Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị
Bệnh sẩy thai truyền nhiễm (Brucellosis)
1. Nguyên nhân: Do vi khuẩn Brucella gây ra, type gây bệnh:
+ Bucella abortus: gây bệnh ở trâu bò.
+ Bucella melitensis: gây bệnh ở dê cừu.
2. Sức đề kháng của vi khuẩn
- Vi khuẩn có sức đề kháng bình thường, ở 70 0C vi khuẩn tồn tại 5-10 phút, vi khuẩn có khả năng sống lâu trong đất ẩm, thịt ướp lạnh, nền chuồng đến 5 tháng.
- Vi khuẩn dễ dàng bị tiêu hủy bởi các thuốc sát trùng như: NOVA-MC.A30, NOVACIDE, NOVASEPT, NOVADINE.
- Vi khuẩn có nhiều trong núm nhau, nước ối, tử cung, sữa… giai đoạn thai từ 5-7 tháng thì vi khuẩn có số lượng lớn nhất.
3. Phương thức truyền lây
Đường xâm nhập chủ yếu của vi khuẩn là đường tiêu hóa, đường sinh dục, lây trực tiếp do bú sữa mẹ, do gieo tinh. Nhưng vi khuẩn lây lan mạnh nhất là lúc con vật mang thai bị sẩy hay đẻ, lúc này con mẹ sẽ gieo rắc mầm bệnh nhiều nhất do vi khuẩn có nhiều trong thai, nước ối, nhau thai, dụng cụ chăn nuôi hay can thiệp điều trị và các môi giới khác sẽ làm lây lan mầm bệnh. Ngựa có thể lây qua cho bò, heo cũng có thể lây qua cho bò.
4. Triệu chứng
- Bò cái bị bệnh thường có hiện tượng sắp đẻ như: âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhớt, vú căng… bò sốt nhưng không cao. Thai có thể chết trước hay sau khi sẩy thai, sau khi sẩy thai sẽ bị sót nhau, nước ối màu đục…
- Bò đực thì triệu chứng rõ ràng hơn: dương vật sưng đỏ, dịch hoàn viêm sưng nóng đau, sau sốt và bỏ ăn. Nếu không điều trị kịp thời thì dịch hoàn sẽ teo, chất lượng tinh giảm.
- Có hiện tượng viêm khớp chân (hygroma), có khối u ở khớp do hiện tượng tăng sinh (nhất là khớp đầu gói). Khớp vẹo lệch làm cho bò đi lại khó khăn.
5. Bệnh tích
- Bệnh tích trên bào thai của những con thú sẩy thai: Vỏ bọc thai dày lên có nhiều điểm xuất huyết. Trên núm nhau có nhiều điểm hoại tử. Nhau thai có những điểm hoại tử dạng hạt màu vàng trắng, bờ mặt đục. Núm nhau bị biến màu sờ vào mềm nhũn có mủ. Cuống rốn có mủ, điểm hoại tử lấm tấm.
- Con đực: dịch hoàn vùng thượng hoàn sưng to gấp 2-3 lần bình thường, lượng tinh giảm, màng ngoài đường sinh dục dày, có khi bị viêm khớp u mềm có mủ.
- Cơ quan phủ tạng: gan lách bị sưng hay hoại tử.
(a)(b)(c)
Hình 3.1: Dịch viêm ở âm hộ (a) ; Núm nhau có nhiều điểm hoại tử (b) ; Lách chuột bệnh (c)
(1)(2)
Hình 3.2: Thai sẩy giữa kỳ (1) ; Thai sẩy cuối kỳ (2)
(1)(2)(3)'
Hình 3.3: Vi khuẩn Brucella abortus (1) ; Brucella ở trong gan (2) ; Nuôi cấy Brucella trên thạch đĩa
6. Phòng và trị bệnh
6.1. Phòng bệnh
- Vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng trâu bò thật tốt. Định kỳ sát trùng chuồng trại bằng 1 trong các chế phẩm: NOVA-MC.A30, NOVACIDE, NOVASEPT, NOVADINE.
- Khi đàn trâu bò có hiện tượng sẩy thai thì phải lập tức cách ly theo dõi cho đến khi tìm ra nguyên nhân và phải tiêu độc sát trùng thật kỹ chuồng nuôi.
- Đối với bò sữa thì phải định kỳ kiểm tra mẫu sữa và máu của thú nhằm phát hiện sớm thú mang mầm bệnh. Đàn gia súc mới nhập về phải cách ly kiểm tra khoảng 30 ngày để theo dõi.
- Phát hiện những con bệnh thì nên loại thải chúng và không tạo đàn gia súc mới từ gia súc mẹ có bệnh (bệnh có thể truyền từ mẹ sang con).
- Thường xuyên bổ sung vào thức ăn hay sử dụng các sản phẩm sau của công ty ANOVA để tăng cường sức kháng bệnh, giúp thú khỏe mạnh. Dùng 1 trong các sản phẩm sau: + NOVA-DAIRY MIX: Trộn 2,5g/kg thức ăn tinh, trộn cho ăn liên tục.
+ NOVA-ADE B.COMPLEX: Trộn 1g/kg thức ăn tinh, trộn cho ăn liên tục
+ NOVA-ADE VITA: Tiêm bắp thịt 5ml/con/lần, 2-4 tuần tiêm 1 lần.
+ NOVA-POLIVIT: Tiêm bắp thịt 10ml/con/lần, 2-4 tuần tiêm 1 lần.
+ Hoặc dùng NOVA-AMINOVITA hay NOVASAL COMPLEX
- Có thể phòng bệnh bằng vaccin để tiêm cho trâu bò.
- Đối với bệnh này thì không nên tiến hành điều trị. Việc điều trị thông thường ít cho kết quả, đối với những con bệnh thì phải loại thải chúng.