Các cách phòng bệnh và chữa bệnh cho bê

Các bệnh thường xảy ra trên bê

Bê là sản phẩm sau quá trình sinh đẻ của Bò sữa, Bò sữa mang thai hơn 9 tháng mới sinh nở được và nếu không dùng tinh giới tính, tỷ lệ bê cái và bê đực khoảng 51:49, chính vì vậy, khi Bò mẹ sinh bê cái, người chăn nuôi rất hạnh phúc. Tuy nhiên, việc chăn nuôi bê không đơn giản và có một số các loại bệnh sau cần quan tâm:

 

Rối loạn tiêu hoá do ăn quá nhiều sữa

Cho bê uống (bú) sữa quá nhiều hoặc quá nhanh sẽ làm cho bê nôn ọe hoặc trào sữa ra khỏi dạ múi khế. Lượng sữa không tiêu hóa này sẽ xuống thẳng ruột non hoặc dạ cỏ – dạ tổ ong là nơi không thích hợp cho sự tiêu hóa sữa. Khi gặp trường hợp này , cần can thiệp theo các bước sau  :

1.    Kiểm tra và điều chỉnh  lại điều kiện vệ sinh ăn uống.

2.    Luôn cung cấp đầy đủ nước uống sạch trong máng uống

3.    Giảm từ 1/3 đến 1/2  lượng sữa so với lượng sữa đã cung cấp hằng ngày trước đó

4.    Cho ăn từng lượng nhỏ nhiều lần trong ngày

5.    Cân bê để kiểm tra thể trọng

6.    Khi tình hình được cải thiện, có thể tăng dần lượng sữa để đạt theo lượng sữa như quy trình đã khuyến cáo

7.    Nếu sau khi can thiệp bước (1) đến  (4) mà không thấy tiến triển tốt, cần  báo cán bộ thú y đến can thiệp .

Tiêu chảy ở bê con

Có nhiều loại tiêu chảy xảy ra trên bê như  : tiêu chảy phân trắng, tiêu chảy ở bê con, tiêu chảy do nhiễm trùng và tiêu chảy vào 3 ngày tuổi kết hợp hoặc không kết hợp với viêm phổi . Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy và đôi khi có sự kết hợp của nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố chưa được tính  đến, bao gồm cả virút, vi khuẩn ( đáng chú ý là nhóm coliform), do bò mẹ thiếu vitamin A, do thiếu sữa đầu, bê bị nhiễm ký sinh trùng…..

Loại tiêu chảy cấp rất nguy hiểm, thường  gây chết bê khi tiêu chảy xuất hiện trong vòng 72 giờ sau khi sanh: Bê rất lạnh, yếu ớt như sắp chết, đôi khi bê chết trước khi tiêu chảy.

Khi bê bị tiêu chảy, trong ruột non của bê ,lượng dịch ruột non gia tăng do có sự gia tăng phân tiết từ nội mạc ruột non. Đồng thời sự hấp thu chất dinh dưỡng giảm xuống. Vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Không còn có sự vận động co thắt của thành ruột (mất nhu động ruột) . Tất cả những tình huống này gây ra sự mất dịch trong cơ thể bê trầm trọng rồi dẫn tới mắt hõm sâu, giảm thể tích huyết tương, thân nhiệt hạ, bê thường xuyên run rẩy rồiø chết.

Các biện pháp nhanh chóng cần được áp dụng là , ngăn ngừa và chống lại sự xâm nhiễm của vi khuẩn , cung cấp lượng dịch thay thế và muối khoáng cho cơ thể gia súc. Chuẩn bị ngay một dung dịch bao gồm một muỗng muối ăn, nửa muỗng bicarbonate, 120 g đường glucose (hoặc đường ăn) và 2 lít nước ấm đã đun sôi. Cho thêm kháng sinh và (hoặc) sulfamide theo như sự chỉ dẫn của cán bộ thú y. Luôn giữ cho bê khô sạch, ấm.

Một số trường hợp tiêu chảy ở bê  xảy ra trên diện rộng làø do lây nhiễm và thường kết hợp với viêm phổi, mùi phân rất hôi thối. Nếu bê sống sót thì thường hay bị viêm tai giữa, viêm rốn hoặc viêm khớp. Sau đo,ù bê sống sót thường có thể trạng rất thê thảm: bụng ỏng, còi cọc, lông xác xơ và đờ đẫn. Loại bệnh  tiêu chảy  này  được chận đứng khi cho bò đẻ trên đồng cỏ hoặc  khi nuôi dưỡng bê bằng cách tách mẹ ngay sau khi đẻ. Điều đó chứng  tỏ rằng,  tác động của môi trường lây nhiễm được xem như là nguồn lây nhiễm chính.

Để phòng ngừa  tiêu chảy, cần giữ  vệ sinh chuồng trại , bêâ sơ sinh phải được uống sữa đầu trong vòng nửa giờ ngay sau khi đẻ.  Đây là yếu tố hết sức quan trọng giúp bê đề kháng với bệnh.

Bệnh thương hàn

Nguồn lây nhiễm cho bê con có thể từ các bò khỏe mạnh mang mầm bệnh  trong đàn. Bệnh thương hàn làm cho bê sốt, tiêu chảy: ban đầu là nước rồi sau đó phân có dạng sền sệt màu vàng lẫn với dịch nhầy. Thông thường xuất hiện ở bê từ 10 đến 14 ngày tuổi với triệu chứng đặc trưng là bê suy nhược và mất sức. Điều trị bằng  kháng sinh hoặc thuốc uống dạng sulfamide  thường không thành công. Chỉ có phương sách phòng ngừa là tốt hơn cả. Các xét nghiệm thú chết , phân lập vi trùng và khảo sát kháng sinh đồ ở phòng thí nghiệm sẽ cho phương cách điều trị hữu hiệu.Một số loài vi khuẩn gây thương hàn từ bò có thể lây sang người qua uống sữa bị nhiễm phân.

Bệnh cầu trùng

Bê vào khỏang 3 tuần đến 6 tháng tuổi thường nhiễm bệnh này. Tiêu chảy với phân có máu và dịch nhầy, bê bết phân, căng thẳng, lưng cong vòm, lông xù xì, rất yếu sức và mất nước là những triệu chứng của bệnh cầu trùng. Các xét nghiệm từ phòng thí nghiệm sẽ cho thấy có sự hiện diện của ký sinh trùng. Thuốc dạng sulfamide  có hiệu lực khi điều trị. Để phòng ngừa, ta nên tránh nuôi nhốt đông và để chuồng quá chật chội. Di chuyển chuồng bê ra khỏi khu vực lây nhiễm. Gia súc nhiễm bệnh không nên đưa về nơi ở cũ ít nhất 6 tháng. Tiêu độc chuồng trại , dụng cụ thú y.

Bệnh bạch hầu

Sốt, sưng dọc theo bờ trên của hàm răng trên, sưng má, lưỡi, thanh quản, rốn, có mùi hôi thối và sự hoại  tử gần giống với dạng thối móng là các triệu chứng dễ  thấy ở bệnh bạch hầu. Thuốc dạng sulfamide có hiệu lực. Để phòng ngừa, ta nên sử dụng riêng các dụng cụ cho bê ăn (xô sữa) và thường xuyên sát trùng chuồng trại để kiểm soát  khống chế sự lây lan.

Viêm rốn

Mặc dù chúng ta đã sát trùng rốn ngay sau khi bê  sanh ra nhưng điều đó cũng không thể phòng ngừa hết được sự  viêm rốn. Lý do là sự viêm nhiễm đã hiện diện rất sớm! Viêm nhiễm rốn thường thấy ở trường hợp bê bị tiêu chảy phân trắng hoặc bạch hầu, tiếp nối với sự tấn công của các tác nhân gây bệnh trong môi trường mất vệ sinh, khi bò mẹ bị sót nhau. Nên  chuẩn bị  nơi bò đẻ sạch sẽ, có vật liệu lót chuồng tốt hoặc trên đồng cỏ sạch để đề phòng bê bị viêm rốn . Điều trị bao gồm việc sử dụng không hạn chế các lọai kháng sinh (tiêm chích theo liều quy định) như trong trường hợp bê tiêu chảy. Cần chú ý ngăn ngừa hiện tượng bê bú vào rốn của nhau.

Bệnh viêm phổi ở bê (Bệnh cúm)

Bệnh viêm phổi ở bê có thể xảy ra từ lúc 2 tuần tuổi, nhưng thông thường là từ 2 đến 6 tháng tuổi. Bệnh thường do virút nhưng luôn kèm theo các thứ phát do nhiễm khuẩn sau đó. Bê yếu ớt vì không được cho ăn sữa đầu hoặc không nuôi dưỡng thích hợp và trong các tháng đầu rất dễ bị cúm. Nền chuồng ẩm ướt, nuôi nhốt chật chội, không thông thoáng , bị gió lùa, ký sinh trùng hoặc bệnh tiêu chảy là những yếu tố góp phần làm phát bệnh cúm.Bê sốt, thở hắt, ho khan đứt quãng, miệng có màng nhầy khô, dịch mũi chảy ra là những triẹu chứng thông thường của cúm. Tiêu chảy đi trước một bước hoặc kết hợp với các triệu chứng đã đề cập trước đó. Tỷ lệ chết rất cao nếu như không có biện pháp điều trị thích hợp.

Bệnh này  do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Điều trị bao gồm kết hợp các loại kháng sinh và thuốc sulfamide cùng với chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo ( điều trị với penicilin đơn lẻ không cho hiệu quả cao) để đề phòng phụ nhiễm và nâng cao sức đề kháng.Cách ly bê, giữ cho bê luôn ấm, chuồng thông thóang, vật liêu lót chuồng khô sạch, ăn thực phẩm hỗn hợp nhẹ và uống nước ấm.Môi trường vệ sinh tốt và thông thoáng  tránh được sự thay đổi nhiệt độ. Nuôi nhốt ít bê hơn trong chuồng nhỏ hơn là biện pháp ngăn ngừa cúm hiệu quả

 

Nguồn: Công ty TNHH Dairy Việt Nam
  Ý kiến bạn đọc ( 1 )
  Phương (13/11/2013 - 09:54)
E-mail: phoenix15_flowers@yahoo.com.vn
Tiêu chảy bê con sơ sinh
Bê sơ sinh bị tiêu chảy tỉ lệ tử vong là bao nhiêu
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác