Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị

Bệnh chướng bụng đầy hơi ở bò là gì?

Tại sao có những con bò đang ăn uống bình thường, sau đó bỏ ăn, khó thở, mắt trợn ngựơc, bụng căng to dần và ấn tay vào như quả bóng căng đầy hơi. Đây là bệnh gì? Cách phòng và trị bệnh này như thế nào?

Với các triệu chứng như mô tả thì bò bị bệnh chướng bụng đầy hơi. Bệnh xảy ra do bò sữa ăn quá nhiều cỏ non, đặc biệt là vào đầu mùa mưa, do ăn phải các loại thức ăn bị ôi, mốc, thức ăn quá chua hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột làm rối lọan hệ vi sinh vật dạ cỏ và gây ra các phản ứng lên mem vi sinh hơi quá mức, dạ cỏ không kịp thải hơi ra ngoài, gây chướng hơi cấp.

 

Ngoài các triệu chứng nêu trên, bò có các biểu hiện khác như: bỏ ăn, không nhai lại, đứng lên nằm xuống bứt dứt, khó chịu và thở khó khăn. Do lượng hơi sinh ra quá mức, dạ cỏ ngừng nhu động và khi bị nặng, bò sữa không đứng được, nằm nghiêng, bốn chân bơi bơi, bí đái, bí ỉa và nếu không được cấp cứu kịp thời, con vật có thể bị ngạt và chết sau một giờ.

 

Điều trị

 

Việc áp dụng các biện pháp điều trị tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Có thể điều trị theo các phương pháp sau:

 

- Dùng tay trái kéo lưỡi bò ra và dùng tay phải sát gừng giã nhỏ lên lưỡi để kích thích cơ thực quản co bóp, giúp đẩy hơi ra ngoài.

 

- Dùng bọc giẻ bên trong có muối rang hoặc gừng, rượu, trộn lẫn với nhau, chà sát mạnh lên hai bên sườn và lên hông trái, kích thích nhu động dạ cỏ.

 

- Giã nhỏ 50g tỏi, 30g gừng và trộn lẫn hai thứ này với 50g muối, sau đó hòa với 2 lít nước, cho bò uống 2 lần trong ngày.

 

- Cho bò uống bài thuốc gồm tỏi (10 - 20 nhánh), lá trầu không (10 lá), pha trộn với một ít dấm thanh hoặc khoảng 1 lít nước dưa chua.

 

- Pha 100g sunphát magiê và 2g thuốc tím vào 2 lít nước và cho bò uống 2lần/ngày.

 

- Cho uống 50g sunphát magiê, pha với 2 - 3 lít nước.

 

- Dùng pilocarpin 3% tiêm dưới da, liều 5 - 10ml (mỗi ống 5ml), mỗi ngày tiêm một lần.

 

Trường hợp bò sữa bị chướng hơi cấp tính, phải can thiệp ngay bằng cách chọc troca vào lõm hông trái để cho hơi thoát ra. Nếu không có troca thì có thể dùng kim tiêm 16, dài 7 - 10cm. Khi xử lý, cần lưu ý:

 

- Sát trùng troca, kim tiêm và sát trùng chỗ chọc cẩn thận.

 

- Dùng ngón tay bịt đầy troca lại, nhả hơi ra từ từ, tránh cho bò bị chết do sốc vì giảm áp lực đột ngột.

 

- Sau khi chọc, tiêm thuốc trợ sức cho bò và cho ăn cháo loãng có pha chút muối.

 

- Sau khi hơi thoát ra hết phải rút troca ra. Bắt buộc phải tiêm kháng sinh trong 3 ngày liền để chống nhiễm trùng:

 

Ampi-septol: 1ml/10 - 12kg thể trọng

 

Gentamycine: 1ml/10kg thể trọng (2 - 3đvqt/kg thể trọng).

 

Phòng bệnh

 

- Bảo quản tốt thức ăn cho bò sữa, tránh thối mốc. Trường hợp chẳng may thức ăn bị hỏng phải loại bỏ, không cho bò ăn.

 

- Cỏ non, đặc biệt là sau khi mưa, nên thu cất và cho ăn tại chuồng, trước khi cho ăn cần rửa sạch và phơi tái.

 

- Không thay đổi các loại thức ăn một cách đột ngột mà phải thay đổi từ từ và có giai đoạn chuyển tiếp.

Nguồn: 71 câu Hỏi - Đáp về Chăn nuôi Bò sữa Cần ghi rõ n
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác