Giải pháp cho hộ nông dân

Làm mát bò sữa trong điều kiện nóng bức

Sức nóng ảnh hưởng đến năng suất và khả năng sinh sản của bò sữa cao sản. Tỉ lệ thụ thai trong những tháng màu đông ở I-xra-en đạt hơn 50%, trong khi mùa hè giảm xuống còn dưới 20%. Khả năng động dục kém hơn trong mùa hè và kết hợp với khả năng sinh sản thấp tăng khoảng thời gian nghỉ đẻ, giảm năng xuất sữa và tạo ra sự thay đổi theo thời vụ không mong muốn trong việc cung cấp sữa cho công nghiệp chế biến sữa. Trong điều kiện mùa hè ở I-xra-en, chất đạm và chất béo trong sữa giảm, trong khi tổng tế bào xô-ma tăng gây ra sự giảm sút đáng kể về chất lượng sữa. Số liệu trong cuốn sách về gia phả giống bò “Herdbook” chỉ rõ lượng sữa cao nhất của bò cái đang nuôi con từ 4-6 kg/ngày thấp hơn bò mẹ vào mùa đông. (Lượng sữa giảm 1000 kg cho việc lấy sữa bắt đầu từ tháng 7 so với việc lấy sữa bắt đầu từ tháng 12).

Việc giảm sức nóng cho bò sữa bao gồm bức xạ mặt trời trực tiếp và gián tiếp, giảm nhiệt độ xung quanh trong chuồng khép kín và tăng sự bay hơi trên bề mặt cơ thể bò và bộ máy hô hấp.

 

 

Hệ thống làm mát bao gồm thông gió ẩm và mạnh, tăng có hiệu quả khả năng làm khô của bò và ngăn ngừa bò cao sản bị sốt tăng nhiệt độ cao trong điều kiện nóng bức mùa hè. Hệ thống làm mát này tận dụng được vòi phun áp suất thấp và ống nhỏ giọt cỡ lớn để làm ướt bò kết hợp với quạt công suất cao. Cung cấp vận tốc gió hiệu quả làm bay hơi trong khoảng thời gian ngắn hơi ẩm từ cơ thể bò. Để làm mát có hiệu quả, bò được chăm sóc trong khu nuôi giữ bò trước khi vắt sữa và trong khoang ăn khi cho ăn.

 

 

Hệ thống làm mát nêu trên tạo khả năng tiêu tan cái nóng trong con bò tạo ra sản phẩm sữa từ 12000 -13000 kg sữa một năm.

     Từ năm 1983 một vài thí nghiệm đã được tiến hành để đánh giá khả năng của hệ thống làm mát đã nêu để làm mát những con bò sữa cao sản trong mùa hè tại I-xra-en khi hệ thống này được cung cấp liên tục cho bò cạn sữa và bò nhiều sữa trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ lấy sữa.

Hệ thống làm mát được triển khai thí điểm đầu tiên vào mùa hè năm 1983 (1). Kết hợp tưới phun (30 giây). Tiếp theo là quạt mạnh (4,5 phút) trong các chu kỳ từ 30-45 phút một chu kỳ, nghỉ từ 2.5-3 giờ, cho phép giữ bò không bị cao nhiệt độ hầu hết thời gian trong những ngày hè của I-xra-en.

     Tác dụng của việc làm mát bò cạn sữa đối với chu kỳ sữa tiếp theo được nghiên cứu vào mùa hè năm 1984 tại một trại đàn bò thương phẩm ở vùng bờ biển của I-xra-en (2). Những con bê do những con bò chửa được làm mát sinh ra nặng hơn từ 2-3 kg so với những con bò không được làm mát. Việc làm mát tăng sản lượng sữa trong 150 ngày đầu tiên của chu kỳ sữa tiếp theo gần 3 kg sữa/ngày.

       Trong hai mùa hè kế tiếp 1985-86, (3), tác dụng của việc làm mát những con bò cao sản trong chu kỳ sữa ban đầu và giữ thân nhiệt khi đẻ con được kiểm tra theo thí nghiệm giai thừa, thực hiện trong điều kiện bò thử nghiệm. Thân nhiệt giữ ở nhiệt độ cao liên quan đến sản lượng cao ở những con bò không được làm mát nhưng không liên quan đến những con được làm mát. Việc làm mát giữ bò không bị cao nhiệt độ phần lớn thời gian trong ngày trong suốt mùa hè, trong khi đó những còn bò không được làm mát bị chứng thân nhiệt cao (trên 39 0 C) ít nhất một khoảng thời gian trong ngày. Sản phẩm sữa và lượng đạm trong sữa trong 22 tuần đầu của chu kỳ cho sữa của những con bò được làm mát cao hơn đáng kể đối với so với những con bò không được làm mát. Tỉ lệ mang thai trong lần thụ tinh đầu tiên cao hơn 50% ở bò được làm mát so với tỉ lệ ít hơn 20% đối với những con không được làm mát. Tỉ lệ có chửa 150 ngày sau khi đẻ là 75% đối với những con bò được làm mát so với tỉ lệ 35% ở những con không được làm mát (4).

     Làm mát “trong thời gian ngắn” (1 ngày trước và 9 ngày sau) trong thòi kỳ động dục được thử nghiệm ở những con bò với điều kiện những phương pháp làm mát được thực hiện ở nơi khoang cho ăn. Sản lượng sữa sau 10 ngày làm mát tăng 3 kg/ngày so với những con bò không được làm mát. Làm mát “trong thời gian ngắn” không làm tăng tỉ lệ mang thai, chứng tỏ rằng thời gian làm mát lâu hơn trước và sau khi thụ tinh là cần thiết để năng cao khả năng sinh sản của những con bò cao sản trong mùa hè (5).

     Một cuộc điều tra có quy mô lớn (6), được tiến hành vào 3 mùa hè liên tiếp (1994 đến 1996), tác dụng của việc làm mát bò ở khu nuôi giữ và khu cho ăn ít nhất 6 lần trong ngày được đánh giá trên 15 con bò cao sản hàng năm. Việc sản xuất sữa và tỉ lệ thụ thai ở những con bò được làm mát được so sánh với những đàn bò không được thử nghiệm ở cùng khu vực và đạt cùng sản lượng sữa hàng năm, mà chỉ sử dụng làm ướt bò ở bãi giữ bò trước khi lấy sữa. ở những mùa hè thông thường sản phẩm sữa và tỉ lệ thụ thai ở những con bò được làm mát gần như những gì có được ở cùng những đàn bò đó vào mùa đông. Kết quá thu được khá khác nhau đối với những con bò không được làm mát, sản lượng sữa và tỉ lệ thụ thai vào mùa hè giảm đáng kể. Trong điều kiện hè khắc nghiệt, sản lượng sữa và tỉ lệ thụ thai ở những con bò được làm mát giảm nhẹ so với việc suy giảm hơn 20% sản lượng sữa trung bình hàng ngày và tỉ lệ thu thai ở lần thụ tinh đầu tiên chỉ còn 15% đối với những con không được làm mát.

     Các số liệu của hè năm 2000 (xuất bản bằng tiếng Hebrew), so sánh việc sử dụng hệ thống làm mát công suất cao (làm mát 10 lần và tổng số 8 giờ làm mát trong 1 ngày) so với bò được làm mát vừa phải (chỉ trước khi vắt sữa). Làm mát liên tục bò cái tơ đẻ lần đầu và những con bò trưởng thành đẻ con đầu mùa hè đạt gần 99% khả năng của những con bò đẻ trong mùa đông (305 ngày). Trong khi đó việc làm mát bò vừa phải vào mùa hè chỉ đạt 94% của những con bò để vào mùa đông. 

Trong 3 năm qua, một hệ thống làm mát thay thế, dựa trên áp lực sương mù cao và thấp được thử nghiệm liên tục ở những nơi khác nhau ở I-xra-en. Lý do cho việc dùng những hệ thống thử nghiệm này nhằm mục đích giảm việc sử dụng nước trong qui trình làm mát đồng thời giảm lượng thải thải lỏng. Việc sử dụng sương mù áp suất thấp bằng việc đưa máy tạo sương mù vào trước quạt ở khu nghỉ hầu như không làm thay đổi nhiệt độ không khí (giảm 1- 2 độ bách phân so với chuồng không làm mát) tại vùng khí hậu ẩm ở vùng bờ biển I-xra-en. Sương mù áp suất nhẹ nhè nhàng làm ẩm và làm mát bò nằm ở trước quạt.

Sương mù áp suất cao từ những cái lồng sắt đặt ở trước quạt được sử dụng ở những vùng khô (thung lũng Giôc-đa-ni) giảm áp suất không khí 7-8 độ bách phân trong những ngày quá nóng nực (>45 độ ở ngoài trời). So với hệ thống làm mát truyền thống miêu tả ở trên sản lượng sữa của những con bò được chăm sóc theo chế độ ẩm dạng sương mù ảnh hưởng không đáng kể.                

     Những kết quả thu được của nhóm chúng tôi chỉ ra rằng việc làm mát liên tục có khả năng làm giảm việc suy giảm sản lượng sữa và khả năng thụ thai vào mùa hè ở những con bò cao sản trong điều kiện hè ở I-xra-en và cho phép gần đạt được lượng sữa có được vào mùa đông. Việc sử dụng rộng rãi hệ thống làm mát miêu tả ở trên có khả năng tiết kiệm hàng trăm đô la cho ngành chăn nuôi bò sữa địa phương.

Cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai để cải tiến phương pháp làm mát hiện có được miêu tả ở đây và làm cho chúng thích hợp với những điều kiện trang trại khác nhau trong đó có hệ thống vắt sữa có rô-bốt điều khiển.

Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác