Giải pháp cho hộ nông dân
Nghiên cứu khẩu phần ăn cho bò sữa trong vụ đông xuân trên cơ sở sử dụng một số loại phụ phẩm nông nghiệp
Vào mùa đông ở miền Bắc cũng như mùa khô miền Nam thường khan hiếm thức ăn xanh nên đã gây ra nhiều khó khăn trong chăn nuôi trâu bò, đặc biệt đối với bò sữa. Tuy nước ta có nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào như rơm lúa, cây ngô, thân cây lạc, ngọn lá sắn, lá mía... nhưng phần lớn nguồn phụ phẩm này được dùng làm chất đốt hay phân bón mà chỉ một phần được sử dụng làm thức ăn cho trâu bò. Đối với bò sữa người chăn nuôi thường chỉ dùng một lượng rất thấp rơm lúa cũng như các phụ phẩm nông nghiệp khác trong khẩu phần vì sợ sẽ làm giảm năng suất sữa. Trong những năm gần đây nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy có thể sử dụng một lượng nhất định phụ phẩm nông nghiệp cho bò sữa mà vẫn thu được hiệu quả chăn nuôi tốt. Những thí nghiệm của Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly và cộng tác viên (1993,1996) cho thấy bò hậu bị hướng sữa được nuôi bằng rơm xử lý urê cho ăn tự do cùng với khẩu phần hạn chế về cỏ xanh đã sinh trưởng phát triển tốt. Bùi Quang Tuấn, Vũ Duy Giảng (1999) đã thí nghiệm sử dụng cây ngô già và rơm chế biến urê thay thế một phần cỏ xanh trong khẩu phần, bò sữa vẫn cho năng suất 10-10,5 kg/ngày không kém gì lô được ăn đầy đủ cỏ xanh. Đoàn Đức Vũ và cộng tác viên (1999) cũng đã nghiên cứu sử dụng bã đậu phụ, bã bia, bã sắn, rơm chế biến urê trong khẩu phần cho bò sữa và thu được kết quả tốt.
Nhiều tác giả nước ngoài đã nghiên cứu sử dụng rơm lúa mì được xử lý bằng dung dịch amoniac trong khẩu phần cho bò sữa có năng suất sữa hàng ngày 14-15kg, kết quả thí nghiệm cho thấy khi khẩu phần có 10-15% rơm lúa mì (tính theo năng lượng) đã không làm giảm năng suất sữa (Orskov,1995,1999; Preston và Leng, 1993, Sundstol, 1995).
Xuất phát từ thực tế chăn nuôi ở miền Bắc và các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước chúng tôi tiến hành nghiên cứu khẩu phần ăn cho bò sữa trong vụ đông xuân trong đó có những khẩu phần được ăn rơm lúa chế biến urê (ăn tự do) cũng như sử dụng một lượng cỏ xanh hạn chế hoặc hoàn toàn không có cỏ xanh, nhưng thay vào đó thức ăn ủ chua (ngọn lá sắn ủ) được sử dụng trong khẩu phần. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra những khẩu phần đơn giản, giá rẻ, dễ áp dụng cho người nông dân.
2. Nội dung phương pháp nghiên cứu
Nhóm bò lai hướng sữa (Holstein x lai Sind) có lứa đẻ từ lúa 2 đến lứa 4 và tháng sữa thứ 2 đến thứ 3, được sắp xếp thành 3 lô thí nghiệm (bảng 1).
Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Chỉ tiêu |
Lô I |
Lô II |
Lô III |
n (con) |
5 |
5 |
5 |
Thời gian thí nghiệm (ngày) |
60 |
60 |
60 |
Trọng lượng bắt đầu TN (kg) |
392.5 |
395 |
400 |
Ns sữa trước TN (15ng)(kg/ngày) |
14.0 |
14.1 |
14.2 |
Khẩu phần cơ sở: |
|
|
|
-Thức ăn tinh (kg TA/kg sữa) |
0.3 |
0.3 |
0.3 |
-Bã bia (kg/con/ngày) |
12 |
12 |
12 |
Thức ăn thí nghiệm: |
|
|
|
- Cỏ voi (kg/ngày) |
0 |
11 |
0 |
- Ngọn, lá sắn ủ chua (kg/ng) |
11 |
ăn tự do |
ăn tự do |
- Rơm chế biến urê |
ăn tự do |
0 |
0 |
Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (Hà Tây)
Bò thí nghiệm được nuôi chuẩn bị (ăn cùng một loại khẩu phần) trong 15 ngày để theo dõi năng suất và chất lượng sữa của từng con (năng suất sữa của lứa trước chỉ để tham khảo). Bò mẹ được cân hàng tháng, còn thức ăn và năng suất sữa được ghi chép hàng ngày. Sữa của từng con được phân tích một tháng 2 lần về các chỉ tiêu: chất khô, protein, mỡ sữa. Cả 3 lô thí nghiệm được ăn cùng một loại thức ăn tinh hỗn hợp. Công thức thức ăn tinh hỗn hợp được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Công thức thức ăn tinh hỗn hợp dùng cho các lô bò sữa thí nghiệm
Tên thức ăn |
Tỷ lệ (%) |
- Cám mì |
20 |
- Cám gạo |
30 |
- Ngô trắng (Bắc bộ) |
15 |
- Bột sắn |
30 |
- Khô đỗ tương |
3 |
- Premix khoáng |
2 |
- Tổng số |
100 |
- Chất khô (%): 88,13
- NLTĐ (kcal/kg): 2569
- Protêin thô (%): 10,4
- Xơ thô (%): 6,05
- Ca (g/kg TA): 7,0
- P (g/kg TA): 7,2
Như vậy thức ăn tinh có tỷ lệ protein tương đối thấp, nhưng đáp ứng được nhu cầu của bò sữa thí nghiệm.
3. Kết quả và thảo luận
Bảng 3. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn dùng
trong thí nghiệm
Tên loại TA |
CK (%) |
Protein (%) |
Xơ (%) |
Ca (%) |
P (%) |
NLTĐ (kcal/kg) |
- Cỏ voi |
18 |
1,98 |
6,17 |
0,12 |
0,08 |
380 |
- Rơm CB urê |
56 |
4,77 |
18,5 |
0,42 |
0,13 |
1026 |
- Bã bia |
14,60 |
2,70 |
2,70 |
0,10 |
0,04 |
393 |
- Lá sắn ủ chua |
28,64 |
6,18 |
7,39 |
0,38 |
0,05 |
730 |
- Hỗn hợp tinh |
88,10 |
10,4 |
6,05 |
0,71 |
0,72 |
2569 |
Như vậy các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm có chất lượng tốt và có thành phần tương tự với các kết quả phân tích của các cơ quan khoa học và các tác giả trong nước.
Kết quả theo dõi lượng thức ăn ăn được hàng ngày trong quá trình thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4. Khẩu phần ăn thực tế của các lô bò sữa thí nghiệm
Chỉ tiêu |
Lô I |
Lô II |
Lô III |
- TA hỗn hợp (kg/con/ng) |
4,1 |
4,6 |
4,3 |
- Bã bia (kg/con/ng) |
12 |
12 |
12 |
- Rơm CB urê (kg/con/ng) |
5,3 |
0 |
0 |
- Ngọn, lá sắn ủ chua (kg/con/ng) |
10,6 |
14,5 |
22,7 |
- Cỏ voi (kg/con/ng) |
0 |
11 |
0 |
- Tỷ lệ rơm CB trong TA xanh thô (% NLTĐ) |
41,3 |
0 |
0 |
- Tỷ lệ rơm CB trong toàn khẩu phần (% NLTĐ) |
19,25 |
0 |
0 |
- Tỷ lệ lá sắn trong toàn khẩu phần (% NLTĐ) |
27,4 |
33,8 |
51,3 |
Số liệu bảng 4 cho thấy tỷ lệ rơm đã xử lý urê đã chiếm 41,3% năng lượng trao đổi trong thức ăn xanh thô và chiếm 19,25% tổng năng lượng toàn khẩu phần. Như vậy tỷ lệ rơm trong khẩu phần đã đạt khá cao.Tương tự như vậy tỷ lệ lá sắn ủ chua trong khẩu phần ở lô 3 đã chiếm 51,3% năng lượng toàn khẩu phần và thay thế toàn bộ cỏ xanh cho bò sữa. Ba khẩu phần trên chỉ ở khẩu phần 2 (lô II) bò được ăn một lượng hạn chế cỏ xanh (11kg /ngày) còn ở 2 lô khác hoàn toàn không có cỏ xanh.
Kết quả tính toán các chất dinh dưỡng ăn được thực tế của một bò sữa thí nghiệm được trình bày ở bảng 5.
Bảng 5. Các chất dinh dưỡng ăn được hàng ngày của bò thí nghiệm
Chỉ tiêu |
Lô I |
Lô II |
Lô III |
- Chất khô + Kg/con + Kg/100kg P - NLTĐ (Kcal/con) - Protein thô (kg/con) - Xơ thô (% trong CK) - Ca (g/con) - P (g/con) |
11,38 2,93 28.249 1,65 19,9 103 48 |
11,93 3,0 31.298 1,91 19,7 113 54 |
12,04 3,1 32.334 2,17 18,8 129 47 |
Số liệu bảng 5 cho thấy khối lượng thức ăn bò ăn được hàng ngày tính theo kg chất khô cho 100 kg khối lượng cơ thể ở cả ba khẩu phần đều đạt khá cao (2,9-3,1kg). Như vậy ở cả ba lô thí nghiệm bò sữa đều được ăn no. Mặt khác tỷ lệ xơ tính trong chất khô của khẩu phần là 19-20%. Tỷ lệ xơ này là thích hợp cho bò sữa. Hàm lượng Ca, P và tỷ lệ giữa 2 nguyên tố khoáng quan trọng này đã đáp ứng được nhu cầu của bò sữa.
Năng suất sữa và tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg sữa của các lô bò thí nghiệm được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6. Năng suất sữa và tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1kg sữa của bò thí nghiệm
Chỉ tiêu |
Lô I |
Lô II |
Lô III |
- NS sữa trước TN (kg/ng) - NS sữa trong thí nghiệm (kg/ng) |
14,1a 14,46b |
14,0a 14,68b |
14,2a 14,59b |
- Tiêu tốn TA để sản xuất 1kg sữa: + Chất khô (kg CK/kg sữa) + NLTĐ (Kcal/kg sữa) + Protein thô (g/kg sữa) |
0,79 1954 114 |
0,81 2132 130 |
0,83 2216 148 |
Năng suất sữa của 3 nhóm bò trong thời gian nuôi chuẩn bị (15 ngày) không có sự khác nhau rõ rệt và đều đạt xấp xỉ 14kg/ngày, đồng thời năng suất sữa trong thời gian thí nghiệm ở cả ba lô đều đạt 14,5-14,7 kg/ngày và không thấy rõ sự khác nhau về thống kê sinh học của năng suất sữa giữa các lô. Tiêu tốn vật chất khô thức ăn cho 1kg sữa ở các lô cũng tương tự nhau. Tuy nhiên tiêu tốn năng lượng trao đổi và protein thô tính cho 1 kg sữa ở lô II, III cao hơn lô I. Điều này có liên quan đến biến đổi khối lượng bò mẹ ở 3 lô này có sự khác nhau (xem thêm bảng 8).
Trong quá trình thí nghiệm thành phần hóa học của sữa ở các lô bò đã được phân tích 1 tháng 2 lần. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 7
Bảng 7. Thành phần hóa học của sữa ở các lô bò thí nghiệm
Chỉ tiêu |
Lô I |
Lô II |
Lô III |
|||
Trước TN |
Trong TN |
Trước TN |
Trong TN |
Trước TN |
Trong TN |
|
Chất khô (%) |
12,1 |
12,25 |
12,2 |
12,4 |
11,95 |
12,15 |
Mỡ sữa (%) |
3,90 |
3,95 |
3,90 |
4,00 |
3,80 |
3,95 |
Protein (%) |
3,36 |
3,38 |
3,32 |
3,40 |
3,20 |
3,35 |
Các số liệu ở bảng 7 cho thấy tỷ lệ chất khô của sữa trước và sau thí nghiệm đều xấp xỉ 12-12,4%, còn mỡ sữa thì biến động 3,8-4%. Tỷ lệ protein sữa biến động từ 3,2-3,4%. Nhưng không thấy rõ sự khác biệt giữa hai thời kỳ trước và sau thí nghiệm cũng như không nhận thấy sự khác nhau về thống kê sinh học giữa các lô thí nghiệm. Các chỉ tiêu chất khô, protein, mỡ sữa đều nằm trong khoảng dao động của phẩm giống ở nhóm bò lai hướng sữa ở nước ta (Nguyễn Quốc Đạt,1999; Lê Trọng Lạp, Nguyễn Kim Ninh, 1997...).
Bảng 8. Biến đổi khối lượng của bò mẹ trong quá trình thí nghiệm
Chỉ tiêu |
Lô I |
Lô II |
Lô III |
- P bắt đầu TN (kg/con) |
392.5 |
395 |
400 |
- P kết thúc TN (kg/con) |
388.3 |
392 |
398 |
- Tăng P (kg/tháng) |
-2.1a |
-1.5ab |
-1b |
Số liệu ở bảng 8 cho thấy bò mẹ ở lô I có mức độ giảm khối lượng cơ thể cao hơn ở lô II và lô III. Điều đó cũng hợp lý với việc tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1kg sữa ở lô I thấp hơn (vì bò mẹ đã huy động một phần chất dinh dưỡng trong cơ thể để sản xuất sữa).
Các kết quả trình bày từ bảng 4 đến bảng 8 đã cho thấy có thể sử dụng tỷ lệ rơm đã được xử lý urê với tỷ lệ cao trong khẩu phần đã không làm ảnh hưởng xấu đến năng suất sữa; cũng như việc sử dụng lá sắn ủ chua thay thế phần lớn hoặc thay thế hoàn toàn cỏ xanh trong khẩu phần cũng không làm giảm năng suất sữa.
Bảng 9. Giá tiền chi phí thức ăn của các lô thí nghiệm (đ/con/ngày)
Chỉ tiêu |
Đơn giá (đ/kg) |
Lô I |
Lô II |
Lô III |
|||
SL (kg) |
TT (đồng) |
SL (kg) |
TT (đồng) |
SL (kg) |
TT (đ) |
||
- TA tinh |
1800 |
4,1 |
7380 |
4,6 |
8280 |
4,3 |
7740 |
- Bã bia |
500 |
12 |
6000 |
12 |
6000 |
12 |
6000 |
- Rơm ủ urê |
200 |
5,3 |
1060 |
0 |
0 |
0 |
0 |
- Cỏ voi |
250 |
0 |
0 |
11 |
2750 |
0 |
0 |
- Ngọn, lá sắn |
150 |
10,6 |
1590 |
14,5 |
2175 |
22,7 |
3405 |
Tổng cộng |
|
|
16.030 |
|
19.205 |
|
17.145 |
Bảng 10. Giá tiền thức ăn cho 1 kg sữa
Chỉ tiêu |
Lô I |
Lô II |
Lô III |
- Năng suất sữa (kg) |
14,46 |
14,68 |
14,59 |
- Chi phí tiền TA (đ/con/ngày) |
16030 |
19205 |
17145 |
- Chi phí tiền TA cho 1 kg sữa |
1109 |
1308 |
1175 |
Các số liệu trong bảng 9 và 10 cho thấy giá tiền chi phí thức ăn cho 1kg sữa ở lô I và lô III là xấp xỉ nhau (1100-1175 đồng/kg sữa) nhưng ở lô II giá tiền chi phí cao hơn (1308 đồng/kg sữa) vì tiền chi phí cỏ xanh ở lô này cao hơn. Rõ ràng khi sử dụng một tỷ lệ hợp lý phụ phẩm nông nghiệp (rơm xử lý urê, ngọn lá sắn ủ chua) đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, đồng thời tăng được nguồn thức ăn tại chỗ phục vụ cho việc phát triển chăn nuôi bò sữa.
4. Kết luận và đề nghị
- Bò sữa được ăn khẩu phần có rơm được xử lý urê chiếm 19,25% năng lượng trao đổi toàn khẩu phần, cùng với ngọn lá sắn ủ chua (không có cỏ xanh) bò lai hướng sữa đã đạt 14,5kg sữa/ngày, giá tiền chi phí để sản xuất 1kg sữa lại thấp hơn.
- Lô bò được ăn khẩu phần có lượng cỏ xanh hạn chế (11kg cỏ/ngày) và ăn thêm (14,7kg/ngày) ngọn lá sắn ủ chua (14,5 kg/ngày) cũng cho năng suất sữa khá cao.
- Nhóm bò được ăn khẩu phần có ngọn lá sắn ủ chua thay thế hoàn toàn cỏ xanh (22,7kg ngọn lá sắn ủ/ngày) năng suất sữa hàng ngày vẫn đạt 14,6kg, không thua kém lô bò được ăn khẩu phần có cỏ xanh.
- Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp (rơm xử lý urê, ngọn lá sắn ủ chua) một cách hợp lý cho bò sữa đã không làm giảm năng suất sữa mà còn góp phần làm tăng nguồn thức ăn và giảm giá tiền chi phí thức ăn để sản xuất 1kg sữa.
5. Đề nghị
Cho thử nghiệm 3 khẩu phần trên cho bò sữa và ứng dụng vào sản xuất.
Bùi văn Chính, Nguyễn văn Hải - Bộ Môn Chế biến TAGS - Viện Chăn Nuôi