Cấu tạo của tuyến vú và tiết sữa ở Bò sữa

Các chỉ số đường cong tiết sữa của bò jersey

1-  Đặt vấn đề

Năm 1967 và 1969, Wood [8, 9] đã miêu tả biểu thức đại số cho biết dường như có liên hệ với đường cong tiết sữa ở bò và đưa ra một vài ứng dụng, một trong những ứng dụng đó là dự đoán sản lượng sữa của đàn bò.

Vẫn còn một vài nghi ngờ chưa giải quyết được, mà những điều này có thể có liên quan rõ rệt đến giá trị của mô hình đường cong tiết sữa, nhất là độ bền cho sữa (dạng chuẩn) liệu có phải là đặc điểm của cá thể hay của đàn, liệu nó có biến động nhằm đáp ứng một cách đơn thuần đối với những yếu tố ít gần gũi như khi tăng tuổi thành thục hoặc khoảng cách lứa đẻ.

Để giải quyết vấn đề trên và các vấn đề có liên quan, mục đích của nghiên cứu này là thiết lập và miêu tả đường cong tiết sữa của bò cái Jersey.

2-  Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề trên và miêu tả đường cong tiết sữa của bò cái Jersey, dữ liệu thu thập từ đàn bò được ghi chép hằng tuần. Mô hình kỹ thuật phi tuyến tính để dự đoán sản lượng sữa 305 ngày của bò Jersey được miêu tả. Các tham số của mô hình này được ước tính từ những ghi chép sản lượng sữa thu thập được từ năm 1997 đến năm 2000 của đàn bò sữa ở Queretaro (Mexico). Sử dụng mô hình Wood [9, 10, 11, 12, 13]. Những con bò được chọn là những bò đã hoàn thành ít nhất một chu kỳ cho sữa. Theo cách đó, trong 3 năm (1997-2000) đã lựa chọn được 301 con.

Đường cong tiết sữa được biểu diễn theo phương trình:

Log(yn) = A + b*log(n) – cn

Phương trình này được xác định bởi các hằng số A, b và c.

Trong phương trình này, yn là bình quân năng suất hàng ngày ở tuần thứ n, và sự đánh giá phía bên tay phải đối với n =1, 2, 3…cho biết bình quân ngày mong đợi của những tuần kế tiếp của kỳ tiết sữa.

Các hằng số A, b và c được tính toán cho mỗi con bò với độ bền cho sữa (S). Độ bền của chu kỳ vắt sữa được tính toán bởi:   S = -(b+1)logec

Giá trị trung bình A, b và c được ước tính không phụ thuộc vào lứa đẻ và tháng đẻ, và ảnh hưởng của mùa vụ từ độ lệch khối lượng từng cá thể từ đó xác định được giá trị trung bình của đường cong. Mặc dù kỹ thuật này bị giảm cơ bản bởi độ bền mùa đẻ.

Để đạt được mục đích sử dụng mô hình Wood (8), dã dùng mô hình sau:

Y(x) = Axbe-cx [1]

Trong đó Y(x) là sản lượng sữa ở ngày thứ x của chu kỳ vắt sữa, e là logarit tự nhiên và A, b và c là những hằng số. Trong những hằng số đó, A tương ứng là yếu tố tỷ lệ của sản lượng sữa ở thời điểm bắt đầu chu kỳ vắt sữa, b và c tương ứng là độ dốc giới hạn trước và sau của đường cong ở thời kỳ cao điểm của chu kỳ vắt sữa. Biến đổi logarit tự nhiên, phương trình [1] là dạng tuyến tính:

LogeY(x) = logeA + b logex-cx [2]

Từ phương trình [2], các hằng số loge A, b, c được ước tính từ sự phân tích hồi quy cấp số nhân trong các bò. Đạo hàm bậc nhất của phương trình [2] (với cơ số x) từ 0 và tìm được x, giải ra x = b/c. Thay thế giá trị này vào phương trình [1], sản lượng sữa tối đa được ước tính là: Ymax = A(b/c)be-b.

Trong đó b/c được ước tính là ngày có sản lượng sữa tối đa.

Đường cong chu kỳ vắt sữa của bò Jersey (hình 1) sử dụng giá trị A, b và được ước tính từ việc giải phương trình [2] đối với chu kỳ vắt sữa.

Một vài miêu tả thống kế tính toán sản lượng sữa được ước tính từ phương pháp này.

3-  Kết quả

Phần hệ số hồi quy loge A, b và c được thể hiên ở bảng 1. Đường cong chu kỳ vắt sữa có sử dụng những hệ số này, được trình bày trong hình 1.

Bảng 1: Hệ số đường cong chu kỳ vắt sữa của bò Jersey

 

Tham số

Bò Jersey

Chu kỳ tiết sữa 1

Chu kỳ tiết sữa 2

 

Tham số

Bò Jersey

Chu kỳ tiết sữa 1

Chu kỳ tiết sữa 2

logeA

2.3370

2.3068

2.2613

 

c

-0.0034

-0.003

-0.0053

A

10.3501

10.0422

9.5955

 

Ln (c)

5.6839

5.8091

5.2400

b

0.1940

0.1833

0.2835

 

 

 

 

 

Giá trị trung bình của sản lượng sữa thời kỳ cao điểm, sản lượng sữa hàng ngày tối đa (Ymax) và độ bền của đường cong (S) thể hiện ở bảng 2. Trong chu kỳ sữa thứ 2 cho sản lượng sữa tối đa xảy ra xấp xỉ ở ngày thứ 53 của chu kỳ vắt sữa.

Bảng 2: Ngày cho sữa cao điểm, độ bền của đường cong và sản lượng sữa hàng ngày tối đa ở bò Jersey

 

 

Bò Jersey

Chu kỳ tiết sữa 1

Chu kỳ tiết sữa 2

Ngày cho sữa cao điểm

57.0588

61.1000

53.4905

Sản lượng sữa hàng ngày tối đa

18.6818

17.7666

22.3313

Độ bền của đường cong

6.939

7.0422

 

6.9751

 

 

Tổng hợp các biểu thức miêu tả thồng kê đối với sản lượng sữa thể hiện ở bảng 3.

Bảng 3: Mô hình Wood  (1)miêu tả thống kê đối với việc ước tính sản lượng sữa

 

 

Bò Jersey

Chu kỳ tiết sữa 1

Chu kỳ tiết sữa 2

Trung bình

17.059

16.244

19.779

Độ lệch chuẩn

5.536

5.196

5.765

Cv

32.455

31.990

29.198

Skewness

-0.010*

-0.018*

-0.354

Kurtosis

2.073*

2.217*

2.191*

 

* Không có sự sai khác từ sự phân phối bình thường

 

 

 

Ngày tiết sữa


Đường cong tiết sữa của bò Jersey

Đường cong phía trên: Chu kỳ tiết sưa 1; Đường cong giữa: Bò Jersey; Đường cong phía dưới: Chu kỳ tiết sưa 2; 

 

 

4-  Thảo luận và kết luận

Ước tính những hệ số đăc trưng cho dạng đường cong vắt sữa (giá trị b và c) trong lĩnh vực nghiên cứu này về bò sữa đã được báo cáo bởi Wood (9, 13,14), Cobby và Le Du (1), Frood và Croxton (2), và Rao và Sundaresan (5). Các kết quả thể hiện tương tự với dạng đường cong chu kỳ vắt sữa thứ 2 ở bò Jersey.

 Cobby và Le Du (1) đã ước tính được A, b và c bởi bình phương bé nhất phi tuyến tính (phương trình 1) và ước tính bình phương bé nhất logarit (phương trình 2). Các tác giả đã miêu tả chính xác đường cong chu kỳ vắt sữa, nhưng ước tính bình phương bé nhất phi tuyến tính có sự thay đổi thống kê hơn cả. Những kết quả về các hệ số đặc trưng dạng đường cong chu kỳ vắt sữa đã được nghiên cứu bởi Schaeffer và cs (6) ở bò sữa. Ước tính ngày cho sữa cao điểm và độ bền cho sữa cũng tương tự so với một số tác giả đã nghiên cứu (6).

Có thể rút ra 2 kết luận từ sự nghiên cứu này về đường cong chu kỳ vắt sữa ở hình 1. Bò Jersey có chu kỳ vắt sữa thứ 2 cao hơn chu kỳ vắt sữa thứ nhất, theo một số tác giả đã báo cáo. Thứ 2 là, sản lượng sữa cao của chu kỳ vắt sữa thứ 2 xảy ra phần lớn ở tất cả các giai đoạn chu kỳ vắt sữa. Mô hình phi tuyến tính chỉ là một trong vài mô hình phi tuyến tính (3, 4, 7). Các tác giả cho biết rằng một vài con bò có độ bền chu kỳ vắt sữa cao hơn hoặc tỷ lệ sản lượng sữa giảm từ từ ở một số con bò khác. Vì vậy, giảm sản lượng sữa ở các giai đoạn cho sữa đối với tất cả những con bò của các nhóm liên quan là một vấn đề. Nếu độ bền có thể được ước tính của từng cá thể từ mô hình kỹ thuật phi tuyến tính, thì con bò đực có thể được đánh giá như sản lượng sữa 305 ngày (6, 7).

Tài liệu tham khảo

1-  Cobb, JM and Le Du YPL, On fitting curves to lactation data Anim Prod (1978), 26: 127-133.

2-  Frood, Moira J and Croxton D, The use of condition-scoring in dairy cows and its relationship with milk yield and live weight Anim Prod (1978), 27: 285-291.

3-  Kellog DW, Urquhart NS and Ortega AJ, Estimating Holstein lactation curves with a gamma curve J Dairy Sci (1977), 60: 1308.

4-  Kuck AL, Grossman M and Norton HW, Studies of the lactation curve of purebred and crossbred dairy cattle Program 71st Ann Meeting Amer Dairy Sci Ass (1976), 131 (Abstr).

5-   Rao MK and Sundaresan D, Influence of environment and heredity on the shape of lactation curves in Sahiwal cows J Agric Sci (1979), 92: 393-401.

6- Schaeffer LR, Minder CE, McMillan I and Burnside EB, Nonlinear techniques for predicting 305-day lactation production of Holsteins and Jerseys Can J Anim Sci (1977), 56: 1636-1644.

7-  Ulloa AR, Utilizaciún de registros parciales de producciún de leche para estimar lactancias a 305 dớas en vacas Holstein de primer parto en Mộxico Universidad Autonoma de Chapingo (1988) 120 p.

8-  Wood PDP, Algebraic model of the lactation curve in cattle Nature, Lond (1967), 216: 164-165.

9-  Wood PDP, Factors affecting the shape of the lactation curve in cattle Anim Prod (1969), 11: 307-316.

10-   Wood PDP, A note on the repeatability of parameters of the of the lactation curve in cattle Anim Prod (1970), 12: 535-538.

11-  Wood PDP, A note on the estimation of total lactation yield from production on a single day Anim Prod (1970), 19: 393.

12-  Wood PDP, A note on seasonal fluctuations in milk production Anim Prod (1972 ) 15: 89.

13- Wood PDP, Algebraic models of the lactation curves for milk, fat and protein production, with estimates of seasonal variation Anim Prod (1976) 22: 35-40.

14. Wood PDP, The biometry of lactation J Agric Sci (1977), 88: 333./.


Người dịch: Vũ Ngoc Hiệu, Vũ Chí Cương

Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác