Góc nhìn chuyên gia

Tiện nghi hiệu quả cho bò sữa (P1)
I. Giới thiệu: Khi bàn về tiện nghi cho bò cần lắng nghe và hiểu được rất nhiều ý kiến về vấn đề này. Tuy nhiên, tiện nghi cho bò là gì? Đánh giá nó như thế nào? Và một điều có thể còn quan trọng hơn, đó là tiện nghi cho bò góp phần thế nào trong việc đem lại nguồn lợi cho trang trại? Trong thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu và các nhà sản xuất đã quan tâm hơn đến việc tạo ra một môi trường dễ chịu cho bò sữa và bò cái tơ thay đàn. Các quan sát và kinh nghiệm cho thấy những con bò sống trong môi trường dễ chịu cho nhiều sữa hơn và nói chung khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn. Bản thân những con bò không thể giải thích điều gì làm chúng cảm thấy dễ chịu. Nhưng chúng ta có thể quan sát, đo lường các hoạt động, hành vi và môi trường sống của chúng để liên hệ những điều quan sát với những điều làm cho chúng cảm thấy dễ chịu.

Bò cần có đủ thức ăn, nước uống chất lượng tốt, không khí trong lành, nơi nghỉ ngơi sạch sẽ và được đi lại thoải mái. Đó là tiện nghi dành cho chúng! Chúng phải hoại động tự nhiên, đứng lên, nằm xuống dễ dàng. Đây có phải là điều đang diễn ra trong trại của bạn không? Viêm vú, đau móng, cổ bị trầy xước, khuỷu chân bị trầy xước hoặc sưng to cho thấy các vấn đề về tiện nghi.

Trong cuốn "Tiện nghi Hiệu quả cho Bò", bạn sẽ tìm thấy tất cả các thông tin cơ bản về tiện nghi cho bò dựa trên các hoạt động và nhu cầu của chúng. Tiện nghi cho bò không phải là một sản phẩm hoặc một công cụ mà là những gì đang xảy ra bên trong và xung quanh chuồng hai mươi bốn giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần. Các thay đổi theo mùa sẽ tác động đến điều này. Trên tất cả, cần đánh giá tiện nghi của bò và quản lý bằng kiến thúc. Hãy đọc quyển sách này và tìm hiểu cách mà tiện nghi cho bò có thể góp phần vào việc tạo ra lợi nhuận. Cho người đại diện của Delaval biết suy nghĩ của bạn và chúng ta sẽ cùng làm cho trang trại bò sữa tăng lợi nhuận cũng như tiện nghi hơn.

II. Phương pháp làm cho bò thoải mái

Một hệ thống vắt sữa tiện nghi nhất trên thế giới cũng không hiệu quả nếu bò không cảm thấy dễ chịu. Để giúp bạn đánh giá được mức độ thoải mái của bò ở trại, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp của Delaval để hướng dẫn bạn thực hiện một cách bài bản ngay tại trại.

Delaval sử dụng ba phạm trù chính để đánh giá mức độ thoải mái của bò như sau:

- Dấu hiệu cơ thể: nhìn, nghe, cảm nhận con bò và đánh giá xem nó có khỏe mạnh không. Xem các thông tin liên quan trong chương III.

- Điểm thể trạng (BCS): Chấm điểm thể trạng các con bò của bạn theo một phương pháp chấm điểm tiêu chuẩn về lượng mỡ trong cơ thể theo từng giai đoạn cho sữa. Xem các thông tin liên quan trong chương IV.

- Điểm vận động: Chấm điểm mức độ khập khiễng của bò theo một phương pháp tiêu chuẩn. Điều này giúp xác định các vấn đề tiềm tàng trước khi bò bị khập khiễng thực sự. Xem các thông tin chi tiết hơn trong chương V.

Kiểm tra cả ba vấn đề trên sẽ đem lại các dữ liệu đáng giá về tình trạng sức khỏe của đàn bò, giúp bạn quyết định hoạt động nào cần điều chỉnh hoặc cải thiện. Tăng cường tiện nghi cho bò sẽ nhằm cải thiện được các vấn đề chính yếu. Hãy cùng Delaval đánh giá mức độ thoải mái cho bò và bạn sẽ biết được cần phải bổ sung những gì để gia tăng mức độ thoải mái cho chúng.

 

III. Các dấu hiệu cơ thể

Bò liên tục cho bạn biết mức độ của những gì bạn cung cấp cho chúng như sức khỏe, điều kiện chuồng trại và chất lượng thức ăn. Khái niệm về các dấu hiệu từ bò giúp bạn thu thập thông tin và sử dụng chúng để cải thiện điều kiện chăm sóc, sức khoẻ và sản lượng một cách hiệu quả.

Hãy nhớ rằng Điều quan trọng nhất của trang trại bò sữa là những con bò.

Jan Hulsen

Tác giả quyển Các tín hiệu của bò.

Các dấu hiệu của bò là gì?

Bò luôn cho thấy các dấu hiệu về điều kiện chăm sóc và sức khỏe của chúng. Các dấu hiệu này được thể hiện thông qua hoạt động, thái độ, ngôn ngữ cơ thể và thể trạng. Bạn có thể sử dụng các dấu hiệu này để tối ưu hóa sức khỏe, tiện nghi và sản lượng sữa của đàn.

Hãy tự hỏi H:

Tôi nhìn thấy điều gì?

Điều gì gây ra như thế?

Và như thế có nghĩa là gì?

Cách đánh giá các dấu hiệu của bò

Đánh giá một con bò không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Hãy xem bảng các dấu hiệu của bò và thuộc nằm lòng nó. Mỗi khi bạn bước vào trong đàn bò, hãy chọn lấy một con và kiểm tra nó theo các chỉ số chính dành cho một con bò khỏe mạnh được nêu ra dưới đây. Sau khi đã kiểm tra một số con như thế, bạn sẽ bắt đầu hiểu được tiện nghi cho bò và thấy được các vấn đề mà bạn cần giải quyết. Đừng đưa ra kết luận gì trong giai đoạn này vì bạn vẫn cần phải kiểm tra điểm thể trạng và điểm vận động.

 

Các dấu hiệu cơ thể

- Hoạt động: bò sẽ tỏ ra thoải mái ở một mức stress tối thiểu. Nếu dáng đi không cân đối hoặc lưng cong có thể là bò bị đau chân hoặc có vấn đề về tiêu hóa.

- Thể trạng: Thể trạng cho bạn biết rất nhiều về khẩu phần đang cho ăn. Bò quá mập hoặc quá gầy sẽ không sản xuất sữa với năng suất cao nhất. Sử dụng thang điểm thể trạng để đánh giá thể trạng.

- Nhiệt độ: Thân nhiệt của bò nên ở mức 38 hoặc 390C. Tai lạnh có thể là bò đang bị sốt hoặc có vấn đề về tuần hoàn máu.

- Chân: Gót móng bị mòn hoặc bị tróc da chủ yếu là do vật liệu làm nền chuồng, thiết bị làm chuồng không được điều chỉnh phù hợp và/hoặc móng bị nhiễm trùng.

- Nhai lại: Bò dành ra khoảng bảy đến 10 giờ để nhai lại, một lần ợ thức ăn lên, bò sẽ nhai khoảng 40 đến 70 lần. Nếu nhai ít hơn có nghĩa là khẩu phần không phù hợp.

- Phân: Phân không quá đặc hoặc quá loãng cũng như không có các thành phần chưa được tiêu hóa hết.

- Mức độ linh lợi. Bò khỏe mạnh sẽ linh lợi và mạnh mẽ, da sáng bóng và bụng đầy.

- Cổ: Cổ bị sưng chủ yếu là do thanh chắn cổ quá thấp hoặc thiết bị chuồng không phù hợp.

- Móng: Bò khỏe mạnh sẽ đứng thẳng và đứng yên trong lúc ăn. Chân hay gõ xuống nền chuồng hoặc dáng đi khập khiễng là dấu hiệu móng có vấn đề. Nguyên nhân có thể là do khẩu phần, nền chuồng không tốt hoặc không được xử lý móng đầy đủ. Khi gọt móng nên xem bên dưới móng để phát hiện các dấu hiệu bổ sung khác và đánh giá tình trạng móng cùng với thang điểm vận động.

- Bầu vú: Đánh giá sức khỏe bầu vú, kiểm tra kỹ các đầu vú sau khi vắt sữa. Đầu vú khỏe mạnh đàn hồi tốt và có màu tự nhiên. Bầu vú không khỏe mạnh có thể do các vấn đề vệ sinh, thiết bị vắt sữa được lắp đặt không tốt hoặc khẩu phần không cân bằng.

- Dạ cỏ: Dạ cỏ nên chứa đầy thức ăn. Mạn bên trái của bụng (khi nhìn từ phía sau) nên nhô ra. Nếu ấn nắm tay vào dạ cỏ sẽ co thắt khoảng 12 lần trong 5 phút.

- Hơi thở: Nhịp thở giao động khoảng 10 đến 30 lần một phút. Nhịp thở nhanh hơn cho thấy bò bị stress nhiệt, bị đau hoặc bị sốt.

IV. Điểm thể trạng

Điểm thể trạng (BCS) là gì?

Một mục đích của quyển sổ tay cho thấy kỹ thuật tính điểm thể trạng đơn giản này có thể góp phần đáng kể vào việc quản lý và chăn nuôi bò sữa hiệu quả. BCS giúp đảm bảo bò đang ở trong điều kiện thể trạng tốt nhất vào từng giai đoạn cho sữa hàng năm và việc thay đổi chế độ ăn một cách phù hợp cần được thực hiện để giải quyết các vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng.

Vì sao cần phải tính điểm thể trạng?

- Điểm thể trạng cho biết mức năng lượng dự trữ để cơ thể sử dụng khi cần thiết. BCS có thể giúp theo dõi mức độ cân bằng năng lượng cũng như hiệu quả sinh sản và sản xuất.

- Hệ thống tính điểm thể trạng thường dùng nhất là thang điểm từ 1 đến 5. Trong đó điểm 1 là bò gầy và điểm 5 là bò quá mập. Thang điểm này do Đại học Virginia Polytechnic Institute và State University của Mỹ lập nên. Các vùng cơ thể dùng để đánh giá thể trạng bao gồm xương chậu, chỏm mông, chỏm đuôi, các dây chằng xung quanh các xương này.

- Nên đánh giá điểm thể trạng của các nhóm trong đàn để biết được mức năng lượng thực chất có trong thức ăn.

- Nên kiểm tra thể trạng trong lần kiểm tra đầu tiên sau khi sinh, khi phối giống, khi khám thai, vài lần vào cuối chu kỳ cho sữa và khi cạn sữa.

Đánh giá điểm thể trạng có thể giúp hiểu được tình trạng dinh dưỡng trước thời điểm kiểm tra và nguyên nhân làm tăng hoặc giảm sản lượng sữa cũng như hiệu quả sinh sản. Kết quả kiểm tra cũng giúp dự báo được các vấn đề sắp phát sinh. Điểm thể trạng cho biết mức năng lượng dự trữ của cơ thể để dùng trong thời gian sắp tới. Cách tính điểm thể trạng được lập nên nhằm giúp nông dân và các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cũng như theo dõi tình trạng cơ thể bò một cách rõ ràng hơn. Điều này rất quan trọng vì chính các thay đổi thể trạng hàng tháng mới liên quan mật thiết đến tình hình sức khỏe, sinh sản và sản lượng sữa chứ không phải điều kiện thể trạng của một ngày nào đó.

Cách tính điểm thể trạng

Sử dụng mắt và tay để đánh giá lượng mỡ bao phủ vùng thăn, mông và chóp đuôi và tính điểm từ 1 đến 5. Các khu vực quan trọng nhất cần đánh giá là xương chậu và xương chỏm mông, các dây chằng nối từ xương sống đến xương chậu và xương chỏm mông cũng nhu xương chóp đuôi. Các nghiên cứu cho thấy lượng mỡ tại các vị trí này có liên quan đến lượng mỡ trong cơ thể bò. Điểm thể trạng nên được dùng để giám sát mức năng lượng dụ trữ hơn là dùng để tính trọng lượng cơ thể. Trọng lượng cơ thể có thể thay đổi khi có sự thay đổi về lượng mỡ, khung xương, kích cỡ ruột và bầu vú.

Bảng tính thang điểm thể trạng

Điểm thể trạng

Đốt xương sống ở giữa lưng

Mặt cắt xương chậu nhìn từ phía sau

Mặt bên đường nối giữa xương chậu và xương chỏm mông

Khoảng lõm giữa chóp đuôi và xương chỏm mông nhìn từ phía sau /nhìn nghiêng

Nguồn: (Biên soạn từ): A.J. Edmondson, I.J.Lean, C.O.Weaver, T.Farver and G. Webster. 1989. A body condition scoring chart for Holstein dairy cows. J. Dairy Sci. 72:68-78

Điểm thể trạng = 1.5

Bò quá gầy và trong đàn không nên có nhiều con như thế. Khả năng sản xuất sữa, khả năng sinh nở không tốt và thường là không được khỏe mạnh. Xương sống, xương sườn ngắn, xương chậu, xương chỏm mông và xương chóp đuôi lộ rõ. Có thể nhìn thấy rõ phân nửa các chuyển động ngang của xương. Các dây chằng lộ rõ. Vùng xung quanh chóp đuôi và mông lõng sâu xuống. Phần da giữa chóp đuôi và vùng chỏm mông có nhiều nếp gấp.

Điểm thể trạng = 2

Bò rất gầy, làm giảm sản lượng sữa và sinh sản kém. Sức khỏe có thể không có vấn đề gì. Có thể nhìn thấy rõ xương sống và xương sườn ngắn nhưng không nhìn thấy rõ từng đốt xương. Phần nhô lên của các xương sườn ngắn trông giống hình các vân trên vỏ sò. Khi ấn tay vào không cảm nhận được lớp mỡ trên bề mặt của các xương này. Xương chậu và xương chỏm mông lộ rõ. Không cảm nhận được lớp mỡ trên các xương chỏm mông. Các dây chằng lộ rõ. Các vùng da xung quanh đuôi và đĩa mông lõm sâu. Vùng da giữa chóp đuôi và chỏm mông có các nếp gấp.

Điểm thể trạng 2.5

Không nên có hơn 10% số bò trong đàn có điểm thể trạng bằng hoặc dưới 2.5. Đây là điểm thể trạng thấp nhất có thể chấp nhận được. Có thể nhìn thấy các đốt xương sống nhưng không lộ rõ từng đốt một. Có thể đếm được các xương sườn ngắn nhưng chúng không tạo thành hình các đường vân trên vỏ sò. Có thể nhìn thấy rõ các dây chằng nhưng không sắc nét như trong điểm thể trạng 2. Xương chậu và xương chỏm mông nhô ra nhưng vẫn cảm nhận được một ít mỡ trên xương chỏm mông. Vùng xung quanh chóp đuôi và mông lõm xuống.

Điểm thể trạng 3

Bò khỏe mạnh, cho sữa tốt. Nhưng nếu bò sinh con ở thể trạng này thì có thể không có đủ mỡ trong giai đoạn đỉnh sữa và duy trì cơ thể cho đến khi tăng lượng chất khô thu vào. ở điểm thể trạng này, hình dáng mông đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ dạng chữ U sang dạng chữ V. Những con có điểm thể trạng dưới 3 có vùng mông hình chữ V. Có thể nhìn thấy xương sống nhưng các đốt xương tròn đầy. Bao phủ các xương sườn ngắn là một lớp thịt dày từ 1, 5 đến 2, 5cm. Có thể nhìn thấy dưới 25% các chuyển động của ngang của xương. Các dây chằng có mỡ bao phủ nhưng vẫn nhìn thấy rõ. Có thể cảm nhận được một ít mỡ trên vùng chậu và chỏm mông. Vùng quanh chóp đuôi lõm vào nhưng da không có nếp gấp.

Điểm thể trạng 3.5

Bò cạn sữa và bò đang sinh con nên có điểm thể trạng này. ở những con này, có thể cảm nhận được mỡ trên xương sống, xương sườn ngắn và các dây chằng. Không thể nhìn thấy các chuyển động ngang của xương. Mông hơi lõm vào. Có thể không nhìn thấy dây chằng của xương chóp đuôi (vùng chóp đuôi) nhưng vẫn có thể thấy dây chằng của xương cùng. Vùng xung quanh chóp đuôi tròn, đầy đặn nhưng không quá mập.

Điểm thể trạng 4

Bò sinh con sinh con ở điểm thể trạng này sẽ ăn ít đi, giảm trọng lượng nhiều hơn và có nhiều vấn đề về chuyển hóa chất hơn. Lưng phẳng nhưng bên trong chứa đầy mỡ. Không thể nhìn thấy các đốt xương sườn ngắn từng cái một nhưng có thể cảm nhận được khi ấn tay vào. Hình chữ U giữa vùng chậu và xương chỏm mông bằng phẳng, không bị lõm. Không thể nhìn thấy các dây chằng. Vùng xung quanh chóp đuôi tròn đầy và có các ngan mỡ.

Điểm thể trạng 5

Bò quá mập và sẽ có các vấn đề về chuyển hóa chất cũng như sinh sản. Không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được xương sống và các xương sườn ngắn. Xương chậu và xương chỏm mông bị mỡ phủ kín và khó sờ thấy. Vùng mông tròn đầy. Chóp đuôi phủ đầy mỡ.

Điểm thể trạng mục tiêu cho bò sữa

 

Các khuyến cáo về quản lý điểm thể trạng

Nên kiểm tra điểm thể trạng vào thời điểm sinh bê, trong thời gian kiểm tra đầu tiên sau khi sinh, khi phối giống và khám thai, một lần trong giai đoạn cho sữa và cạn sữa. Các chuyên viên dinh dưỡng chịu trách nhiệm cung cấp thức ăn cho nhiều nhóm bò khác nhau nên xác định điểm thể trạng trung bình của từng nhóm bò. Điểm thể trạng nên là yếu tố quyết định mức năng lượng trong khẩu phần thay vì sử dụng mức giá trị năng lượng do máy tính dự báo. Nếu bò quá gầy trong giai đoạn cho sữa, điều chỉnh tăng mức năng lượng trong khẩu phần và tập trung vào các biện pháp gia tăng lượng chất khô hấp thu. Xác định mức độ nghiêm trọng của các vấn đề chuyển hóa chất và có thể gây giảm cân. Vào cuối chu kỳ sữa, bò sẽ sử dụng năng lượng dự trữ của cơ thể hiệu quả hơn thời gian cạn sữa (cuối giai đoạn cho sữa là 75% và giai đoạn cạn sữa là 69%). Do vậy, nên tăng điểm thể trạng vào giữa và cuối chu kỳ sữa (sau 75 đến 100 ngày của chu kỳ) và đạt được điểm thể trạng cần thiết khi sinh bê là khoảng 3.5 thay vì vào giai đoạn cạn sữa. Nếu bò quá mập vào cuối chu kỳ, hãy giảm mức năng lượng trong khẩu phần ngay lập tức hơn là giảm lượng thức ăn trong giai đoạn cạn sữa.

Khi cho ăn theo nhóm, những con trong cùng một nhóm nên có thể trạng gần giống nhau. Nếu không đạt được điều này, sẽ có nhiều khả năng phát sinh vấn đề. Có thể sẽ có một số con đang có vấn đề nghiêm trọng về chuyển hóa chất nên làm giảm lượng chất khô thu vào ở đầu chu kỳ sữa. Có thể một số con không nhận được đầy đủ các thành phần trong ăn khẩu phần trộn TMR. Ví dụ như một số con bị loại ra hoặc bị cho ăn riêng bằng cỏ khô. Có thể có một số vấn đề về móng hoặc chân làm chúng không thể đến máng ăn được. Có thể có một số vấn đề về sinh sản làm cho bò dồn chung vào một nhóm riêng lâu hơn bình thường - Những con này có thể mập lên trong khi những con khác trong đàn cho sữa đều đặn và có đủ mức năng lượng cần thiết. Nếu đàn không đồng đều, rất khó thiết kế được khẩu phần phù hợp cho cả đàn. Có nhiều khả năng là một số con không có được khẩu phần có mật độ dinh dưỡng phù hợp trong khi một số con khác có quá nhiều. Những con hấp thu quá nhiều sẽ mập lên và lãng phí mức dinh dưỡng mà chúng hấp thu.

Muốn tìm hiểu thêm thông tin về dinh dưỡng cho bò cái và khẩu phần trộn TMR vui lòng xem sổ tay Delaval Efficient Feeding hoặc vào website: www.delaval.com - vào đường dẫn Dairy Knowledge, sau đó vào Efficient Feeding.

Đầu chu kỳ sữa

Chúng ta đều biết rằng những con bò có sản lượng cao sử dụng rất nhiều năng lượng từ nguồn mỡ dự trữ của cơ thể để sản xuất sữa vào đầu chu kỳ. Trọng lượng thường giảm khoảng 1 đến 1.5 kg mỗi ngày trong 100 ngày đầu của chu kỳ. 45 giam mở được chuyển hóa sẽ tạo ra khoảng ba kg sữa. Nhiều đàn giảm điểm thể trạng 0.5 điểm trong 30 ngày đầu của chu kỳ. Mục tiêu đặt ra là không nên giảm quá 0.5 điểm vào thời gian này. Điều tối quan trọng là không nên giảm quá một điểm thể trạng trong 30 ngày của chu kỳ sữa. Những con có thể trạng mập sẽ có chu kỳ động dục không đều, thời điểm trứng rụng lần đầu tiên sẽ dài hơn và có thể không đậu thai. Khả năng sản xuất sữa của những con này cũng không ổn định.

Những con có điểm thể trạng quá 3.75 trong vòng 2 tuần trước khi sinh có nhiều khả năng ăn ít đi, giảm cân, có mỡ trong gan, mắc chứng ketosis, mức axít béo không este hóa cao, có nhiều vấn đề về sinh sản. Khi bò giảm lượng mỡ dự trữ, đặc biệt là hai tuần trước và sau khi sinh, gan sẽ tập tích tụ và chuyển hóa mỡ. Do đó sẽ phát sinh chứng ketosis. Trong một nghiên cứu của Michigan, tám phần trăm bò cạn sữa có thể trạng dưới 4 điểm có vấn đề về sức khỏe trong khi đó con số này ở những con có có điểm thể trạng cao hơn 4 là 17%. Trong một nghiên cứu khác, bò có điểm thể trạng 4 hoặc cao hơn khi cạn sữa dễ phát sinh các vấn đề về sinh sản.

Ngay cả khi bò có thể tránh được các vấn đề về sinh sản do quá mập, cũng sẽ không hiệu quả nếu tăng thể trạng lên quá cao (hơn 3.75) trong giai đoạn cho sữa và cạn sữa sau đó giảm đi sau khi sinh. Bò cần tốn năng lượng cho việc xử lý mỡ dự trữ cũng như khi sử dụng lượng mỡ này.

Giai đoạn cạn sữa

Không nên cho những con quá mập ăn chế độ ăn kiêng khi cạn sữa do nguy cơ gan nhiễm mỡ sẽ cao. Một điều không hiệu quả nhưng có thể chấp nhận được là tăng điểm thể trạng trong giai đoạn cạn sữa nếu cần phải đạt được điểm thể trạng 3.5 khi sinh. Trọng lượng cơ thể cần tăng trong giai đoạn cạn sữa cho dù thể trạng như thế nào vì bê con trong bụng bò mẹ sẽ tăng khoảng 45 đến 68 gram mỗi ngày.

V. Điểm vận động

Điểm vận động là gì?

Điểm vận động là một thông số định lượng về khả năng đi lại bình thường của bò. Điểm này được tính bằng cách quan sát bằng mắt theo thang điểm từ 1 đến 5. Theo đó, điểm 1 thể hiện bò đi đứng bình thường và điểm 5 thể hiện bò bị đau chân.

Điểm vận động có thể được đánh giá bằng cách quan sát từng con một trong vòng vài giây. Nói chung, điểm vận động 2 và 3 được xem là dấu hiệu của việc bò bị đau chân cận lâm sàng trong khi điểm 4 và 5 cho biết các dấu hiệu lâm sàng của chứng đau chân. Điểm vận động cao hơn 1 không có nghĩa là dáng đi của bò bị ảnh hưởng mà chỉ có nghĩa là dáng đi có một mức độ bất thường nào đó (ví dụ như đau chân). Điểm vận động cao hơn 1 có thể cho thấy cần can thiệp đối với từng con hoặc một nhóm nào đó để xác định nguyên nhân gây nên dáng đi bất thường.

Bảng điểm vận động

 

Nguồn: Steven L.Berry, DVM, MPVM; Đại học Davis và Công ty Zinpro 1997, trong Cow Signals của J Hunsen

Thang điểm vận động nào là tốt?

Có thể nói là không thể có chuyện bò trong đàn không bị khập khiễng, nếu điểm vận động cao hơn 1 được xem là dấu hiệu của tình trạng khập khiễng. Tuy nhiên có thể giảm thiểu các dấu hiệu khập khiễng lâm sàng (điểm vận động 4 hoặc 5). Nghiên cứu cho thấy có thể đạt được điều kiện này trong một nhóm bò cao sản của một đàn bò sử dụng vào mục đích kinh doanh ở California. Một mục tiêu hợp lý có thể là 65% đàn có điểm vận động 1 và ít hơn 3% điểm 4. Những con có điểm vận động 5 nên được đưa sang khu vực điều trị cho dù chỉ là để chúng cảm thấy dễ chịu hơn.

Làm thế nào bò có thể bỗng chốc trở nên bớt khập khiễng? Câu trả lời nằm trong bản chất của hệ thống tính điểm vận động. Hệ thống này không thực sự đánh giá mức độ khập khiễng bằng cách dựa trên hình dáng của lưng và bước chân. Mặc dù các yếu tố này rõ ràng có liên quan đến chứng khập khiễng nhưng chúng không cho biết nguyên nhân gây khập khiễng.

Các nguyên nhân như chấn thương, mụn nước ở gót móng, áp xe lòng bàn chân, có đá kẹt trong kẽ móng, thậm chí các nguyên nhân gây đau bụng (đầy hơi, dạ múi khế bị lệnh, có dị vật trong bao tử) cũng làm thay đổi hình dáng của lưng và dáng đi. Một số trường hợp sẽ tự khỏi nên bò có thể đi lại dễ dàng hơn và giảm khập khiễng. Nhưng rõ ràng là điểm vận động 3 hoặc cao hơn cho thấy cần phải kiểm tra để phát hiện nguyên nhân gây khập khiễng. Nếu cần thiết phải có biện pháp khắc phục. Cần lưu ý rằng nguyên nhân làm tăng điểm vận động không chỉ nằm ở chân hoặc móng.

Kết luận

Tính điểm vận động là một cách đánh giá định lượng tương đối nhanh và đơn giản về khả năng đi lại bình thường của bò. Nếu điểm vận động được ghi nhận đều đặn (hàng tháng) thì có thể được dùng để xác định những con có nguy cơ bị khập khiễng lâm sàng cần được kiểm tra và xác định nguyên nhân.

Điểm vận động của cả nhóm có thể được dùng để xác định mức độ thất thoát doanh thu sữa dự kiến trong một đàn hoặc một nhóm bò của trại. Mức tổn thất dự kiến đó dùng để quyết định xem có cần can thiệp bằng phương pháp quản lý hoặc về mặt dinh dưỡng. Cuối cùng, thu thập điểm vận động thường xuyên có thể cung cấp chỉ số về mức độ khập khiễng và chỉ số hiệu quả của các biện pháp được thực hiện để giảm thiểu tình trạng khập khiễng.

VI. Bò cái

Hành vi tự nhiên

Kiểm tra mức độ thoải mái của bò có nghĩa là quay lại lịch sử để tìm ra hành vi bình thường của bò. Trước kia bò được nuôi trên đồng cỏ và có thể sống theo các dạng hành vi bình thường. Tuy nhiên các hành vi này đã bị giới hạn khi bò bị đưa vào nuôi trong chuồng. Để đánh giá mức độ thoải mái của bò điều quan trọng nhất là biết hoạt động nào của bò là bình thường. Bò càng hoạt động bình thường trong chuồng thì sẽ có lợi cho bản thân nó và cho người nuôi. Dưới đây là quỹ thời gian hàng ngày được đơn giản hóa của bò đang cho sữa.

Quỹ thời gian hàng ngày của bò đang cho sữa

Hoạt động

Quỹ thời gian (giờ/ngày)

Ăn

3 đến 5 giờ (9 đến 14 bữa ăn mỗi ngày)

Nằm nghỉ

12 đến 14 giờ

Hoạt động giao tiếp trong đàn

2 đến 3 giờ

Nhai lại

7 đến 10 giờ

Uống nước

30 phút

Bên ngoài chuồng (vắt sữa, đi lại)

2.5 đến 3.5 giờ

Nguồn: Grant, Rick: Kết hợp các hành vi của bò sữa vào công cụ quản lý

Sợ sống tách biệt

Bò là loài sống theo bầy đàn và sẽ cảm thấy rất căng thẳng khi bị tách riêng. Điểm hình là khi tách riêng một con ra khỏi đàn người ta đã phát hiện thấy lượng bạch cầu trong sữa gia tăng. Nên di chuyển chúng theo đàn và có một con đầu đàn đi trước.

Tiếng ồn

Bò nhạy cảm với tiếng ồn hơn con người. Tai bò rất nhạy với các âm thanh có tần số 8000 Hz, trong khi tai người nhạy cảm ở mức 1000 đến 3000 Hz. Vì nguyên nhân này nên chúng có thể nhạy cảm hơn con người đối với các âm thanh kêu kèn kẹt ví dụ như khi tiếng kim loại cọ vào nhau. Các âm thanh không liên tục hoặc tiếng động lạ rất dễ làm bò bị stress. Những con sống trong môi trường yên tĩnh thường dễ nhạy cảm với tiếng

Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác