ra được khuyến cáo áp dụng như thế nào vào thực tế sản xuất.

2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu:

Thí nghiệm được tiến hành làm hai đợt, mỗi đợt kéo dài 50 ngày, tại Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì. Đợt thí nghiệm thứ nhất tiến hành từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2009 (mùa khô). Đợt thí nghiệm thứ hai từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2009 (mùa mưa). Đối tượng của mỗi đợt thí nghiệm là 12 bê cái lai HF đang ở độ tuổi 8 – 10 tháng tuổi, có khối lượng trong khoảng 180 – 210 kg. 

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Lượng thức ăn ăn vào

- Tăng trọng của bê

- Hiệu quả kinh tế

2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô vuông la tinh, trong đó bê thí nghiệm được phân chia vào 4 khối, mỗi khối 3 con dựa vào yếu tố tháng tuổi và cân nặng. Bê thí nghiệm trong mỗi khối lại được phân ngẫu nhiên vào một trong 3 lô thí nghiệm khác nhau về chế độ dinh dưỡng hoặc phương thức cho ăn. Mỗi đợt thí nghiệm kéo dài 50 ngày bao gồm 2 giai đoạn là giai đoạn thích nghi trong 20 ngày đầu và giai đoạn thu thập số liệu trong 30 ngày cuối. 

Chi tiết xem thêm tại đây

Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác