Góc nhìn chuyên gia

Chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp hóa và bền vững
Trước tình trạng nhỏ lẻ của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam, chương trình Phát triển ngành sữa (DDP) của FrielandCampina đã mang đến sự chuyên nghiệp giúp nông dân Việt Nam có thể làm giàu từ bò sữa.

Có công mài sắt...

Hiện nay ở Việt Nam, ngành chăn nuôi bò vẫn còn ở tình trạng nhỏ lẻ với hơn 95% trang trại của nông dân vẫn ở mức dưới 10 con/ trại. Người nông dân còn thiếu cả vốn lẫn trình độ kỹ thuật chăn nuôi.

Từ năm 1995, với mong muốn hỗ trợ người nông dân Việt Nam có thể phát triển với nghề chăn nuôi bò sữa một cách bền vững, chương trình phát triển ngành sữa của công ty FrielandCampina VN đã được hình thành.

Xuất phát từ Hà Lan, cái nôi của ngành sữa, không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm sữa chất lượng cao như Dutch Lady, Yomost, Friso..., FrieslandCampina còn là một hợp tác xã lớn nhất thế giới, có kiến thức, kinh nghiệm từ hơn 135 năm hoạt động trong ngành chăn nuôi, sản xuất và chế biến sữa. Để có thể chuyển giao những kiến thức, kinh nghiệm này, hỗ trợ người nuôi bò sữa Việt Nam phát triển bền vững, chương trình đã phải lựa chọn những hình thức thích hợp nhất, phù hợp nhất nhưng có thể đem lại hiệu quả cao nhất.

Vấn đề xây dựng chuồng trại là một ví dụ. Mặc dù các trang trại của FrieslandCampina tại Hà Lan là những trang trại hiện đại, có cả trăm con bò, được tự động hóa cao, thì hệ thống chuồng trại mẫu mà FrieslandCampina Việt Nam xây dựng và hướng dẫn cho người nông dân Việt Nam lại có chi phí đầu tư ban đầu tiết kiệm tối đa, không quá 3 triệu đồng sử dụng nguyên vật liệu “cây nhà lá vườn”, sẵn có tại địa phương nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu khoa học, vệ sinh, độ thông thoáng, lưu thông, điều hòa không khí một cách hiệu quả, giúp bò cảm thấy thoải mái dễ chịu.

Đội ngũ khuyến nông – thu mua sữa của công ty với hơn 70 kỹ sư, cán bộ kỹ thuật lành nghề thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, quản lý trang trại, quản lý chất lượng cho nông dân. Đội ngũ này còn xuống từng hộ để hướng dẫn, kiểm tra tại chỗ cho nông dân từ cách vệ sinh chuồng trại, theo dõi chăm sóc đàn bò, chế biến thức ăn, cho ăn, phòng chống dịch bệnh cho đến việc sử dụng các thiết bị chuyên dụng như máy vắt sữa, máy vệ sinh, can nhôm đựng sữa, bồn trữ lạnh... để người nông dân có đủ khả năng dần dần tự nâng cao năng suất và chất lượng sữa.

... có ngày nên kim


Ông Lưu Văn Tân, Trưởng bộ phận phát triển ngành sữa của FrieslandCampina Việt Nam cho rằng, "Gần mười lăm năm triển khai chương trình này đã hỗ trợ cho nông dân nuôi bò sữa những kiến thức vô giá trong ngành chăn nuôi bò sữa, không những giúp họ nâng cao được năng suất, chất lượng sữa mà còn quản lý hiệu quả, giảm thiểu được chi phí. Người nông dân còn được ký hợp đồng bán sữa trực tiếp với công ty, giá sữa được trả theo chất lượng một cách minh bạch, từ đó khuyến khích họ đầu tư gắn bó lâu dài và cùng phát triển với nghề nuôi bò sữa một cách bền vững".

Ông Dương Văn Điện, một người nuôi bò tại Củ Chi (TP HCM) chia sẻ, trước đây chăn nuôi với quy mô nhỏ (4-5 con) chi phí cao, năng suất, chất lượng sữa thấp, nên lợi nhuận hầu như không có, thậm chí có khi còn bị lỗ. Nhưng tình hình đã thay đổi sau khi ông ký hợp đồng với FrieslandCampina VN, tham gia những chương trình tập huấn ngũ khuyến nông của công ty. Sau những khóa tập huấn, ông Điện không chỉ đã biết cách nâng cao năng suất, chất lượng sữa mà còn học được cách cắt giảm được các chi phí không cần thiết, từ đó mở rộng quy mô sản xuất... Hiện tại, trại bò của ông có gần 40 con và ít ai còn nghe ông Điện than chuyện nuôi bò lỗ vốn!

Theo ông Lưu Văn Tân ngòai việc việc cần quản lý sử dụng nguồn vốn (đất đai, chuồng trại, bò sữa…) một cách hiệu quả, để có thể phát triển một cách bền vững thì người chăn nuôi cần phải quan tâm đến việc sản xuất sữa có chất lượng cao với chi phí hợp lý. Qua đó lợi nhuận tạo ra có thể được tái đầu tư nhằm nâng cao qui mô đàn bò cũng như sản lượng sữa của trại. Qui mô đàn bò và sản lượng sữa hợp lý và lợi nhuận ổn định là điều kiện cần thiết để người chăn nuôi chuyên nghiệp hóa và gắn kết lâu dài với nghề chăn nuôi bò sữa”

Từ đầu năm 2010, FrieslandCampina VN đã và đang triển khai Hệ thống quản lý rủi ro về chất lượng (Quality Risk Management System) nhằm hoàn tất toàn bộ hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty từ khâu đầu đến khâu cuối,” từ đồng cỏ đến ly sữa”. Hệ thống này không những kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng mà còn tập trung bảo đảm (assurance) chất lượng và an tòan thực phẩm đối với sữa bò tươi thu mua ngay từ các trang trại đạt tiêu chuẩn của công ty.

Để đạt tiêu chuẩn này, mắc xích đầu tiên là chất lượng sữa thu mua đạt chuẩn từ các hộ nông dân bán sữa cho FrieslandCampina VN rất được công ty chú trọng. Đây cũng là một trong những họat động nhằm từng bước chuyên giao kiến thức kinh nghiêm hàng trăm năm trong ngành bò sữa của FrieslandCampina cho nông dân Việt Nam, góp phần vào sự phát triển bền vững ngành sữa Việt Nam.

Nguồn: http://tin247.com
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác