Quản lý chăn nuôi bò sữa

Sản lượng và thời gian vắt sữa của bò nhiệt đới

Bò sữa của các nước nhiệt đới có sản lượng và thời gian cho sữa ngắn hơn bò ở các nước ôn đới. Nguyên nhân của sự khác nhau này là do cả các yếu tố về di truyền và các yếu tố về ngoại cảnh đem lại.

Các giống bò sữa ôn đới nếu được nuôi theo chế độ thâm canh thì thời gian cho sữa của chu kỳ sữa sẽ kéo dài đến thời kỳ cuối của giai đoạn có chửa, nếu như bò không cạn sữa tự nhiên thì cũng buộc phải cạn sữa từ  5 đến 6 tuần trước khi đẻ để bò có thời gian chuẩn bị thích hợp cho lứa sữa mới. Do vậy thời gian cho sữa của bò được xác định gần như khoảng cách của 2 lứa đẻ.

Tuy nhiên, với bò sữa nhiệt đới thì thời gian vắt sữa thường xuyên kết thúc trước khi đẻ lứa tiếp theo một số tháng và còn bị ảnh hưởng của sự có chửa đến sản lượng sữa rất lớn. Do vậy khoảng cách lứa đẻ không có ảnh hưởng nhiều đến thời gian cho sữa. Báo cáo của Wilson và cộng sự năm 1987 về hệ số tương quan của thời gian cho sữa và khoảng cách lứa đẻ đối với bò Kenana chỉ có 0.08.

Thời gian cho sữa trong 1 chu kỳ của bò nhiệt đới là tính trạng có khả năng di truyền. Hiện nay thì sự tính toán về hệ số di truyền của thời gian cho sữa còn ít, sai số do lấy mẫu còn lớn do còn hạn chế về số lượng mẫu thu thập được. Tuy nhiên nghiên cứu xác định hệ số lập lại đã có ý kiến cho rằng hệ số di truyền của thời gian cho sữa tương tự như hệ số di truyền của sản lượng sữa. Một số kết quả nghiên cứu về khả năng lập lại của sản lượng sữa và thời gian cho sữa của bò nhiệt đới được trình bày ở bảng 1. Hệ số di truyền của 2 tính trạng trên nhìn chung là cao và có sự biến động từ 0,34 trở lên.

 Bảng 1, Khả năng lập lại của sản lượng sữa và thời gian cho sữa của bò mhiệt đới, tương quan giữa hai tính trạng đó 

Giống

Khả năng lập lại

Hệ số tương quan

Tác giả

và nước

Sản lượng sữa

Thời gian cho sữa/chu kỳ

 

 

Kenana, Sudan

0,43

0,19

0,87

Alim, 1960

Nganda, Uganda

0,73

0,42

-

Mahadevan, 1961

Hariana, India

0,39

0,29

0,69

Singh & Desai, 1981

Butana, Sudan

0,42

0,42

0,86

Alim, 1962

East African Zebu Kenya

0,55

0,38

0,68-0,81

Galucande, Mahadevan, 1962

Sahiwal cross Kenya

0,65

0,33

-

Mahadevan Galucande, 1962

Goalao, India

0,12 - 0,44

0,20 - 0,35

0,34 - 0,67

Patil & Prasad, 1988, 1970

Gir, India

0,40

0,22

0,58

Sulkia & Parasat, 1970

Northern Sudan Zebu Sudan

0,38

0,39

-

Osman & El Amin, 1971

Delshi, India

0,42

0,18

-

Moulick et al. 1972

Sahiwal Pakistan

 

 

0,62

Ahmed, 1972

Hariana, India

 

 

0.67

Ngere et al, 1973

Kenana, Sudan

0,47

0,47

0,77

Wilson et al, 1987

Mpwapwa, Tanzania

0.48

0,46

-

Kasonta, 1988

White Fulani Nigeria

0,32

0,21

0,62

Mode, 1988

 Vấn đề bê chết trong thời gian đang vắt sữa là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thời gian của chu kỳ sữa ngắn vì hầu hết bò sữa nhiệt đới cần có bê để thúc vú trước và trong khi vắt sữa.

 Bảng 2. Hai yếu tố về chu kỳ vắt sữa kết thúc do bò chết hay bán bò. 

Tuần cho sữa

Sản lượng 4 tuần (Kg)

Cộng dồn (Kg)

Yếu tố mở rộng

1-4

217,2

-

7,09

5-8

213,8

431

3,57

9-12

190,8

621,8

2,48

13-16

171,8

793,6

2,08

17-20

155,1

848,7

1,62

21-24

141,4

1090,1

1,41

25-28

128,4

1218,5

1,26

29-32

110,2

1328,7

1,16

33-36

89,8

1418,5

1,09

37-40

71,6

1490,1

1,03

41-44

49,8

1539,9

1,00

     Khả năng tiết sữa kém và thời gian vắt sữa ngắn là những vấn đề phổ biến của bò lai giữa bò nhiệt đới với bò ôn đới

       Mối liên quan chặt chẽ giữa sản lượng sữa và thời gian cho sữa đôi khi được xem như là một sự chỉ số của sản lượng sữa, vì vậy cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với thời gian cho sữa. Phương pháp để điều chỉnh sản lượng sữa do biến động của thời gian cho sữa gây ra được thể hiện như sau:

          Các số liệu có liên quan đến thời gian cho sữa quá ngắn đều được loại bỏ ra khỏi số liệu khi tính toán. Đây là cách làm phổ biến khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa của bò nhiệt đới. Hiện nay chưa có tiêu chuẩn về thời gian cho sữa tối thiểu được sử dụng trong thống kê, nên một số tác giả lại sử dụng riêng quy định này cho bản thân họ khi tính toán, vì thế điều này hiển nhiên là mang tính chất cá nhân và còn nhiều hạn chế.

           Hạn chế về thời gian của chu kỳ sữa có thể ảnh hưởng đến tính toán không chỉ về thời gian vắt sữa mà còn ảnh hưởng đến sản lượng sữa và hầu hết các khuynh hướng đi xuống. Một nguyên nhân chủ yếu về thời gian vắt sữa ngắn của bò nhiệt đới là do tiết sữa không đều. De Alba và Kennedy năm 1986 nghiên cứu về hệ số di truyền về thời gian cho sữa là 0,41 khi sử dụng tất cả các số liệu nhưng hệ số di truyền giảm xuống  còn 0,08 khi chỉ sử dụng các số liệu bình thường về sự tiết sữa của bò.

           Số liệu theo dõi về thời gian và sản lượng sữa giới hạn trong 305 ngày đầu cho sữa. Việc làm này đã được áp dụng ở các nước ôn đới, mục đích là làm giảm sự biến động do khoảng cách lứa đẻ gây ra đồng thời cũng giảm ảnh hửơng về biến động của thời gian vắt sữa gây ra. Thời gian chuẩn của chu kỳ sữa đã dược chọn là 305 ngày vì nó phù hợp với khoảng cách lứa đẻ bình thường là 12 tháng. Đối với bò sữa nhiệt đới bị hạn chế về thời gian vắt sữa nên số bò vắt sữa dài hơn 305 ngày có số lượng không nhiều.

           Sản lượng sữa bình quân ngày trong chu kỳ của bò được tính toán sau đó chuyển sang sản lượng sữa 305 ngày bằng phép nhân. Phương pháp này thừa nhận thực tế rằng trong một chu kỳ sữa thì mức độ sản xuất sữa thường cao trong những ngày đầu của chu kỳ sau đó giảm dần theo thời gian. Tất nhiên đối với những bò có thời gian cho sữa ngắn sẽ có lợi về sản lượng sữa 305 ngày theo tính toán của phương pháp này.

           Một phương pháp điều chỉnh được phát triển bằng sử dụng phương trình hồi quy về sản lượng sữa trong chu kỳ cho sữa mẫu để xây dựng phương trình dự kiến:     Yc = Y-b(l-L)

     Trong đó: Y là sản lượng sữa thực tế và Yc là sản lượng sữa điều chỉnh 305 ngày, l thời gian cho sữa, L là trung bình thời gian cho sữa của giống hoặc của cả đàn và b là hệ số của phương trình hồi quy về sản lượng sữa trong chu kỳ sữa. Bằng cách khác số liệu có thể nhóm lại theo thời gian cho sữa, và yếu tố điều chỉnh được được tính toán như là tỷ số giữa trung bình sản lượng của các lứa sữa trong chu kỳ sữa tiêu chuẩn. Ví dụ 301 đến 310 ngày và trung bình sản lượng sữa của mỗi bò ở các nhóm khác.       C = Yr/Yi

         Trong đó: C là yếu tố điều chỉnh (tỷ số), Yr là sản lượng sữa trung bình của nhóm tham khảo và Yi là sản lượng sữa trung bình của nhóm có thời gian cho sữa i.

         Cả 2 phương pháp đều nhìn lại thực tế rằng  thời gian cho sữa là khẳng định di truyền vè khả năng cho sữa của bò, nghĩa là bò có thời gian cho sữa ngắn thì thường là khả năng cho sữa kém. Điều này sẽ ảnh hưởng đến phương trình hồi quy về sản lượng sữa trong thời gian cho sữa và dẫn đến sản lượng sữa giảm nhanh. Sự khác nhau về khả năng sản xuất giữa bò có thời gian cho sữa dài và thời gian cho sữa ngắn là rất rõ ràng. Madalena năm 1990 đã tìm ra rằng điều chỉnh về thời gian cho sữa bằng phương trình hồi quy loại bỏ nhiều yếu tố về di truyền hơn là các yếu tố phi di truyền.

        Các yếu tố để mở rộng các chu kỳ sữa không hoàn chỉnh được đưa ra bởi máy tính la tỷ số  giữa các chu kỳ hoàn chỉnh (305 ngày) và số liệu tùng phần của cùng chu kỳ sữa. Có thể dùng cùng yếu tố để điều chỉnh các chu kỳ sữa ngắn thành các chu kỳ sữa hoàn chỉnh. Một  thừa nhận này là hầu hết các chu kỳ sữa ngắn của bò là do nguyên nhân quản lý hơn là do bản chất bảo thủ của bò. Điều này không chính sác cho bò nhiệt đới vì chúng thường có thời gian cho sữa ngắn mà không liên quan gì đến  ván đề quản lý. Tuy nhiên những bò có thời gian cho sữa ngắn thì còn phù hợp  một phần với phương pháp này hơn là với các phương pháp trên.

        Cách phù hợp để giải quyết sự biến động về thời gian cho sữa khi đánh giá sản lượng sữa với mục đích chọn lọc là đề cập cả chỉ số chọn lọc về sản lượng và thời gian cho sữa. Phương pháp này yêu cầu nắm được hệ số di truyền của cả hai tính trạng trên và tương quan về di truyền và ngọai cảnh của các tính trạng trên. Nếu thời gian cho sữa của bò được xem là không quan trọng, hệ số của thời gian cho sữa trong chỉ số sẽ là dương hay âm phụ thuộc vào dấu hiệu của phương trình              hL rg - hy . r p

        Trong đó h L và h y là căn bậc hai của hệ số di truyền về thời gian cho sữa và sản lượng sữa, còn rg  và r p là hệ số tương quan về di truyền và ngoại cảnh của 2 tính trạng trên. Trong khi một số hệ số tương quan ngoại cảnh của thời gian cho sữa và sản lượng sữa đã được tính toán ở bảng 1 nhưng có rát ít kết quả nào báo cáo về hệ số tương quan di truyền của các tính trạng trên. Theo Bastos năm 1989 tương quan di truyền của thời gian cho sữa và sản lượng sữa của bò Guzera ở Brazin là 0,99 nhưng trên số liệu rất hạn chế. Hình như hệ số tương quan di truyền cao hơn hệ số tương quan ngoại cảnh. Nếu hệ số di truyền của thời gian cho sữa thấp hơn sản lượng sữa như dự kiến ở bảng 1 thì phương trình hL rg - hy . r p có thể tiến gần tới số 0, trong trường hợp này kết quả đạt được một cách chính xác kể cả thời gian cho sữa trong chỉ số là giới hạn.

        Hiện tại cách giải quyết tốt nhất có thể là chấp nhận sản lượng sữa theo dõi thực tế không có sự điều chỉnh thời gian cho sữa. Ap dụng phương pháp này khi chu kỳ sữa kết thúc bằng phương pháp cạn sữa tự nhiên một cách bình thường. Những chu kỳ sữa ngắn do bò chết hoặc bị bán đi khi đang cho sữa nên điều chỉnh bằng các yếu tố thích hợp. Có thể dùng các yếu tố tương tự như vậy để điều chỉnh đối với các bò bị cạn sữa do bê chết (đối với những nơi dùng bê để thúc vú) và cho các chu kỳ sữa đang còn vắt.  Một số yếu tố dựa trên theo dõi của bò Mpwapwa ở Tanzania được trình bày ở bảng 2. Những yếu tố đã rút ra từ tỷ số giữa trung bình sản lượng sữa của chu kỳ hoàn chỉnh ( giới hạn 305 ngày) và sản lượng cộng dồn đến giai đoạn được đặt ra. Các yéu tố này thấp hơn kết quả báo cáo của Rao và Sundaresan (1980), sau này sử dụng dựa trên sản lượng sữa lứa đầu có đặc điểm ổn định hơn các lứâ sữa sau. Độ chính xác sẽ tăng lên nếu sử dụng các yếu tố riêng biệt cho lứa sữa đầu và các lứa sữa sau.


O.Syrstad - Trung tâm nông nghiệp quốc tế Nauy, Ts - Đỗ Kim Tuyên dịch
Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác