Góc nhìn chuyên gia

Chọn lọc các tính trạng sản lượng và ngoại hình khi loại thải bò Holstein p1
Các nhà chăn nuôi bò và sản xuất sữa nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các chỉ tiêu sản lượng và ngoại hình khi loại thải bò cái đã được chứng minh trên các dữ liệu bò Holsteins Hoa Kỳ sinh bê từ những nam 1982. Sai khác bình phương nhỏ nhất giữa các bò cái vẫn còn thể hiện ở các lứa đẻ tăng thêm và các con bò đó bị loại thải đã được ước lượng về sản lượng sữa sản lượng mỡ sữa và protein sữa; lượng tế bào Soma (SCS); ngày nghỉ (DO); tình trạng sinh đẻ (DS), điểm tổng cộng (FS), và 14 tính trạng kiểu dạng. So sánh với các bò cái bị loại thải trong chu kỳ sữa đầu, khả năng vượt trội đối với sản lượng sữa chu kỳ sữa đầu là 569 kg đến 1175kg đối với bò có 2 lứa sữa, 642 kg đến 1283 kg ở bò cái có từ 2 lứa trở lên, 710 đến 1350 kg ở bò có 3 chu kỳ sữa, và 663 đến 1331 kg ở bò có từ 4 lứa trở lên. Các bò cái vẫn tiếp tục có từ 2 lứa sữa trở lên có lượng tế bào Soma lứa đẻ 1 thấp hơn từ 0,34 đến 0,62 (có lợi hơn) so với lượng tế bào Soma của các con bị loại thải ở chu kỳ sữa đầu; lượng tế bào Soma lứa đẻ đầu của các cá thể có từ 3 hoặc 4 lứa sữa trở lên thậm chí có triển vọng hơn so với lượng tế bào Soma của những con có 1 hoặc 2 lứa. Mối tương quan di truyền âm giữa sản lượng và sinh sản đóng góp vào tăng DO do chọn lọc nâng cao sản lượng sữa liên tục theo thời gian không kể đến lợi thế đáng kể về thụ thai sớm khi loại thải gia súc. Vào năm 1982, những con bò cái vẫn còn lại trong đàn có 2, 3, và từ 4 lứa trở lên đã thụ thai sớm hơn trong chu kỳ sữa đầu (ngày nghỉ 19, 17 và thấp hơn 23 ngày, tương ứng) so với các con bị loại thải trong chu kỳ sữa đầu; Sự khác nhau đó đã làm tăng ngày nghỉ đến 34, 41, và thấp hơn 52 ngày vào năm 2000. Mặc dầu DS có mối quan hệ âm với khả năng còn trụ lại, DS lứa đẻ đầu chỉ thấp hơn một chút (khoảng 0,10 đến 0,14) đối với những con còn lại so với những con bị loại thải ở chu kỳ đầu. Những con có từ 2 lứa sữa trở lên có FS lứa đẻ 1 cao hơn khoảng 1,4 đến 1,9 điểm so với những con bị loại thải ở chu kỳ sữa đầu. Dựa trên cơ sở tiêu chuẩn, chọn lọc khắt khe nhất trong chu kỳ đầu về phía sản lượng sữa và sản lượng protein sữa có sản lượng mỡ sữa ít hơn (74 đến 86% đối với sữa), DO (18 đến 74%), FS (22 đến 38%), SCS (19 đến 37%), và DS (7 đến 15%). Các nhà chăn nuôi tiếp tục nhấn mạnh cùng trên các tính trạng đó khi loại thải ở chu kỳ sữa hai và 3. Các tính trạng có lợi do các chủ chăn nuôi trong khi loại thải có thể trợ giúp trong việc xắp đặt tầm quan trọng của tính trạng khi chọn bò đực để kiểm tra qua đời sau và cũng có thể có lợi khi triển khai phần mềm để hướng dẫn loại thải dựa vào chỉ số.

Mở đầu

Đánh giá di truyền ở bò sữa là công việc đem lại hiệu quả cao đã 4 thập kỷ qua để trợ giúp trong việc nâng cao khả năng sản xuất sản lượng sữa và các thành phần sữa lớn trong toàn đàn bò sữa ở Hoa Kỳ (Văn phòng chương trình cải tiến vật nuôi, 2006 - Animal Improvement Programs Laboratory, 2006a)). Tuy nhiên thiếu các dữ liệu đánh giá các tính trạng kiểu dạng, mà một số các tính trạng ấy làm ảnh hưởng đến tính năng về mặt chức năng của chúng theo kiểu không trục trặc, làm hạn chế cơ may nâng cao tính trạng đó. Các kết quả đánh giá di truyền đối với tính trạng lượng tế bào Soma (Schutz, 1994b)) và đời sống sản xuất (VanRaden and Wiggans, 1995) đã được thực hiện vào năm 1994 ở Hoa Kỳ.

Sử dụng sản lượng sữa từ những năm 1960 đến 1973, Keown et al. (1976) đã chứng minh trên tài liệu về giá trị thực về độ lệch trong việc đánh giá đực giống nếu như các số liệu lứa đẻ sau của một con gái được kết hợp đánh giá khi số liệu lứa đẻ đầu của con đó không có giá trị. Các sai lệch đó là kết quả phản ánh của quy mô chọn lọc của các chủ chăn nuôi khi loại thải bò cái.

Các tính trạng bị loại khỏi mục tiêu giống nhìn chung không thay đổi nhiều, ngoại trừ các tính trạng đó có mối tương quan di truyền từ vừa phải đến cao so với các tính trạng kể đến kia. Đáng tiếc là, một số ít tính trạng có quan hệ không thuận với sản lượng sữa và các thành phần sữa đã làm giảm giá trị trong 4 thập kỷ (Dematawewa and Berger, 1998). Một ví dụ rõ ràng là khả năng sinh sản của bò cái: trung bình tỷ lệ mang thai của bò Holstein Mỹ đã giả từ 30,8% ở bò cái sinh vào năm 1960 đến 21,2% ở bò cái sinh vào năm 2000 (Animal Improvement Programs Laboratory, 2006a) tỷ lệ giảm đó tương đương với tăng 38,2 ngày nghỉ (DO) hoặc gần như 1 ngày/năm trên cơ sở đó cho thấy cứ tăng 4 ngày nghỉ thì giảm 1% về tỷ lệ mang thai (VanRaden et al., 2004). Trong suốt 40 năm đó, 43% suy giảm (4,1% về tỷ lệ mang thai, 16,4 ngày nghỉ) có thể cho là do di truyền (Animal Improvement Programs Laboratory, 2006a). Ngày nay, nhiều bò cái có sản lượng cao cảm nhận thấy cân bằng năng lượng âm gần đỉnh cao chu kỳ, và hỏng nhiều hơn sau khi phối lần đầu so với trước kia (Faust et al., 1988; Washburn et al., 2002). Cũng vậy, trước khi đánh giá di truyền trở thành có giá trị ở tính trạng lượng tế bào Soma (Schutz, 1994b), tăng sản lượng sữa góp phần vào tăng một lượng nhỏ về viêm vú lâm sàng và cận lâm sàng (Emanuelson et al., 1988) bởi vì các mối tương quan di truyền không thuận.

Thêm các tính trạng được nhấn mạnh trong các chương trình giống bò sữa do thêm số liệu đã có thể truy nhập trong cơ sở dữ liệu quốc gia. VanRaden (2004) đã tổng kết các chỉ số giống đã có ở Hoa Kỳ từ 1971 cùng với các chỉ số sử dụng trong 12 quốc gia chăn nuôi bò sữa khác. Chỉ số kinh tế USDA ban đầu hiện nay là giá trị thuần trọn đời (LNM), mà giá trị đó thường xuyên được xét lại (Van-Raden, 2004) để cộng thêm tính trạng mới và để nhằm thẳng vào thay đổi kinh tế và nhằm thẳng vào các mối tương quan di truyền giữa các tính trạng (Tsuruta et al., 2004). Giá trị thuần trọn đời hiện nay gồm có sản lượng mỡ và protein, lượng tế bào Soma, thời gian cho sản phẩm, hình thể kiểu dạng, tỷ lệ mang thai con gái cũng như đực nhảy và tính dễ đẻ bê và đẻ non của mẹ (VanRaden and Multi-State Project S-1008, 2006). Hai chỉ số bổ sung thêm do USDA cung cấp dựa trên việc định giá sữa lỏng và sản lượng phomat; các chỉ số phẩm chất chất lỏng và pho mát định giá trị sản lượng sữa theo chiều ngược nhau và cũng như kể cả tất cả các tính trạng khác.

Nhìn chung, do các kết quả đánh giá di truyền được thực hiện đầy đủ đối với các tính trạng cộng thêm, các tính trạng mới được kết hợp chặt chẽ thành một chỉ số giống trong nước. Thông tin dựa thêm vào các tính trạng ngoại hình đang trở thành có hiệu quả thông qua các kết quả đánh giá bò đực và bò cái từ một lượng đang tăng lên của các nước xuất khẩu, thường qua trung tâm đánh giá bò đực quốc tế International Bull Evaluation Service (2005). Chọn lọc dựa vào các tính trạng đó có thể là trực tiếp bởi vì sự kết hợp của chúng trong chỉ số giống, hoặc gián tiếp do mối quan hệ của chúng với các tính trạng kết hợp khác.

Chỉ định mức ảnh hưởng kinh tế đến các tính trạng trong một chỉ số giống là phức tạp do khó thực hiện trong khi:

1) thu được các thông tin kinh tế đầy đủ và hoàn chỉnh về lợi nhuận và chi phí liên quan đến hầu hết các tính trạng

2) ước lượng chính xác các mối quan hệ di truyền và kiểu hình giữa tất cả các tính trạng. Sự hiểu biết của các tính trạng là quan trọng cho các nhà chăn nuôi bò sữa khi loại thải bò cái, có thể giúp trong việc quyết định tầm quan trọng của tính trạng mà các tổ chức thụ tinh nhân tạo nên xem xét khi chọn bò đực non, và cấp chứng nhận cho các con bò đực kiểm tra qua đời sau vào ngành dịch vụ thụ tinh nhân tạo mở rộng. Thiếu khả năng để làm nổi bật cùng một lúc các tính trạng để chọn lọc bò đực, về phần loại thải bò cái có thể dẫn đến tiến bộ di truyền ít hơn mức tối ưu, và thu được ở mức giá thành cao hơn so với mức cần thiết. Cùng một lúc nhấn mạnh tính trạng do các chủ chăn nuôi, và các tổ chức thụ tinh nhân tạo sẽ dẫn đến cải tiến di truyền hiệu quả hơn so với nếu như tầm quan trọng khác nhau đáng kể do chọn lọc.

Thông tin dựa vào tầm quan trọng của tính trạng mà các nhà chăn nuôi bò sữa sử dụng khi loại thải, có thể được kết hợp chặt chẽ vào phần mềm quyết định loại thải do DHI cung cấp, để đơn giản hóa quyết định quản lý của các chủ chăn nuôi, và bằng phương tiện đó làm tăng hiệu quả lao động trên trang trại. Hầu hết các chủ chăn nuôi bò sữa có khả năng quyết định loại thải không kiểm tra lại tất cả các tính trạng năng suất trên mỗi bò cái trong việc góp chung loại thải tiềm ẩn. Một bản hướng dẫn loại thải chỉ số kiểu dạng, kết hợp chặt chẽ tầm quan trọng tính trạng được ưu tiên để loại thải sẽ có lợi, đặc biệt nếu các chủ chăn nuôi được cung cấp với tính chất dễ áp dụng để sửa đổi phân chia tầm quan trọng. Phần mềm mà được dựa trên kinh tế tổng thể, có thể thay thế các chiến lược loại thải hiện nay mà thường xem xét chỉ 1 hoặc 2 mức độ loại thải độc lập (Lehenbauer and Oltjen, 1998).

Các mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định 1) tầm quan trọng hiện nay để ở các tính trạng sản lượng và ngoại hình khi loại thải trong thời gian 1 trong 3 chu kỳ sữa đầu, và 2) xu hướng về tầm quan trọng của tính trạng từ năm 1982 như xác định giá sữa và chi phí hoạt động đã thay đổi.

Vật liệu và phương pháp

Các dữ liệu về sản lượng (sữa, mỡ và protein), lượng tế bào Soma, ngày nghỉ, và tình trạng dễ đẻ (DS) ghi chép ở cơ sở dữ liệu chu kỳ sữa quốc gia ở Văn phòng chương trình cải tiến vật nuôi - the Animal Improvement Programs Laboratory, USDA (Beltsville, MD), và số liệu ghi chép tính trạng kiểu dạng [điểm cuối cùng, kết cấu cơ thể, sức khỏe, độ sâu thân, hình dáng kiểu dạng bò sữa, góc mông, rộng mông, chân sau (xem bên sườn), góc bàn chân, gắn kết bầu vú trước, cao bầu vú sau, rộng bầu vú sau, khe bầu vú, sâu bầu, và vị trí núm vú trước] từ cơ sở dữ liệu của Hiệp hôi bò Holstein Hoa Kỳ (Brattleboro, VT). Sản lượng protein bắt đầu được báo cáo là protein thực hơn là protein thô vào tháng 5 năm 2000. Sản lượng protein thô ban đầu đã được biến đổi thành số ước lượng của sản lượng protein thực bằng cách trừ 0,0019 lần sản lượng sữa từ sản lượng protein thô (VanRaden and Powell, 2000), và được xem như là protein thực trong nghiên cứu này. Các số liệu của các con bò cái mà sinh bê đầu giữa năm tháng giêng 1982 và tháng 10 năm 2000, đã được sử dụng để đánh giá tầm quan trọng mà các chủ chăn nuôi đặt vào các tính trạng đó khi loại thải bò cái sữa trong các đàn DHI. Chỉ có những số liệu từ các lứa đẻ đầu trước tháng 10 năm 2000, là được kể đến để chấp nhận thời gian của những con cái hoàn thành ít nhất 4 chu kỳ sữa đầu; các số liệu từ các con cái mà thay đổi đàn trong 4 chu kỳ sữa đầu của chúng thì bị loại bỏ, mặc dầu một số sai lệch nào đó có thể gây ra nếu như các con cái tốt hơn bị bán đi. Để đảm bảo rằng số liệu bổ sung thêm sẽ được đưa vào nếu như bò cái đó còn sót lại và vẫn còn trong đàn, các con cái yêu cầu rời khỏi đàn mà vẫn còn lại đang trong kiểm tra 1600 ngày sau ngày sinh bê đầu. Các đàn được xem xét là đang kiểm tra liên tục cho đến khi chúng bị nhầm lẫn 3 tháng không có dữ liệu kiểm tra theo ngày đối với bất cứ con cái nào. Chỉ có các dữ liệu từ các con cái có một con bố được xác định rõ là được tính vào. Các số liệu bị loại bỏ nếu như tuổi sinh bê đầu của con cái <15 hoặc >36 tháng. Khoảng cách sinh bê, mà được sử dụng để kiểm tra ngày nghỉ, bắt nguồn từ ngày sinh bê kế tiếp và được hạn chế từ 270 đến 650 ngày để giảm thấp nhất số lứa đẻ bị bỏ sót. Các số liệu sản lượng không có thông tin protein bị loại bỏ.

Các mô hình phân tích tương tự như mô hình do Keown et al. (1976) sử dụng. Các số liệu sản lượng từ cơ sở dữ liệu USDA được chuẩn hóa về tuổi sinh bê, tháng sinh bê, tần số vắt sữa, thời gian tiết sữa, và ngày nghỉ trước đó (Schutz, 1994a); số liệu lượng tế bào Soma được chuẩn hóa theo tuổi sinh bê, tháng sinh bê, và thời gian cho sữa (Schutz et al., 1995). Mô hình để xác định cường độ chọn lọc về các tính trạng sản lượng và lượng tế bào Soma là:

Y1ijkl = Hij + Sk + Eijkl [1]

Trong đó:

Y1ijkl = sản lượng chu kỳ sữa đầu (sữa, mỡ sữa, hoặc protein thực) hoặc lượng tế bào Soma của bò cái l mà sinh bê vào mùa j ở đàn i và thuộc về nhóm còn lại k; H = ảnh hưởng của mùa sinh bê - đàn (tháng 1 – 3; tháng 4 – 6, tháng 7 – 9, và tháng 10 – 12); S = ảnh hưởng của nhóm còn lại dựa vào số lứa trong đàn, và e = ảnh hưởng của sai số ngẫu nhiên. Các nhóm còn lại được xác định để xem xét liệu các bò cái có năng suất tốt nhất trong thời gian các lứa đẻ đầu là những con mà sống sót lâu nhất: S1 (bò cái chỉ có số liệu lứa đẻ đầu), S2 (bò cái chỉ có số liệu lứa đẻ đầu và lứa đẻ 2), S3 (bò cái chỉ có số liệu của các lứa đẻ 1, 2 và 3), và S4+ (bò cái có số liệu từ 4 lứa trở lên). Mỗi phân tích được lặp lại sử dụng duy nhất các nhóm còn sót lại S1 và S2+ (bò cái có từ 2 số liệu trở lên). Tất cả phân tích được lặp lại mỗi năm sinh bê đầu từ năm 1982 cho đến năm 2000.

Do các số liệu về ngày nghỉ và DS ở cơ sở dữ liệu quốc gia USDA không được chuẩn hóa về tuổi sinh bê và mùa vụ sinh bê, 2 ảnh hưởng thêm được cộng vào mô hình [1] để ước lượng cường độ chọn lọc về ngày nghỉ và DS:

Yijklmn = A1m + Cn + Hij + Sk + Eijklmn [2]

Trong đó Y1ijklmn = ngày nghỉ lứa hoặc DS đẻ đầu của bò cái l mà sinh bê ở nhóm tuổi m trong tháng lịch sinh bê thứ n của mùa sinh bê thứ j ở đàn thứ i và thuộc về nhóm còn sót lại thứ k; A1= ảnh hưởng của nhóm tuổi sinh bê đầu (15 đến 22, 23 đến 24, 25 đến 26, 27 đến 28, 29 đến 30, 31 đến 32, hoặc 33 đến 36 tháng); C = ảnh hưởng của tháng lịch; và H, S, và e được định nghĩa ở mô hình [1].

Các số liệu về điểm cuối cùng (FS) và 14 tính trạng phẩm chất được kiểm tra với một mô hình tương tự như mô hình sử dụng ngày nghỉ và DS:

Y1ijklmp = A1m + Dp + Hij + Sk + Eijklmp [3]

Trong đó Y1ijklmp = điểm kiểu dạng lứa đẻ đầu của bò cái l mà được xác định phẩm chất ở nhóm tuổi m trong giai đoạn chu kỳ sữa p ở đàn i vào ngày xác định phẩm chất j và thuộc về nhóm sống sót k; A1= ảnh hưởng ổn định của nhóm tuổi xác định phẩ chất đầu (15 đến 28, 29 đến 30, 31 đến 32, 33 đến 34, 35 đến 36, 37 đến 38, hoặc 39 đến 48 tháng); D = ảnh hưởng của giai đoạn chu kỳ sữa (1 đến 60, 61 đến 120, ..., 241 đến 300, 301 đến 400, >400 ngày cho sữa, hoặc <60 ngày trước ngày sinh bê lứa tiếp theo); H = ảnh hưởng của ngày đánh giá - đàn; và S và được định nghĩa giống mô hình [1].

Các phân tích tương tự của tất cả các tính trạng ngoại trừ các tính trạng kiểu dạng được khảo sát ở các lứa đẻ sau để xác định tầm quan trọng tương đối cung cấp cho các tính trạng tương tự khi loại thải trong thời gian chu kỳ sữa 2 và 3. Các nhóm còn lại là S2 và S3+ (bò cái có từ 3 bản số liệu trở lên) của lứa đẻ 2, S3 và S4+ của lứa đẻ 3. Các nhóm tuổi sinh bê đối với ngày nghỉ và DS 36, 37 đến 40, 41 đến 44, và ³45 tháng đối với lứa đẻ 2 và 49, 50 đến 54, 55 đến 59, và ³60 tháng đối với lứa đẻ 3.

Dữ liệu của các lứa đẻ 1, 2 và 3 được phân tích riêng biệt và theo năm sinh bê cá thể để cho những thay đổi về tầm quan trọng của chọn lọc có thể được theo dõi theo thời gian. Phân tích được giới hạn đối với năm sinh bê trước năm 2001 đối với lứa đẻ 1, 2002 đối với lứa đẻ 2, và 2003 đối với lứa đẻ 3 để cho phép các con bò cái một cơ may để còn sót lại đến lứa đẻ 4. Năm sinh bê bắt đầu thay đổi theo tính trạng, phụ thuộc vào dữ liệu có giá trị.

Các giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất về nhóm sống sót là khác nhau về sản lượng, lượng tế bào Soma, ngày nghỉ, DS, hoặc điểm kiểu dạng giữa các bò cái có bản số liệu liên tiếp và các con đó bị loại thải trong thời gian chu kỳ sữa gần nhất. Các giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất cũng được biến đổi theo một nền chuẩn hóa bằng cách chia độ lệch chuẩn cho mỗi năm, tính trạng và lứa đẻ để cho tầm quan trọng của tính trạng có thể được thể hiện có liên quan đến sản lượng sữa và so sánh với tầm quan trọng của các tính trạng hiện tại ở LNM. Các giá trị đo lường của cường độ chọn lọc bắt nguồn riêng biệt với mỗi tính trạng từ tất cả các con vật có bản số liệu có giá trị cho tính trạng đó; một con vật không được yêu cầu có bản số liệu cho tất cả các tính trạng được kể đến trong so sánh. Cường độ chọn lọc của sản lượng sữa được chỉ định là 1 giá trị 100% mỗi năm.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Bảng 1 cho biết số bò cái có các bản số liệu sản lượng lứa đẻ đầu mà được tính đến trong nghiên cứu theo năm sinh bê đầu. Yêu cầu về các dữ liệu protein đã hạn chế số bò tính đến từ những năm 1980; tuy nhiên, số bò cái tăng lên nhanh chóng từ 138,850 con vào năm 1982 đến 475,729 con vào năm 1990, với duy nhất một số tăng thấp cho đến những năm 1990. Trung bình về sản lượng sữa tiêu chuẩn lứa đẻ đầu tăng lên giữa năm 1982 và 2000, với gia tăng trung bình hàng năm là 176 kg/năm; tăng cao nhất là 537 kg vào năm 1997. Tăng hàng năm về trung bình sản lượng sữa tiêu chuẩn của tất cả bò Holstein DHI là 190 kg với bò sinh vào năm 1980 đến 1998 (Văn phòng chương trình cải tiến vật nuôi - Animal Improvement Programs Laboratory, 2006a). Sự gia tăng đó dựa vào các bò cái tham gia chương trình DHI có số liệu về sữa và mỡ sữa nhưng không cần thiết phải có dữ liệu protein; các bò cái tham gia DHI không có dữ liệu protein đầu tiên là từ Calofornia (Văn phòng chương trình cải tiến vật nuôi - Animal Improvement Programs Laboratory, 2006b).

Bảng 1. Số bò cái có số liệu protein, trung bình sản lượng sữa lứa đẻ 1 tiêu chuẩn, và sai khác bình phương nhỏ nhất (lợi thế) về sản lượng sữa chu kỳ sữa đầu theo năm sinh bê đầu của bò cái sống sót 2, 2, 3, và 4 lứa đẻ so sánh với bò cái chỉ có duy nhất 1 số liệu lứa đẻ đầu

Lợi thế sản lượng lứa đẻ đầu (kg) dựa vào lứa đẻ còn sót lại


 

Năm sinh bê đầu

Số bò cái (con)

Sản lượng sữa lứa đầu (kg)

2

2

3

4

1982

138,850

8,193

1,071

800

1,104

1,230

1984

291,684

8,135

1,091

868

1,122

1,226

1986

398,955

8,502

1,122

920

1,162

1,250

1988

445,828

8,850

1,170

998

1,213

1,277

1990

475,729

9,176

1,178

1,032

1,234

1,265

1992

477,628

9,600

1,239

1,119

1,305

1,298

1994

455,485

9,962

1,283

1,175

1,350

1,331

1996

437,689

10,117

1,239

1,157

1,301

1,273

1997

477,537

10,654

707

645

764

723

1998

498,975

10,912

642

569

710

663

1999

497,875

11,301

694

627

767

704

20001

365,627

11,370

673

609

722

699

1 Năm chưa hoàn thiện.

 

Bảng 1cũng cho biết sai khác bình phương nhỏ nhất về sản lượng sữa lứa đẻ đầu tiêu chuẩn theo năm sinh bê đầu của các con bò cái ở các nhóm sống sót lâu hơn so sánh với các con còn lại trong đàn chỉ duy nhất 1 chu kỳ sữa. Các con có ³2 chu kỳ sữa có 1.071 kg sữa nhiều hơn trong chu kỳ sữa đầu vào năm 1982 so với các con chỉ có 1 chu kỳ. Lợi thế đó đã tăng đến 1.239 kg vào năm 1996. Đáng ngạc nhiên là, khác trung bình phương nhỏ nhất giảm xuống mạnh mẽ vào năm 1997 đến 707 kg và khựng lại ngay sau đó.

Một sự thay đổi về phương pháp học là nguyên nhân ban đầu suy giảm đột ngột về sự khác nhau nhóm sống sót ở sản lượng sữa lứa đẻ đầu giữa năm 1996 và 1997. Vào năm 1999, phương pháp dự đoán tốt nhất (VanRaden, 1997) đã được thực hiện để dự đoán sản lượng sữa 305 ngày từ các dữ liệu kiểm tra theo ngày, kể cả mở rộng thêm các bản dữ liệu thiếu (<305 ngày) (VanRaden et al., 1999). Do các dữ liệu kiểm tra theo ngày không đầy đủ trong những năm đầu, dự đoán tốt nhất (BP) đã được áp dụng cho các con mà sinh bê trong thời gian tháng giêng năm 1997 hoặc muộn hơn. Norman et al. (1999) cho biết rằng phương pháp dự đoán tốt nhất đã dự đoán sản lượng sữa 305 ngày cho những bò cái sản xuất thấp thuận lợi hơn so với các yếu tố dự đoán (Wiggans and Powell, 1980) đã sử dụng trong việc kết hợp với phương pháp khoảng cách kiểm tra (Sargent et al., 1968). Những nghiên cứu chưa công bố (P. M. VanRaden, Văn phòng chương trình cải tiến vật nuôi - Animal Improvement Programs Laboratory, ARS, USDA, Beltsville, MD, giao dịch cá nhân) cũng cho thấy rằng trung bình dự đoán từ dự đoán tốt nhất là 600 kg cao hơn đối với các bản ghi chép 150 ngày so với giá trị của các yếu tố dự đoán. Một sự gia tăng về số ước lượng của sản lượng 305 ngày của các con sản xuất thấp là lý do ban đầu mà trung bình chu kỳ chuẩn của các bò cái Holstein có bản ghi chép đủ điều kiện để đánh giá di truyền quốc gia tăng lên khoảng 6% giữa các năm sinh bê 1996 và 1997 trái với trung bình tăng lên 1,6% từ 1980 đến 1996 và 1,2% từ 1997 đến 2004 (Norman vµ Thornton, 2006). Phương pháp dự đoán tốt nhất được thực hiện trên các tính trạng sản lượng và lượng tế bào Soma nhưng không thực hiện trên lượng tế bào Soma hoặc DS.

Các con vật vẫn còn lại trong đàn ở lứa 2, 3 và từ lứa 4 trở đi đạt trung bình sản lượng sữa lứa đầu cao hơn 800, 1104 và 1230 kg, tương ứng, trong những năm 1982 so với các con bị loại thải trước lứa đẻ 2 (Bảng 1). Sự sai khác về sản lượng sữa lứa đẻ đầu đó cao hơn 540, 873, và 905 kg, tương ứng, do Keown et al. (1976) báo cáo năm 1968. Trong những năm 1980, các con vật mà đạt năng suất cao nhất trong các kỳ sữa đầu của chúng vẫn còn lại với thời gian dài nhất trong đàn, nhưng lợi thế còn sống sót lại có liên quan với sản lượng sữa lứa đẻ đầu cao hơn (304 và 430 kg vào năm 1982 ở những con cái có từ 3 và 4 lứa trở lên, tương ứng, so với các con có 2 lứa) suy giảm theo thời gian (lợi thế tương xứng là 202 và 233 kg trong năm 1990). Sau năm 1990, các con sống lại từ 4 lứa trở lên có sản lượng sữa lứa đẻ đầu thấp hơn một chút so với các con có 3 lứa. Sự suy giảm đột ngột về mức vượt trội sữa (43%) từ năm 1996 đến 1997) với các gia súc có từ 2 lứa trở lên cũng thể hiện rõ ràng với tất cả các nhóm còn trụ lại khác.

Trung bình sản lượng sữa lứa đầu tiêu chuẩn cũng như sự khác nhau về sản lượng lứa đầu bình phương nhỏ nhất giữa các nhóm còn trụ lại được thể hiện ở bảng 2 với chất béo và ở bảng 3 với protein thực theo năm sinh bê đầu. Trung bình sản lượng lứa đẻ đầu từ năm 1982 cho đến 2000 tăng lên từ 298 đến 415 kg với chất béo (Bảng 2) và từ 246 đến 341 kg với protein thực (Bảng 3). Xu hướng của các nhóm còn trụ lại đối với lợi thế về sản lượng protein thực và mỡ sữa lứa đẻ đầu tương tự với xu hướng về sản lượng sữa. Sự suy giảm đột ngột về tính vượt trội về sản lượng (35% với mỡ sữa và 49% với protein thực) lại được tìm thấy giữa năm 1996 và 1997 với các con còn trụ lại có từ 2 lứa trở lên so với các con bị loại trước lứa 2.

Bảng 2.Trung bình sản lượng mỡ sữa lứa đẻ đầu và sai khác bình phương nhỏ nhất (lợi thế) về sản lượng mỡ sữa lứa đẻ đầu theo năm sinh bê đầu với các con còn sống lại đến 2, 3, và 4 lứa so với các con chỉ có duy nhất 1 số liệu lứa đầu

Lợi thế sản lượng lứa đẻ đầu (kg) dựa vào các lứa còn sót lại

Năm sinh bê đầu

Sản lượng mỡ sữa lứa đẻ đầu (kg)

2

2

3

4

1982

298

33

24

33

38

1984

298

33

25

34

37

1986

309

33

27

34

38

1988

322

35

29

36

39

1990

334

34

29

36

37

1992

352

35

31

37

37

1994

362

35

32

37

37

1996

369

34

32

36

36

1997

386

22

20

24

23

1998

395

19

16

20

20

1999

412

21

18

23

21

20001

415

20

18

21

21

1Năm chưa hoàn thiện.

 


Bảng 3. Trung bình sản lượng protein thực tiêu chuẩn lứa đẻ đầu và sai khác bình phương nhỏ nhất (lợi thế) về sản lượng protein thực lứa đẻ đầu theo năm sinh bê đầu đối với các con còn sống lại đến

2, 2, 3, và 4 lứa so sánh với các con chỉ so duy nhất 1 số liệu lứa đẻ đầu

Lợi thế sản lượng lứa đẻ đầu (kg) dựa vào các lứa còn sót lại

Năm sinh bê đầu

Sản lượng protein thực lứa đẻ đầu1 (kg)

2

2

3

4

1982

246

31

23

32

35

1984

245

31

25

32

35

1986

254

32

27

33

36

1988

260

33

28

34

36

1990

271

33

29

35

36

1992

284

36

33

38

38

1994

295

37

34

39

38

1996

299

35

33

37

36

1997

315

18

16

19

18

1998

324

17

15

19

18

1999

338

19

17

21

19

20002

341

18

17

20

19

1 Sản lượng protein thực trước tháng 5 năm 2000 được ước lượng bằng cách lấy sản lượng protein thô trừ 0,0019 lần sản lượng sữa.

2Năm chưa hoàn thiện.

 

Số bò cái có số liệu lượng tế bào Soma (Bảng 4) tăng lên từ 105,989 vào năm 1987 đến 507,970 vào năm 1999. Năm 1988, chỉ 41% số bò cái được kiểm tra về lượng tế bào Soma nhiều bằng kiểm tra protein, nhưng vào năm 2000 so con được kiểm tra lượng tế bào Soma được kiểm tra nhiều hơn protein 3%. Trung bình lượng tế bào Soma lứa đẻ đầu là 3,38 vào năm 1987 và 3,13 vào năm 2000 và cho biết dao động lớn theo năm. Các con cái vẫn có ³2 chu kỳ sữa có một lợi thế đặc thù đối với lượng tế bào Soma lứa đẻ đầu (giảm 0,34 đến 0,62) so sánh với các con cái bị loại thải trước lứa 2. Lợi thế tăng cho đến tận năm 1994 nhưng suy giảm mạnh mẽ năm 1997, chủ yếu là kết quả thực hiện phương pháp dự đoán tốt nhất. Đối với tất cả các năm sinh bê, lợi thế về lượng tế bào Soma lứa đẻ đầu đối với bò cái mà còn trụ lại từ 2 lứa trở lên trên các năm đó mà bị loại trước lứa đẻ 2 tăng lên với số lứa đẻ tiếp tục còn lại.

Bảng 4.Số bò cái có số liệu lượng tế bào Soma, trung bình lượng tế bào Soma tiêu chuẩn lứa đẻ đầu, và sai khác bình phương nhỏ nhất lứa đẻ đầu (lợi thế) về lượng tế bào Soma lứa đẻ đầu theo năm sinh bê đối với các bò cái tiếp tục còn sống lại 2, 2, 3, và 4 lứa đẻ so sánh với các con cái chỉ có duy nhất 1 số liệu lứa đẻ đầu

Lợi thế lượng tế bào Soma lứa đẻ đầu dựa vào các lứa còn sót lại

Năm sinh bê đầu

Số bò (Con)

Lượng tế bào Soma lứa đẻ đầu

2

2

3

4

1987

105,989

3.38

–0.37

–0.26

–0.34

–0.47

1988

184,148

3.20

–0.41

–0.32

–0.39

–0.50

1990

261,549

3.02

–0.51

–0.39

–0.48

–0.63

1992

336,422

3.16

–0.58

–0.45

–0.55

–0.71

1994

453,942

3.13

–0.62

–0.49

–0.59

–0.75

1996

445,807

3.09

–0.58

–0.46

–0.56

–0.72

1997

481,527

3.07

–0.34

–0.23

–0.32

–0.46

1998

502,974

3.06

–0.36

–0.26

–0.35

–0.48

1999

507,970

3.07

–0.35

–0.25

–0.34

–0.46

20001

375,580

3.13

–0.34

–0.24

–0.33

–0.44

1Năm chưa hoàn thiện.

 

Bảng 5 cho biết trung bình ngày nghỉ lứa đẻ đầu, mà tăng từ 120 ngày của 324545 con sinh bê vào năm 1982 đến 141 ngày của những con sinh bê vào năm 1999. Sự gia tăng đó phù hợp với sự suy giảm về tỷ lệ mang thai của đàn con gái là 5,43% giữa các bò cái sinh vào năm 1980 và sinh vào năm 1997 (Văn phòng chương trình cải tiến vật nuôi - Animal Improvement Programs Laboratory, 2006a), tương đương với tăng 21,7 ngày về ngày nghỉ (giảm 1% = tăng 4% về ngày nghỉ). Các bò cái mà còn sống lại ³2 chu kỳ sữa mang thai sớm hơn so với những con chỉ có 1 chu kỳ sữa. Mặc dầu lợi thế về ngày nghỉ đối với những con còn sót lại (³2 chu kỳ) suy giảm nhẹ suốt những năm 1980, lợi thế đó tăng lên từ năm 1988 (17 ngày) đến năm 2000 (43 ngày). Vào năm 1982, các bò cái bị loại thải trong chu kỳ sữa đầu có ngày nghỉ lứa đẻ đầu nhiều hơn 19, 17, và 23 so với những con có 2, 3, và ³4 chu kỳ sữa, tương ứng; những sai khác đó tăng đến ngày nghỉ cao hơn 34, 41, và 52 vào năm 2000. Các nhà chăn nuôi đang vắt sữa các bò cái không mang thai thời gian. Bởi vì mối quan hệ di truyền âm giữa tính trạng sản lượng và sinh sản (Dematawewa and Berger, 1998), tăng nhấn mạnh về sản lượng sữa dẫn đến tăng ngày nghỉ mặc dầu chọn lọc trực tiếp ngày nghỉ không nhiều khi loại thải. Sau năm 1984, các con còn sót lại trong 3 chu kỳ sữa nhìn chung có lợi thế tăng lên về ngày nghỉ ở những con cò sót lại trong 2 chu kỳ sữa (ít hơn 7 ngày vào năm 2000). Cũng tương tự như vậy, các con còn sống lại từ 4 chu kỳ sữa trở lên có lợi thế ngày nghỉ tăng và khác biệt (ngày nghỉ không nhiều hơn 6 đến 11 ngày) so với các con còn sót lại đến 3 chu kỳ sữa.

Bảng 5.Số bò cái có số liệu ngày nghỉ, trung bình ngày nghie lứa đầu, và sự sai khác bình phương nhỏ nhất (lợi thế) về ngày nghỉ lứa đẻ đầu theo năm sinh bê đầu của các con còn sống lại 2, 2, 3, và 4 lứa so sánh với các con chỉ có duy nhất 1 số liệu lứa đẻ đầu

Lợi thế ngày nghỉ lứa đẻ đầu (ngày) dựa vào các lứa đẻ còn sót lại

Nam sinh bê đầu

Số bò cái (con)

Ngày nghỉ lứa đẻ đầu (ngày)

2

2

3

4

1982

324,545

120

–20

–19

–17

–23

1984

356,007

121

–18

–18

–16

–22

1986

399,445

122

–18

–14

–15

–22

1988

425,235

125

–17

–14

–15

–21

1990

447,519

127

–20

–16

–18

–25

1992

449,924

127

–22

–16

–20

–29

1994

435,105

131

–24

–18

–22

–31

1996

427,358

136

–29

–21

–28

–37

1997

447,555

137

–37

–29

–35

–46

1998

466,098

143

–41

–32

–41

–52

1999

468,755

141

–42

–34

–42

–52

20001

344,445

142

–43

–34

–41

–52

1Năm chưa hoàn thiện.

 

Bảng 6 cho biết số bò cái có DS ghi chép, khoảng 30% số có giá trị đối với các tính trạng khác trong những năm gần đây. Tính trạng này được đo lường trên phạm vi 5 điểm từ 1 (không có vấn đề gì trong thời gian sinh bê hoặc không theo dõi thấy) đến 5 (Cực khó khi sinh bê) (Van Tassell et al., 2003). Trung bình điểm khó đẻ lứa đầu có phạm vi từ 1,64 năm 1985 (không thể hiện ở bảng) đến 1,77 năm 2000. Mặc dầu điểm khó đẻ có mối quan hệ âm với khả năng sống lại, các con cái có từ 2 lứa trở lên có khả năng sinh đẻ lứa đầu chỉ dễ hơn một chút (điểm khó đẻ thấp hơn khoảng 0,10 đến 0.14) so với các con chỉ có 1 lứa đẻ. Số kỳ sữa mà các con cái đã hoàn thành nhìn chung tăng lên ngang bằng với điểm khó đẻ giảm xuống; lợi thế điểm khó đẻ của các con mà còn sót lại tron 3 chu kỳ sữa giống hệt như hoặc cao hơn so với điểm khó đẻ của các con cái sống sót đến 2 chu kỳ sữa của 17 trong 21 năm phân tích (không thể hiện ở bảng). Tỷ lệ loại thải toàn đàn không bị ảnh hưởng nhiều do điểm khó đẻ, có thể do tần số các lần sinh bê cực khó ở mức thấp (Van Tassell et al., 2003).


Bảng 6.Số bò cái có số liệu về điểm tình trạng sinh đẻ, trung bình điểm tình trạng sinh đẻ lứa đầu, và sai khác bình phương nhỏ nhất (lợi thế) về điểm trạng thái sinh đẻ lứa đầu theo năm sinh bê đầu của các con sống sót lại đến 2, 2, 3, và 4 lứa so sánh với các con chỉ có duy nhất 1 số liệu lứa đẻ đầu

Lợi thế về tình trạng sinh đẻ lứa đầu dựa vào các lứa còn sót lại

Năm sinh bê đầu

Số bò cái (con)

Tình trạng sinh đẻ lứa đầu

2

2

3

4

1982

10,179

1.68

–0.13

–0.11

–0.11

–0.15

1984

15,133

1.67

–0.14

–0.09

–0.13

–0.18

1986

24,753

1.66

–0.10

–0.10

–0.09

–0.11

1988

30,548

1.67

–0.12

–0.08

–0.13

–0.15

1990

43,380

1.66

–0.11

–0.10

–0.10

–0.13

1992

61,870

1.78

–0.14

–0.10

–0.13

–0.18

1994

72,955

1.71

–0.13

–0.10

–0.12

–0.17

1996

89,492

1.70

–0.12

–0.09

–0.12

–0.16

1997

98,863

1.72

–0.10

–0.07

–0.10

–0.12

1998

136,598

1.70

–0.10

–0.07

–0.09

–0.14

1999

143,050

1.73

–0.11

–0.07

–0.10

–0.15

20001

108,117

1.77

–0.12

–0.09

–0.11

–0.16

1Năm chưa hoàn thiện.

 

 

Nguồn: trungtamqlkdg.com.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác