Điểm thể trạng
Đánh giá và quản lý thể trạng bò sữa
1. Tầm quan trọng của đánh giá và quản lý thể trạng bò sữa
Đánh giá thể trạng của bò nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng năng lượng của bò.Đánh giá và quản lý thể trạng của bò sữa là một công cụ rất đơn giản nhưng lại rất hữu hiệu, có thể giúp cho người chăn nuôi:
- Khai thác được sản lượng sữa tối đa.
- Nâng cao được khả năng sinh sản.
- Hạn chế những rủi ro về các bệnh dinh dưỡng/rối loạn trao đổi chất.
- Có chiến lược chăm sóc quản lý bò một cách hợp lý nhất.
2. Phương pháp đánh giá thể trạng
Đánh giá thể trạng bò được thực hiện thông qua việc đánh giá mức độ tích mỡ dưới da ở một số vùng nhất định của cơ thể. Mức độ tích mỡ ở những vùng này có tương quan chặt chẽ với tổng lượng mỡ dự trữ trong cơ thể.
Có các phương pháp sau để đánh giá thể trạng của bò:
- Đánh giá bằng thị giác: nhìn vào các phần lõm (gốc đuôi, lõmhông, khe sống lưng) và các phần của các đầu nhô của xương ngồi, xương chậu, xương sườn.
- Đánh giá bằng sờ nắn: Sờ các vùng gốc đuôi, cộtsống lưng, đầu các xương ngồi,xương chậu, xương sườn cụt và mông. Đâylà những phần quan trọng để đánh giá thể trạng vì các phần này chỉ được phủ bằng mỡ và da.
Nhằm đưa ra chỉ số dự trữ chất béo của cơ thể bò người ta đánh giá thể trạng của bò theo thang 5 điểm như sau:
Điểm 1: Bò quá gầy, cơthể không có mỡ dự trữ và ở trong tình trạng “da bọc xương”
• Lõm gốc đuôi sâu, không sờ thấy mô mỡ mà dễ sờ thấy xương chậu, da mỏng
• Xương sườn nhô rõ
Điểm 2: Bò gầy
• Lõm gốc đuôi nông, có mô mỡ ở gốc đuôi.
• Có một ítmỡ dưới đầu xương ngồi
• Dễ sờ thấy xương chậu.
• Đầu cuối của các xương sườn cụt tròn
Điểm 3: Bò trong tình trạng tốt
• Dễ sờ thấy mô mỡ trên mông
• Tỳ nhẹ sẽ sờ được xương chậu
• Tỳ nhẹ có thể sờ thấy đầu các xương sườn cụt và có một lớp mô mỡ dày ở phía trên.
Điểm 4: Bò trong tình trạng cơ thể “nặng nề”
• Thấy các lớpmỡ ở gốc đuôi
• Mỡ phủ dày trên xương ngồi và chỉ sờ được xương chậu khi tỳ mạnh.
• Không sờ thấy xương sườn cụt cả khi ấn mạnh
• Không thấy rõ hõm hông
Điểm 5: Bò quá béo rong tình trạng “nân xổi”
• Không thể sờ thấy xương chậu cả khi ấn mạnh tay
• Có các lớp mỡ trên các xương sườn cụt
Hình 2: Hình ảnh bò sữa có điểm thể trạng khác nhau
3. Quy luật thay đổi thể trạng của bò sữa
Người chăn nuôi cần nắm được quy luật thay đổi thể trạng của bò qua các giai đoạn của chu kỳ vắt sữa/sinh sản (đồ thị 1) để quản lýviệc nuôi dưỡng cho hợp lý nhằm có được sự thay đổi thể trạng thực tế ở bò theo ý muốn.
Đồ thị 1: Quy luật thay đổi thể trạng của bò sữa trong chu kỳ vắt sữa
Ở bò bình thường thể trạng có thể giảm mất 1 điểm sau khi đẻ. Đó là do sau khi đẻ bò tiết sữa và năng suất sữa tăng dần lên trong khi lượng thu nhận thức ăn không tăng kịp để thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì và sản xuất. Lúc này bò phải huy động năng lượng dự trữ trong cơ thể để sản xuất sữa, tạo ra sự cân bằng âm về năng lượng. Một điểm thể trạng của bò tương đương với khoảng 400 Mcal NE, tức là tương đương với năng lượng để sản xuất ra 600kg sữa. Giả sử bò bị cân bằng âm về năng lượng trong
100 ngày và thể trạng đã bị giảm đi 1 điểm. Như vậy, cơ thể bò đã huy động năng lượng từ mỡ dự trữ để sản xuất thêm 6kg sữa/ngày ngoài lượng sữa được tạo ra từ năng lượng do khẩu phần ăn cung cấp hàng ngày.
Tuy nhiên, càng về cuối của chu kỳ sữa, do năng suất sữa giảm dần và lượng thu nhận thức ăn tăng và giảm chậmhơn nên bò có cân bằng dương về năng lượng và cơ thể béo dần lên (điểm thể trạng tăng).
Do đặc điểm thay đổi đổi thể trạng như trên, thời gian thích hợp cho việc đánh giá thể trạng của bò là:
4. Liên quan giữa thể trạng với sức khoẻ và sức sản xuất của bò
Thể trạng của của bò phản ánh tình trạng dinh dưỡng và có liên quan nhiều đến sức khoẻ, khả năng sinh sản và sản xuất sữa của bò. Chẳng hạn, lúc đẻ bò ở trong tình trạng quá béo (ĐTT>4)thì sau khi đẻ tính thèm ăn sẽ giảm vàcơ thể phải huy động dinh dưỡng dự trữ để tạo sữa làm cho thể trọng bò giảm sút nhanh chóng(cân bằng âm về năng lượng). Việc huy động mỡ dự trữ quá mức sẽ gây ra hiện tượng xê-tôn huyết làm rối loạn trao đổi chất, giảm năng suất sữa, giảm khả năng thụ thai và tăng các bệnh về chân móng.Bò quá béo lúc đẻ thường kèm theo hiện tượng đẻ khó, dễ sót nhau và viêm tử cung nên càng khó chửa lại sau khiđẻ. Mặt khác, bò quá béo do nuôi dưỡng quá mức trong thời gian cạn sữa trước đó thì sau khi đẻ sẽ dễ bị bệnh sốt sữa và thường kèm theo bại liệt. Sốt sữa xảy ra do nhu cầu canxi của bò tăng cao sau khi đẻ để đáp ứng trong khi thức ăn không cung cấp đủ nên cơ thể phải huy độngcanxi dự trữ từ xương, nhưng việc huy động này gặp khó khăn bởi trước đó nó không được huy động do khẩu phần cung cấp quá đầy đủ, dẫn đến giảm canxi huyết đột ngột.
Ngược lại, nếu lúc đẻ bò quá gầy (ĐTT<3), cơ thể sẽ chóng kiệt quệ nên năng suất sữa giảm nhanh chóng. Mặt khác, bò quá gầy lúc đẻsẽ phục hồi chức năng buồng trứng và tử cung chậm, nên khó động dục và có chửa lại.
Việc nuôi dưỡng bò sữa phải được điều chỉnh hợp lý và kịp thời sao cho sự thay đổi thể trạng diễn ra đúng như trong bảng 1 hay đồ thị 2. Lúc bò đẻ điểm thể trạng lý tưởng nhất là 3,5. Sau đó điểm thể trạng vào đỉnh của chu kỳ sữa có thể giảm 0,5-1 so với lúc đẻ, nhưng không được để bò tụt điểm thể trạng xuống dưới 2. Qua điểm cực tiểu này thể trạng của bò phải được tăng lên và đạt khoảng 3 vào ngày thứ 200 của chu kỳ và đạt 3,5 vào lúc cạn sữa. Mức thể trạng này phải được duy trì cho đến khi bò đẻ.
Nuôi để cho bò béo lên vào giai đoạn cuối của chu kỳ tiết sữa sẽ có hiệu quả hơn là để bò béo lên trong thời gian cạn sữa. Bò bị giảm thể trạng trong thời gian cạn sữa là không tốt. Do vậy, cần nuôi dưỡng bò sao cho khi cạn sữa bò ở mức thể trạng bằng mức mong muốn khi bò đẻ có được (3,5). Nếu không có được điều đó thì thời gian cạn sữalà cơ hội cuối cùngđể đưa bò về về mức thể trạng mong muốn. Trong vòng 2 tháng cạn sữa bò có thể tăng 0,5 và thậm chí lên 1 điểm thể trạng. Vì thế nếu nuôi dưỡng ở mức quá
cao vào giai đoạn cạn sữa thì bò có thể bị quá béo trước khi đẻ với những hậu quả không tốt về sức khoẻ và sức sản xuất như nói ở phần trên.
Đồ thị 2: Quản lý thay đổi thể trạng “lý tưởng” ở bò sữa
Thể trạng của bò không phải luôn luôn thay đổi tuân theo quy luật và ở mức mong muốn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng làm cho bò hoặc béo quá (điểm thể trạng quá cao) hoặcgầy quá (điểm thể trạng quá thấp). Cần phải biết được nguyên nhân và giải pháp khắcphục trong từng huống cụ thể để đưa bò về thể trạng bình thường. Bảng 2 đưa ra các nguyên nhân chính và giải pháp khắc phục cho một số trường hợp thường xảy ra.
Bảng 2: Nguyên nhân làm thay đổi thể trạng mong muốn và giải pháp khấc phục
Điểm thể trạng |
Nguyên nhân |
Giải pháp khắc phục |
LÚC BÒ ĐẺ |
||
QUÁ CAO |
- Bò quá béo lúc cạn sữa hay béo lên trong thời gian cạn sữa. - Thời gian cạn sữa dài? |
- Giảm mức ăn trong 1/3 cuối của chu kỳ sữa và/hay trong thời gian cạn sữa. - Giới hạn thời gian cạn sữa 60 ngày. |
QUÁ THẤP |
Bò qua gầy lúc cạn sữa |
Tăng mức ăn trong 1/3 cuối cùng của chu kỳ sữa |
QUÁ THẤP |
Bò giảm thể trạng trong thời gian cạn sữa. |
Tăng năng lượng thu nhận cho bò cạn sữa (nên chia bò theo nhóm để nuôi cho phù hợp) |
ĐỈNH CHU KỲ SỮA |
||
QUÁ CAO |
Bò cho năng suất sữa thấp |
Điều chỉnh mức ăn vào ngay đầu chu kỳ sữa, chú ý đặc biệt đến nhu cầu protein |
QUÁ THẤP |
Bò quá gầy vào lúc đẻ |
Tăng mức ăn trong 1/3 cuối của chu kỳ sữa và trong giai đoạn cạn sữa. |
QUÁ THẤP |
Bò giảm thể trạng quá nhanh sau khi đẻ. |
- Tránh bò quá béo lúc đẻ - Điều chỉnh khẩu phần ngay từ đầu chu kỳ để bò thu nhận được tối đa VCK. - Cân bằng năng lượng và protein trong khẩu phần. |
LÚC CẠN SỮA |
||
QUÁ CAO |
Cho ăn quá mức vào cuối chu kỳ sữa |
Nuôi riêng bò béo (hạn chế mức ăn) vào 1/3 cuối kỳ sữa |
QUÁ CAO |
Có chửa lại muộn sau khi đẻ |
Quan tâm đến vấn đề bệnh sản khoa. Nếu cần phải loại thải. |
QUÁ THẤP |
Bò không tăng điểm thể trạng vào cuối chu kỳ như mong đợi |
Nuôi riêng bò gầy (tăng mức ăn) vào 1/3 cuối kỳ sữa |