Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị

Bệnh sốt sữa và cân bằng Anion-Cation khẩu phần bò sữa

Trong những năm gần đây chăn nuôi bò sữa trên thế giới đã phát triển mạnh cả về qui mô và tính chuyên hoá. ở nước ta chăn nuôi bò sữa đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các nông hộ, phần nào đã cải thiện đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi này cũng đã gặp không ít khó khăn trở ngại, ngoài vấn đề về kỹ thuật chăn nuôi, về bệnh như bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là ký sinh trùng đường máu, vấn đề về tính thích nghi của các giống bò nhập và các giống lai, về sự thay đổi giá cả đầu vào, đầu ra của sản phẩm mà còn gặp phải các bệnh liên quan đến trao đổi chất, liên quan đến dinh dưỡng rất khó kiểm soát, đã và đang làm cho các nhà chăn nuôi nghiên cứu nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế.

 

Đối với gia súc nói chung, trong thời kỳ chửa đẻ và tiết sữa, nhu cầu Ca bổ sung rất lớn. Đặc biệt đối với những bò cao sản, lượng Ca, P bài xuất trong sữa rất lớn, có thể làm mất cân bằng giữa lượng thu nhận và lượng bài xuất. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự giảm canxi huyết đột ngột vào giai đoạn trước và sau khi đẻ và nếu kéo dài sẽ gây bệnh gọi là bệnh sốt sữa. Bệnh xuất hiện do rối loạn cơ chế điều hoà duy trì canxi huyết và gây nên liệt nhẹ.

Bệnh sốt sữa là một bệnh thường gặp ở bò sữa. Bệnh gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng. Đây là bệnh trao đổi chất và trong nhiều năm trở lại đây đã có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu (Jorgensen, 1974; Payne, 1983; Horst, 1986). Nhưng cho đến nay, cơ chế sinh bệnh của nó vẫn chưa được làm sáng tỏ rõ ràng, không phải lúc nào nó cũng biểu hiện theo một qui luật đơn giản để xây dựng kế hoạch phòng trị hiệu quả.

Những biện pháp phòng trừ đã được khuyến cáo là phối hợp khẩu phần nghèo Ca vào thời kỳ cạn sữa, điều chỉnh cung cấp lượng Ca và P, cung cấp vitamin D3 hoặc những chất chuyển hoá khác bằng đường miệng hoặc bằng các đường khác đường tiêu hoá trước khi đẻ vài ngày (Jorgensen, 1974). Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp đó không phải bao giờ cũng dễ dàng và thêm vào đó ở tất cả các thử nghiệm cũng không đem lại hiệu quả cao. Ví dụ cân đối khẩu phần giàu Ca và P có hiệu lực không rõ, phụ thuộc nhiều vào khả năng hấp thu Ca của ruột. Cung cấp vitamin D3 hoặc chất chuyển hoá của nó chỉ có giá trị nếu thực hiện đúng vào thời điểm thật chính xác trước khi đẻ (Littledike và Horst, 1982). Nếu cung cấp quá muộn dễ có nguy cơ đạt đến ngưỡng độc của vitamin D3. Những khẩu phần giàu khoáng axít đã được sử dụng thành công (Ender và Dishington, 1962; Beed và Pilbeam, 1998; Goff và Horst, 1998) nhưng các dạng hoá học này gặp phải một vấn đề về tính axít và phương diện ăn mòn của chúng.

Phần lớn các nghiên cứu đều kết luận: đối với bệnh này phòng là có hiệu quả nhất. Hiện nay việc phòng bằng cân bằng anion và cation trong khẩu phần là phương pháp đang được đánh giá cao về hiệu quả cũng như những ưu điểm của nó.

Xem chi tiết tại đây

 
Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác