Thức ăn thô xanh

Khảo sát năng suất, chất lượng của cỏ Ruzi và cỏ sả lá nhỏ K280 dùng trong bán chăn thả

Trong chăn nuôi bò thịt, nguồn thức ăn chính là cỏ. Bò thịt với phương thức nuôi nhốt và cung cấp cỏ xanh tại chuồng sẽ làm tăng chi phí thức ăn và giảm lợi nhuận. Xu hướng nuôi bò thịt chăn thả trên những đồng cỏ thâm canh để giảm giá thành, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm là một hướng đi tốt. Tuy nhiên, nghiên cứu về đồng cỏ trong những năm qua tập trung chủ yếu vào đánh giá thích nghi, khảo sát năng suất và chất lượng của các loại cỏ trồng thâm canh thu cắt, chưa có nhiều nghiên cứu về cỏ chăn thả.

 


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chăn nuôi bò thịt, nguồn thức ăn chính là cỏ. Bò thịt với phương thức nuôi nhốt và cung cấp cỏ xanh tại chuồng sẽ làm tăng chi phí thức ăn và giảm lợi nhuận. Xu hướng nuôi bò thịt chăn thả trên những đồng cỏ thâm canh để giảm giá thành, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm là một hướng đi tốt. Tuy nhiên, nghiên cứu về đồng cỏ trong những năm qua tập trung chủ yếu vào đánh giá thích nghi, khảo sát năng suất và chất lượng của các loại cỏ trồng thâm canh thu cắt, chưa có nhiều nghiên cứu về cỏ chăn thả. 
Trong các giống cỏ đang được phổ biền rộng ở Việt Nam, cỏ ruzi (Brachiaria ruziziensis) là các giống có khả năng chịu giẫm đạp, chịu hạn và lấn át cỏ dại tốt (Horn and Stur, 1999) rất phù hợp trong chăn thả. Các giống cỏ này đã được sử dụng nhiều trong đồng cỏ chăn thả ở các nước nhiệt đới. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có kết quả nghiên cứu nào được công bố về khả năng sử dụng cỏ ruzi và cỏ s
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Gia súc lớn, Bến Cát, Bình Dương, từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2005. Trên loại đất pha cát có pH: 4,45, 0,11% N, 0,06% K2O, 0,09% P2O5). Cỏ sả lá nhỏ (Panicum maximum cv K280) và cỏ ruzi (Brachiaria ruziziensis) được trồng theo băng xen kẽ nhau. Tổng diện tích dùng trong thí nghiệm là 4 ha, chia làm 4 lô (1 ha/lô) chăn thả luân phiên. Mỗi lô được chăn thả liên tục trong 7 ngày. Một chu kỳ chăn thả là 28 ngày. Cỏ được bón phân sau đợt chăn thả đầu tiên và đợt chăn thả thứ 3 với mức 120 kgN, 60 kg K2O và 20 kg P2O5 cho mỗi ha.
Gia súc chăn thả là 38 bò Drough Master thuần (bò mẹ, bò tơ và bê con theo mẹ), tương đương 34,2 đơn vị gia súc (AU, 1AU= 400 kg khối lượng). Mật độ chăn thả trong thí nghiệm 8,5 AU/ha. Bò mẹ được cho ăn thêm tại chuồng 20 kg cỏ xanh, 0,2 kg cám hỗn hợp và 0,2 kg khô dầu bông.
Chỉ tiêu theo dõi: Chiều cao thảm cỏ khi chăn thả; Chiều cao của thảm cỏ được xác định bằng cách đo cỏ tại 4 vị trí đại diện cho ô. Chiều cao của thân cỏ được xác định là khoảng cách từ mặt đất đến chóp lá cao nhất đã xòe hoàn toàn của cây cỏ. Năng suất chất xanh, chất khô qua các đợt chăn thả; Thành phần hóa học của cỏ qua các đợt chăn thả. Mẫu để xác định năng suất và thành phần hóa học của cỏ được lấy theo phương pháp của Pedreira et al. (2005). Thành phần hóa học của cỏ (DM, CP, CF, EE, khoáng tổng số) được xác định theo phương pháp AOAC (1990). Số liệu thu được được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai và phương pháp Duncan.
 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Chiều cao, năng suất và chất lượng của cỏ thí nghiệm
Chiều cao của thảm cỏ liên quan đến năng suất, khả năng tạo thảm và mức độ thuận lợi trong việc thu nhận thức ăn của gia súc. Trung bình chiều cao thảm cỏ khi chăn thả của 2 giống không có sự khác biệt về mặt thống kê. Cỏ sả 0,4-0,55m và cỏ ruzi 0,45- 0,53m. Cần chú ý, khi thu hoạch muộn, cỏ ruzi lướt đổ, thân bò trên mặt đất trong khi cỏ sả thì không.
Năng suất chất xanh trung bình trong một lứa chăn thả ở cỏ sả 6,51 tấn/ha thấp hơn so với cỏ Ruzi 8,0 tấn/ha. Năng suất này thấp hơn đáng kể so với trồng thâm canh thu cắt. Theo số liệu của FAO, năng suất cỏ ruzi trồng thâm canh thu cắt từ 19,5- 21,1 tấn/lứa/ha (6 lứa/năm) với mức phân bón là 220 kg N/ha. Theo Ngô Văn Mận và Wiktorsson, 2003 cỏ ruzi thâm canh có thể đạt năng suất 12,8 tấn/ha/mùa mưa. Tổng năng suất chất xanh qua 6 lứa mùa mưa của cỏ sả đạt 39,1 tấn, tương đương với 5,15 tấn chất khô, của cỏ ruzi là 48,0 tấn và 6,19 tấn (tương ứng). Năng suất của cỏ trồng chăn thả thấp có thể do sự giẫm đạp của gia súc và do thời gian tái sinh ngắn hơn (28 ngày khi chăn thả so với 35-40 ngày khi thu cắt).
Diễn biến năng suất của hai loại cỏ qua các lứa cắt tương tự nhau. Từ đợt chăn thả thứ 3 trở đi năng suất của cỏ ruzi luôn cao hơn cỏ sả (P<0,05) điều này cho thấy cỏ ruzi có khả năng tái sinh mạnh và khả năng chịu giẫm đạp tốt hơn cỏ sả. Kết quả này phù hợp với nhận định của Selton cho rằng, khi áp lực chăn thả tăng, cỏ sả sẽ giảm năng suất đáng kể trong khi cỏ họ Brachiaria vẫn duy trì độ che phủ mặt đất ở mức cao. Cỏ Brachiaria chỉ bị hư hại trong điều kiện chăn thả với mật độ 10 gia súc/ha trong một thời gian dài.
Bảng 1. Năng suất chất xanh của cỏ Sả và cỏ Ruzi qua các đợt chăn thả (tấn/ha)

 

Đợt chăn thả
Năng suất chất xanh
Năng suất chất khô
Cỏ sả
Cỏ ruzi
SEM
Cỏ sả
Cỏ ruzi
SEM
1
6,1
7,3
0,24
0,79
0,93
0,06
2
13,2
8,8
0,73
1,78
1,22
0,19
3
4,3a
7,9b
0,43
0,59a
0,97b
0,09
4
5,6a
8,1b
0,41
0,72a
1,66b
0,09
5
4,7a
8,1b
0,39
0,61a
1,07b
0,11
6
5,2a
7,8b
0,34
0,66a
1,06b
0,18
Tổng cộng
39,1
48,0
 
5.15
6.91
 
Trbình/lứa
6,51
8,0
 
0,85
1,15
 
Ghi chú: Các số trong cùng hàng mang chữ khác nhau thì sai  khác ở  mức P<0,05.
Chất lượng của cỏ sả và cỏ ruzi trong thí nghiệm này (bảng 2) nằm trong mức khá so với chất lượng của các loại cỏ hòa thảo dùng làm thức ăn cho trâu bò ở phía Nam (Đinh Văn Cải và ctv. 2004)
Bảng 2. Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm

 

Chỉ tiêu
Cỏ sả
Cỏ ruzi
Vật chất khô (%)
14,1 ± 0,18
14,3 ± 0,28
Protein thô (% DM)
11,9 ± 0,46
12,3 ± 0,50
Xơ thô (% DM)
47,4 ± 2,60
45,1 ± 2,90
Chất béo tổng số (%DM)
2,3 ± 0,22
2,4 ± 0,32
Khoáng tổng số (%DM)
4,9 ± 0,21
5,9 ± 0,27
Khả năng sản xuất của gia súc trong giai đoạn thí nghiệm
Với năng suất đồng cỏ như bảng 1, nếu lấy mức thấp là cỏ sả thì trung bình một đơn vị gia súc (1AU) thu nhận 27,3 kg cỏ/ngày (= 39,1 tấn/6 lứa/28 ngày/ 8,5 AU= 27,3 kg), tương đương với 3,6 kg DM/AU/ngày (5,15 tấn/6 lứa/28ngày/8,5AU) và 7,2Mcal ME (1kg DM= 2Mcal ME). Năng lượng từ cỏ bò thu nhận trên đồng cỏ mới đáp ứng được 66,7% nhu cầu cho bò cạn sữa (10,8 Mcal/400kgP) và 51% cho bò chửa cuối (14,1Mcal/400kgP). Điều này cho thấy đồng cỏ chăn thả mùa mưa với năng suất 6-7 tấn/lứa thì mật độ chăn thả từ 4 -5AU/ha là vừa. Khi số AU tăng cao hơn thì phải bổ sung thêm thức ăn tại chuồng. Trong thí nghiệm này, mức bổ sung thức ăn (cấp thêm tại chuồng) tương đương 1,6 Mcal ME cho 100 kg khối lượng.
Tổng khối lượng gia súc tăng lên trong thời gian thí nghiệm từ nguồn dinh dưỡng của 4ha đồng cỏ chăn thả và từ thức ăn bổ sung là 6076 kg, tương đương với 1519 kg/ha. Nếu trừ lượng thức ăn cung cấp tại chuồng thì ước khối lượng tăng do thức ăn trên đồng cỏ trong 168 ngày thí nghiệm mùa mưa là 896 kg/ha (1519 x 59%).
4. KẾT LUẬN
Cỏ Sả lá nhỏ và cỏ Ruzi thích hợp cho đồng cỏ chăn thả. Trong điều kiện thí nghiệm ruzi (B. ruziziensis) có khả năng tái sinh, chịu giẫm đạp tốt và cho năng suất 8,0 tấn/ha/lứa cao hơn cỏ sả lá nhỏ (P. maximum cv K280).
Khi chăn thả luân phiên ở mật độ 8,5 AU/ha, đồng cỏ sả và cỏ ruzi có khả năng cung cấp 6-7 tấn /lứa 28 ngày, đáp ứng từ 51-66,7% nhu cầu ME của gia súc. Nếu bổ sung thêm thức ăn cho bò với mức 1,6 Mcal ME/100kg khối lượng thì một ha đồng cỏ chăn thả có khả năng sản xuất trên 1500 kg khối lượng gia súc.
 

 

Nguồn: giasuclonrrtc.com
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác