Các tỉnh phát triển ngành sữa

Thái Hoà: Thu hút đầu tư có hiệu quả

Nhiều năm trở lại đây, nhờ việc thu hút đầu tư có hiệu quả, Thái Hoà đang vươn mình, dần chứng tỏ tiềm năng và xây dựng hình ảnh một phố núi phát triển và văn minh.
Thị xã Thái Hoà có hơn 13.500ha đất tự nhiên và trên 67.000 nhân khẩu, với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội. Là địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có vùng đất đỏ bazan rộng lớn, Thái Hòa lâu nay được biết đến bởi nhiều sản phẩm từ cây công nghiệp như chè, cao su, cà phê, cam…
 
Nhiều năm trở lại đây, nhờ việc thu hút đầu tư có hiệu quả, Thái Hoà đang vươn mình, dần chứng tỏ tiềm năng và xây dựng hình ảnh một phố núi phát triển và văn minh.
 
Để tạo tiền đề thu hút đầu tư, trước hết Thái Hoà cần chứng tỏ tiềm năng phát triển cũng như hiệu quả trong các chương trình phát triển kinh tế. Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ thị xã đã xây dựng cụ thể chương trình hành động.
 
Dự án trang trại bò sữa Vinamilk ở Đông Hiếu cho hiệu quả cao
 
Theo đó, có 24 đề án đã được thông qua để triển khai thực hiện bao gồm trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá xã hội - quốc phòng an ninh và công tác xây dựng Đảng. Theo quy hoạch, thị xã Thái Hoà được phân thành 3 vùng trọng điểm nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, con người và phát huy thế mạnh trung tâm vùng Tây Bắc cho phát triển trong tương lai.
 
Các vùng được xây dựng mục tiêu trọng điểm rõ ràng: Vùng 1 gồm các phường Hoà Hiếu, Quang Phong, Quang Tiến, Long Sơn và xã Nghĩa Mỹ. Đây là gương mặt trung tâm đô thị Thái Hoà với các KCN nhỏ, các làng nghề, các trung tâm TM - DV, vui chơi giải trí, đào tạo... gắn với phát triển khu đô thị mới Đông Hưng.
 
Vùng 2 là các xã phía Đông như Đông Hiếu, Nghĩa Thuận với lợi thế có đường Hồ Chí Minh đi qua, đất đai màu mỡ và tương đối bằng phẳng có thể phát triển vùng chuyên canh rau màu tập trung cùng sự hình thành khu đô thị mới Đông Hiếu. Vùng 3 nằm về phía Tây Nam gồm các xã Nghĩa Hoà, Nghĩa Tiến và Tây Hiếu được xác định là vùng ven thị xã nhưng đây là vùng có nhiều tiềm năng đa dạng như vùng cây công nghiệp, sản xuất và chế biến vật liệu xây dựng, phát triển các dịch vụ - du lịch.
 
Trên cơ sở quy hoạch và xác định trọng tâm phát triển gắn với thế mạnh của từng vùng cụ thể, Đảng bộ và chính quyền thị xã Thái Hoà đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, khai thác và phát huy tốt tiềm năng của từng khu vực. Cũng trên định hướng này, các địa phương đề ra các chương trình trọng tâm trong phát triển KT-XH, từ đó tạo động lực thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn thị xã.
 
Trong sản xuất nông nghiệp, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao đang được nhân rộng tại phường Quang Phong, xã Nghĩa Tiến, Tây Hiếu, Quang Tiến... Các mô hình tập trung đầu tư vào các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như: cam, quýt, vải, nhãn, cà phê, cao su và chăn nuôi đại gia súc. Nhiều trang trại đã cho thu nhập cao, tạo ra một lượng sản phẩm hàng hóa phong phú và đa dạng.
 
Sản xuất công nghiệp - TTCN và xây dựng cơ bản tăng trưởng đáng kể, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động. Một số sản phẩm hàng hóa tiếp tục vươn ra chiếm lĩnh thị trường ngoại tỉnh như mộc mỹ nghệ, cán chổi sơn, xuất khẩu cà phê, đá trắng...
 
Từ hiệu quả trong các chương trình phát triển kinh tế, việc thu hút các dự án đầu tư tại Thái Hoà cũng từng bước triển khai và phát triển mạnh. Đến nay, trên địa bàn có 232 doanh nghiệp đang làm ăn hiệu quả với một số sản phẩm bước đầu có thương hiệu như cà phê Phủ Quỳ, mủ cao su, mộc mỹ nghệ và mộc dân dụng, thức ăn gia súc, đá bazan, đá trắng, gạch nung, cát sỏi, chổi đót, chổi sơn xuất khẩu.
 
Thời gian qua, thị xã Thái Hoà thu hút được hàng chục dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 1.500 tỷ đồng. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động tạo sự chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế như dự án trang trại bò sữa Vinamilk Đông Hiếu...
 
Thị xã Thái Hoà cũng đã xác định 6 khâu đột phá chủ yếu theo ngành và từng lĩnh vực, trong đó sẽ hình thành các cực tăng trưởng, các vùng trọng điểm như các KCN Đông Hiếu, Nghĩa Mỹ; các khu đô thị mới Phủ Quỳ, Tây Hiếu, Quang Phong, khu tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Quang Phong, khu du lịch sinh thái - tâm linh Làng Vạc.
 
Trong định hướng phát triển của Thị xã, Khu di tích lịch sử làng Vạc sẽ là một trong những điểm đến của tour du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh và du lịch mua sắm gồm Khu di tích lịch sử Đông Hiếu, nơi Bác Hồ về thăm và nói chuyện với cán bộ, bà con các dân tộc Nghĩa Đàn - Khu di tích khảo cổ học làng Vạc - Trung tâm Thị xã gắn với các hoạt động thương mại - dịch vụ đôi bờ sông Hiếu...
 
Để Thái Hoà nhanh chóng thay đổi bộ mặt đô thị, là điểm nhấn quan trọng của khu vực Tây Bắc Nghệ An và là thành phố loại 3 trong tương lai, Đảng bộ và nhân dân thị xã cần tiếp tục thực hiện nội dung có tính đột phá gồm: đề án phát triển kinh tế - thương mại dịch vụ và du lịch; đề án xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị; đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề giai đoạn 2010 - 2015 có tính đến 2020. Đồng thời, chuẩn bị mọi điều kiện để các dự án trọng điểm mời gọi đầu tư vào địa bàn nhằm nhanh chóng tạo nên một diện mạo phố núi vừa văn minh, hiện đại, vừa đảm bảo phát triển nhanh và bền vững.
Mai Hậu
Nguồn: congannghean.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác