Các tỉnh phát triển ngành sữa

BÌNH THUẬN TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM MÔ HÌNH TRỒNG CỎ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT CAO SẢN, BÒ SỮA VỚI TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngày 06/4, đoàn công tác UBND tỉnh Bình Thuận do Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Nam làm trưởng đoàn đã tham quan và làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng để trao đổi kinh nghiệm mô hình trồng cỏ và chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản, bò sữa. Tiếp và làm việc với đoàn về phía tỉnh Lâm Đồng có đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

 Tại buổi làm việc, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã chia sẽ công tác triển khai phát triển chăn nuôi bò sữa, thịt cao sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều chính sách phát triển chăn nuôi như: Chính sách hỗ trợ chuyển đổi giống vật nuôi; chính sách phát triển cơ giới hóa trong sản xuất chăn nuôi; chính sách phòng chống dịch bệnh…, các chính sách này hiện đang phát huy được hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình chăn nuôi. Đối với đề án phát triển chăn nuôi bò sữa, thịt cao sản của tỉnh Lâm Đồng đang được triển khai thực hiện, mô hình chăn nuôi bò thịt cao sản được người nông dân đánh giá là phù hợp với điều kiện chăn nuôi và phát triển kinh tế hiện nay; việc thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong chăn nuôi bò sữa cũng là biện pháp đưa ngành sản xuất chăn nuôi bò sữa theo hướng hàng hóa, công nghiệp hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đàn bò thịt của Lâm Đồng cũng đang chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún tận dụng sang trồng cỏ, chăn nuôi thâm canh quy mô vừa.

 

Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết thêm, khi thực hiện đề án phát triển chăn nuôi bò sữa, thịt cao sản trên địa bàn tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn như: cách tiếp cận giống mới của người dân; vốn đối ứng của người dân; người nông dân ít có tính mạo hiểm; đề án chưa thực hiện mà đã ra đầu ra. Tuy nhiên, xác định thành công việc thực hiện đề án là phải có sự đồng thuận của người dân. Tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân; đồng thời giao cho địa phương chọn ra những hộ để tham gia xây dựng mô hình. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quan tâm đầu tư khoa học công nghệ; tính toán thị trường đầu ra.... Ông Phạm S cũng cho rằng, Bình Thuận nhiều lợi thế, nhất là về địa hình, hệ thống thủy lợi… Đề án chính sách hỗ trợ phát triển trồng cỏ và chăn nuôi bò thịt cao sản của Bình Thuận sẽ phát triển trong tương lai.


Sau khi tham quan thực tế một số hộ chăn nuôi bò sữa, bò thịt tại hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng và nghe những chia sẽ về đề án triển khai phát triển chăn nuôi bò sữa, thịt cao sản của tỉnh Lâm Đồng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Nam cho rằng, với các chính sách của Trung ương và của tỉnh Lâm Đồng, bà con chăn, nuôi bò sữa, thịt có đời sống rất khá, cho thu nhập ổn định. Hiện nay, Bình Thuận đang xây dựng Đề án chính sách hỗ trợ phát triển trồng cỏ và chăn nuôi bò thịt cao sản. Đồng chí mong rằng, với những kinh nghiệm được chia sẽ từ tỉnh Lâm Đồng, đề án của Bình Thuận sẽ sớm được triển khai và mang lại hiệu quả cao nhất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho bà con tỉnh Bình Thuận.

 

TT Dân


 

 

Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác