Quản lý chăn nuôi bò sữa

Quản lý đàn bò

Một người chăn nuôi được đào tạo sẽ tạo ra sản lượng cao nhất với chi phí thấp nhất và có lợi nhuận cao. Kinh nghiệm, giáo dục và đào tạo đều nhấn mạnh điều này. Tuy nhiên, hầu hết các tập huấn đều nhấn mạnh đến các chi phí trực tiếp và làm cách nào để giảm thiểu các chi phí này. Tập huấn về tiện nghi cho bò hay cách nuôi bê con ít được nhắc đến.

Chi phí trung bình cho trại bò sữa ở Châu âu

Nguồn: DF-Report 2001; Phân tích so sánh chi phí. Phân tích theo thời gian. Dữ liệu. Nông dân chăn nuôi bò sữa Châu Âu, Frankfurt, Braunschweig.
 

 

 

 

 

 
Người chăn nuôi trông đợi rất nhiều từ nhưng con bò của mình. Chúng phải tạo ra nhiều sữa, mỗi năm sinh một con và có ít vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên có thể so sách bò sữa với các vận động viên thành tích cao. Ngay cả những vận động viên giỏi nhất cũng không thể đạt thành tích cao nếu điều kiện không tốt. Bò không thể đáp ứng được các trông đợi của người chăn nuôi nếu không được sống trong điều kiện tối ưu.
Người chăn nuôi phải tạo ra được một môi trường sống mà bò cảm thấy sung sướng và thoải mái, khi đó chúng mới có thể đáp ứng được những gì người chăn nuôi mong đợi. Bò khỏe mạnh và cảm thấy thoải mái chắc chắn sẽ thỏa mãn được nhiều trông đợi của người chăn nuôi và đem lại nhiều lợi hơn.

 

 

 

 

Để đạt được tất cả những điều này, người chăn nuôi hoặc trưởng trại phải thu thập và đánh giá tất cả các dữ liệu có được để điều chỉnh kế hoạch quản lý. Đánh giá các thông số thô về các chi phí trực tiếp cho thức ăn và máy móc. Các chi phí gián tiếp như không phát hiện động dục, bò loại thải hoặc khí hậu không thuận lợi rất khó đánh giá. Vì bò cần tối thiểu 2 năm để phát triển từ bê thành bò cái và không đóng góp được gì vào thu nhập trong khoảng thời gian này nên cần phải mất ít nhất ba chu kỳ sữa để hòa vốn các chi phí nuôi chúng đến trưởng thành. Cần thêm ba chu kỳ nữa để tạo ra lợi nhuận. Do đó, người chăn nuôi thành công nhắm đến việc tăng tối đa nguồn thu từ từng con bò sẽ nhìn chúng theo một cách khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khập khiểng
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng khập khiểng như nhiễm trùng, chế độ ăn thiếu xơ hoặc tổn thương thần kinh khi sinh nở. Những con bị khập khiểng không phục hồi sau khi được điều trị sẽ dành rất nhiều thời gian nằm nghỉ. Sản lượng sữa sụt giảm do ăn uống ít đi. Thông thường những con này cần phải được chăm sóc và điều trị dài ngày. Nếu sử dụng chúng cho việc sản xuất sữa, chúng cần có thời gian dài để dư lượng thuốc điều trị được phân giải. Một số con có thể sẽ không tự đứng dậy được khi điều trị hoặc trong thời gian chờ thuốc có công hiệu. Cách tốt nhất để giảm những con không có khả năng sản xuất như thế là quan sát đàn một cách cẩn thận, chẩn đoán sớm và điều trị nhanh chóng. Việc phát hiện sớm các vấn đề có thể phát sinh và điều trị phù hợp có thể ngăn chặn các trường hợp khập khiểng nghiêm trọng, cải thiện khả năng đi lại ở những con chưa bị nặng và tăng thời gian sản xuất của chúng. Nên luôn luôn kiểm tra xem những con bị khập khiểng có thể điều trị khỏi được không. Nếu không, nên loại thải chúng vì sự đau đớn mà chúng phải chịu sẽ gia tăng nếu không được điều trị.

 

Chứng khập khiểng có thể được phòng tránh bằng các biện pháp sau:
- Chọn giống bò có móng và chân tốt
- Cho ăn khẩu phần có hàm lượng xơ và khoáng phù hợp
- Chia khẩu phần ra ba hoặc nhiều hơn ba phần mỗi ngày để tránh viêm móng
- Giữ cho sân, lối đi và đồng cỏ không có các khu vực ẩm ướt hoặc lầy lội để tránh viêm nhiễm lây lan.
- Gọt móng ít nhất mỗi năm một lần; tốt nhất là hai lần mỗi năm.
- Phòng tránh chứng khập khiểng do tổn thương thần kinh khi sinh nở bằng các đánh giá đúng, phù hợp, sử dụng cẩn thận dụng cụ kéo bê cũng như cân nhắc việc can thiệp sớm bằng phương pháp sinh mổ.
- Tăng thời gian nghỉ ngơi.
- Sử dụng dung dịch nhúng móng thường xuyên. (Xem phần Đi lại).

 

 

Viêm vú là một căn bệnh tốn kém nhất trong ngành công nghiệp sữa hiện nay. Các tổn thất ước tính khoảng 184
uro mỗi con /năm. Rõ ràng là người chăn nuôi phải kiểm soát căn bệnh này để đạt mức lợi tức cao nhất.
Chi phí do viêm vú tính trên 200
uro cho mỗi con /năm

 

 

 

 

 

 

Khoảng 95% các trường hợp nhiễm trùng là do vi khuẩn Streptococcus agalactiae, Staphylococcus aureus, Streptococcus dysgalactiae, Streptococcus uberis va
scherichia coli. Năm phần trăm còn lại do các vi khuẩn khác gây ra.

 

 

Các vi khuẩn truyền nhiễm lây lan qua tay khi tiếp xúc, thiết bị vắt sữa, v.v. Các vi khuẩn này gồm Strepto agalactiae, Staph, aureus và Strep. Dysgalactiae. Strep agalactiae sống trong bầu vú và không thể tồn tại khi ra môi trường bên ngoài. Chúng nhạy cảm với penicillin và khi đã được điều trị một lần thường sẽ không quay trở lại trong đàn trừ khi có những con mới mua về bị nhiễm. Vi khuẩn Staph aureus sống trong bầu vú và trên bề mặt da của bò bị nhiễm. Có thể kiểm soát chúng một cách hiệu quả bằng cách quản lý tốt. Các vi khuẩn này có mức độ nhạy cảm vừa phải với kháng sinh khi bị nhiễm lần đầu tiên ở tuyến vú.
Các trường hợp bị nhiễm lâu hơn thường không có phản ứng khi điều trị. Các trường hợp nghiêm trọng có thể làm bò chết. Vi khuẩn Strep. Dysgalactiae sống hầu như ở mọi nơi, từ bầu vú đến dạ cỏ, trong phân và trong chuồng. Có thể kiểm soát bằng cách vệ sinh phù hợp. Kháng sinh cũng có tác dụng tương đối khi điều trị các vi khuẩn này.

 

 

Các vi khuẩn từ môi trường tồn tại trong môi trường sống của bò và luôn hiện diện. Vi khuẩn
.coli là các vi khuẩn sống trong môi trường ô nhiễm, chúng sống trong phân, nước ô nhiễm và vật liệu lót nền chuồng. Cần có công tác vệ sinh đầu vú và môi trường rất tốt trước khi vắt sữa để kiểm soát các vi khuẩn này. Vi khuẩn từ môi trường không phản ứng với kháng sinh. Vi khuẩn Strep. beris hầu như có mặt ở mọi nơi, từ dạ cỏ đến phân và bầu vú. Kiểm soát các vi khuẩn này bằng cách vệ sinh phù hợp và vắt sữa khi bầu vú khô, sạch.

 

 

Chúng ta vẫn biết rằng mức độ nhiễm khuẩn sẽ tăng tỷ lệ thuận với số lượng vi khuẩn có mặt ở đầu vú. Có mối quan hệ giữa môi trường trại sạch sẽ, bò sạch và số lượng tế bào thể trong bồn chứa sữa giảm. Trong một nghiên cứu, chỉ số vệ sinh môi trường dựa trên số lượng phân bám trên cơ thế bò và trong môi trường là dấu hiệu cho thấy sự có mặt của vi vú do coliform. Trong một nghiên cứu gần đây được thực hiện ở Wisconsin - Madison khi người ta cắt ngắn đuôi bò đi đã cho thấy số lượng các vi khuẩn gây viêm vú từ môi trường gia tăng đáng kể khi điều kiện vệ sinh bầu vú thấp.
Cần có qui trình vắt sữa phù hợp để duy trì sức khỏe bầu vú. Xem chương XV,
Vắt sữa.

 

 

Tình trạng thể lý của đầu vú là một dấu hiệu về chất lượng môi trường, quản lý qui trình vắt sữa và hệ thống vắt sữa. Cũng có thể sử dụng tình trạng đầu vú để biết nguy cơ viêm nhiễm bên trong bầu vú. Nguy cơ viêm vú là một vấn đề của các con số. Con số vi khuẩn ở gần chóp vú càng lớn thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao. Vết thương và các vết nứt trên đầu vú tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Các vết thương và vết nứt này làm bò bị đau nên chúng sẽ đá và đi tiêu nhiều hơn trong khi vắt sữa và làm giảm quá trình xuống sữa. Da khỏe mạnh sẽ dễ giữ vệ sinh hơn.
 

 

 

Qui trình đánh giá đầu vú nên được chuẩn hóa - luôn thực hiện trước hoặc sau khi vắt và chỉ nên để một người thực hiện cho cùng một nhóm bò. Tình trạng đầu vú nên được đánh giá lại sau khi có các thay đổi (thay đổi dung dịch nhúng sát trùng đầu vú, qui trình chuẩn bị vú trước khi vắt, lớp lót đầu hút, máy vắt sữa, nhịp hút sữa hoặc lực hút chân không) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đầu vú. Tình trạng đầu vú cung cấp các thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe bầu vú của cả đàn.
Tính điểm đầu vú
 

Nguồn: (biên soạn từ): Nhóm các khoa học về động vật ở Đại học Wageningen, Lelystad
Điểm vệ sinh
Giữ cho bò sạch sẽ là một phần thiết yếu trong việc kiểm soát viêm vú do môi trường. Vấn đề này áp dụng cho bò cạn sữa, bò cái tơ và bò đang cho sữa. Số lượng chất bẩn bám trên cơ thể bò cho biết mức độ vệ sinh của trại. Tình trạng viêm nhiễm da và bầu vú gia tăng nhanh chóng nếu bò bị dơ. Đây là một thang điểm tính cho cả nhóm và khi tăng một điểm sẽ làm tăng mức tế bào thể tổng số trong bồn chức tổng lên khoảng 50.000 ml.
Tính điểm vệ sinh dựa vào một thang điểm từ 1 đến 5 cho bầu vú (vú trước và vú sau, đầy bầu vú và đầu vú) và hai chân sau (từ khuỷu chân sau xuống sàn bao gồm cả móng). Nếu có những con có điểm vệ sinh từ  đến 5, nên kiểm tra vì sao chúng dơ như thế cũng như có các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Tình trạng kém vệ sinh có thể liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng của bò và không gian sống cũng như các vấn đề về môi trường như lớp lót nền chuồng hoặc việc quét dọn phân.
Bảng tính điểm vệ sinh
 
 

 

X. Nghỉ ngơi

 

Các tư thế nghỉ ngơi thông thường
 
Nằm - thời gian và tần suất
Với điều kiện lý tưởng, bò sẽ nằm nghỉ khoảng 14 giờ mỗi ngày. Trong thời gian đó chúng chỉ ngủ khoảng 0 phút. Khi bề mặt của nơi nằm nghỉ không thoải mái, chúng sẽ rút ngắn thời gian nghỉ lại. Nếu chúng không thể nằm xuống khi cần thiết, chúng sẽ đứng quá lâu và điều này sẽ thay đổi chu kỳ hành vi bình thường của chúng. Một khi chúng năm xuống, chúng sẽ nằm rất lâu. Do đó chúng sẽ ăn và uống ít đi, ít đi đến khu vực máng ăn hơn và hậu quả là ăn vào ít chất khô hơn. Nếu ban ngày chúng ăn ít bữa thì số lượng ăn mỗi lần sẽ tăng lên và chúng sẽ rơi vào tình trạng ăn quá nhiều để bù lại lượng thức ăn thiếu hụt.
Thời gian nghỉ ngơi là giữa thời gian ăn và đứng. Thời gian nằm nghỉ mỗi lần từ khoảng 0.5 đến 3 giờ, do đó chúng sẽ đứng lên nằm xuống nhiều lần trong ngày. Trong thời gian nằm nghỉ dài vào giữa ngày hoặc ban đêm, bò vẫn đứng dậy, vươn mình và nằm xuống lại ngay - thường là nằm nghiêng về phía khác. Bò dành khoảng nửa thời gian sống để nằm nghỉ. Bò sữa nằm xuống và đứng lên khoảng 16 lần mỗi ngày, có nghĩa là 5000 đến 7000 lần mỗi năm. Ngoài các việc khác, thời gian nằm nghỉ và số lần nằm nghỉ tùy thuộc vào độ tuổi, chu kỳ động dục và tình trạng sức khỏe. Thời tiết, chất lượng vật liệu lót nền, loại chuồng và mật độ nhốt cũng tác động đến thời gian cũng như số lần nằm nghỉ.
Bò cần nằm nghỉ. Nếu giảm thời gian này sẽ làm giảm sản lượng sữa.
Việc nằm nghỉ rất quan trọng vì:
- Chúng nghỉ ngơi và nhai lại trong lúc nghỉ.
- Móng được nghỉ ngơi và hong khô.
- Có chổ trong chuồng cho những con khác đi lại.
- Lượng máu tuần hoàn qua bầu vú tăng lên 0%.
Nằm xuống
Mỗi lần nằm nghỉ, hai phần ba trọng lượng cơ thể sẽ tập trung lên hai khuỷu chân trước (tùy giống và giai đoạn cho sữa giữa 500 và 650kg). Hai khuỷu chân trước sẽ thả rơi tự do xuống sàn chuồng từ độ cao 20 - 30 cm. Do đó, vật liệu lót nền chuồng rất quan trọng để chúng không bị đau khi nằm xuống. Một kiểm tra đơn giản là quan sát xem tốc độ nằm xuống trong ngăn chuồng. Nếu mất trung bình hơn năm phút thì nên kiểm tra lại ngăn chuồng đó cũng những vật liệu lót nền để biết nguyên nhân vì sao chúng không nằm xuống ngay được.
Cách bò nằm xuống
 
Nguồn: (biên soạn từ): Anon. Thiết kế chuồng cho gia súc, DACC
 

 

 

Một vấn đề cần quan tâm cũng rất quan trọng là khoảng không gian trống phía trước mặt bò. Chúng sẽ chúi đầu về phía trước khi đứng dậy. Khi không làm được điều này, tối thiểu chúng cần có đủ diện tích để nghiêng về hai bên trong ngăn chuồng. Nếu không có đủ không gian cho việc chúi đầu, bò sẽ gặp khó khăn khi đứng lên và cuối cùng là có thể không vào trong ngăn chuồng đó nữa.
 

 

 

Nguồn: (biên soạn từ): Anon. Thiết kế chuồng cho gia súc, DACC
 

 

 

 
Để đứng dậy và nằm xuống, khu vực nghỉ ngơi phải cung cấp đủ không gian cho bò đứng dậy, nghiêng về hai bên và về phía trước mà không gây cản trở, chấn thương hoặc làm chúng sợ. Chuyển động cơ thể khi đứng lên gồm việc được thoải mái nghiêng về phía trước, lúc lắc đầu lên xuống và sải bước về phía trước. Chuyển động khi nghỉ ngơi cũng cần phải được thoải mái nghiêng đầu về phía trước và lúc lắc đầu.
 

 

 

Có nhiều loại thiết kế ngăn chuồng khác nhau, hầu hết đều phù hợp. Cần quan sát các phản ứng của chúng khi ở trong ngăn chuồng. Không nên quá tập trung vào các số đo qui cách. Quan sát bò khi đứng dậy và nằm xuống trong ngăn chuồng. Cách bò đứng dậy trong ngăn chuồng cũng giống như khi ở ngoài đồng cỏ. Chúng cần chúi đầu xuống và nghiêng về phía trước để nâng trọng lượng cơ thể bằng hai chân sau khi đứng lên. Trong một ngăn chuồng, chúng có thể nghiêng về phía trước hoặc hai bên. Rất khó đưa ra các thông số chi tiết cho các ngăn chuồng vì các giống bò khác nhau có kích thước cơ thể khác nhau. Nên có tối thiểu 47cm cho khu vực phía trước mặt và 168 cm cho không gian của thân. Hơn nữa, phải rộng để chúng chúi xuống (ít nhất là 30cm). Do vậy, ngăn chuồng nên dài 245cm, trừ khi bò có thể chúi vào trong không gian phía trước ngăn chuồng. Nếu toàn bộ chiều dài của ngăn chỉ có 215cm, cần chừa chỗ hai bên cho chúng nghiêng qua khi đứng dậy. Uốn cong phần cuối của ngăn chuồng để không làm vướng khi bò di chuyển (phần trên hoặc dưới) sẽ cho phép chúng nghiêng về hai bên.
Nên lắp đặt một lớp đệm ở vị trí ngực trên sàn ngăn chuồng. Lớp đệm nên cách mép ngoài ngăn chuồng 168 cm và cao 15 đến 20cm với góc nghiêng 69 độ. Lớp đệm này sẽ tránh không cho bò tập trung quá nhiều trước ngăn chuồng, đỡ bò khi chúng đứng dậy và giữ cho ngăn chuồng được sạch.
 

 

 

Có nhiều yếu tố quan trọng cần xem xét khi lên kế hoạch làm bề mặt của ngăn chuồng. Bề mặt này phải có độ bền cao và dễ bảo quản, thoát nước tốt hoặc không thấm nước. Không được trơn trượt và giữ cho móng bám chắc để tránh gây chấn thương. Bề mặt chuồng phải mềm và dễ chịu, không được cứng, lạnh và ẩm thấp. Vật liệu làm bề mặt nên là vật liệu trơ để vi trùng gây bệnh không phát triển. Chi phí làm bề mặt phải được cân nhắc với khả năng làm giảm hoặc tăng nguy cơ gây chấn thương.
Có nhiều giải pháp khác nhau cho các hệ thống chuồng dạng nhốt cố định hoặc ra vào tự do. Vấn đề chính là bò đứng dậy và nằm xuống với cùng một vật liệu làm bề mặt sàn. Do đó, các tấm đệm cho các hệ thống nhốt cố định phải tạo được bề mặt nền êm và giúp bám chắc khi đứng.
 

 

 

Do trước kia bò đã quen với việc sống trên đồng cỏ và hiện nay chúng phải ở lâu trong chuồng nên vật liệu phủ bề mặt chuồng phải tạo được sự dễ chịu cho chúng. Thường là lấy từ hai nguồn:
- Vật liệu hữu cơ (rơm, dăm bào, mạt cưa, giấy và phân khô).
- Vật liệu vô cơ (cát, xi măng, đệm cao su và chất hút ẩm).
 
Các vật liệu thường dùng để phủ nền chuồng nhất là cát, rơm, mạt cưa và vôi. Nghiên cứu (2) cho thấy bò thích cát khi chúng nằm trong ngăn chuồng nhưng cũng rất thích đệm phủ. Nếu chuyển sang phủ nền bằng cát, cần nhớ rằng phải điều chỉnh các thiết bị xử lý phân vì có lẫn cát. Đây là lý do nên tách riêng không để cát lẫn vào phân. Các điểm bất lợi chính của cát là tốn kém và khó tìm. Cát có chi phí cao hơn các vật liệu khác và không phải dễ tìm ở một số nơi.
Các vật liệu hữu cơ cung cấp các -bon, đây là một loại thức ăn cho vi khuẩn. Nhưng bản thân các -bon không đủ cho vi khuẩn phát triển, chúng cần nhiệt độ ấm (gần với nhiệt độ cơ thể) và độ ẩm (do sữa bị rò rỉ, nước tiểu, phân và chân ướt). Nếu không có một trong các điều kiện này, mức độ sinh sôi của vi khuẩn sẽ giảm đi. Do không thể kiểm soát tất cả các điều kiện này nên cần sử dụng vật liệu xử lý nền chuồng để ức chế không cho vi khuẩn sinh sôi.
Đệm lót nền chuồng là hình thức phủ phù hợp. Cố gắng sử dụng đúng loại rơm, mạt cưa phù hợp hoặc vật liệu làm nền hợp vệ sinh. Làm được như thế sẽ giữ cho nền được sạch và khô, giảm được vi khuẩn sinh sôi và giữ cho bò được sạch giúp cho việc vắt sữa được dễ dàng hơn.
Các loại vật liệu lót nền khác nhau sẽ hỗ trợ nhiều loại vi khuẩn khác nhau sinh sôi. Mạt cưa là loại vật liệu kém nhất vì có nhiều vi khuẩn Klebsiella trong khi rơm lại tốt cho các vi khuẩn môi trường Streptococci và lây lan chúng đến lớp da đầu vú.
So sánh mức sinh sôi của các loại vi khuẩn gây viêm vú trong ba loại vật liệu phủ nền khác nhau

Số lượng vi khuẩn
Mạt cưa
Dăm bào
Rơm
Phủ nền1
Đầu vú2
Phủ nền
Đầu vú
Phủ nền
Đầu vú
Coloform tổng số
5.2
127
6.6
12
3.1
8

 

Vật liệu phủ bề mặt nền chuồng

 

Lớp lót nền chuồng

 

Thiết kế ngăn chuồng

 

Yêu cầu về không gian

 

Cách bò đứng dậy

 

Đứng dậy

 

 

 

Hệ thống tính điểm tình trạng đầu vú

 

Tình trạng đầu vú

 

Phòng ngừa

 

Các vi khuẩn từ môi trường

 

Các vi khuẩn truyền nhiễm

 

Các vi khuẩn gây viêm vú

 

nguồn: W.D. Gilson; tỷ lệ tổn thất từ nhiều nguồn khác nhau

 

Sức khỏe bầu vú

 

Phòng tránh

 

X. Tiện nghi vệ sinh cho bò

 

 

Quản lý đàn

 

Các trông đợi

Nguồn: (Biên soạn từ): Chiappini et al. JK Reneau, Đại học Minnesota, trong J Hulsen, Các dấu hiệu của bò

Thang điểm về tình trạng đầu vú có thể cho thấy chất lượng của công tác quản lý đàn, sự phù hợp của hệ thống cũng như quy trình vắt sữa, điều kiện môi trường không thể chấp nhận được cũng như các bệnh lây nhiễm đang có mặt trong chuồng. Quản lý đàn tốt nhắm đến việc duy trì hoặc giảm điểm thô ráp của mức R hoặc VR xuống 20
Nguồn: Delaval
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác