Nguyễn Văn Nhân - Trung Tâm VENIPO - Hội Khoa học và Công nghệ lương thực, Thực phẩm Việt Nam (VAFOST)
I. TẦM QUAN TRỌNG VỀ TRỒNG CỎ VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÂU BÒ Ở MIỀN NÚI
Thế mạnh của miền núi là có đàn gia súc ăn cỏ như trâu bò ngựa dê với số lượng lớn, diện tích đất nương rẫy được hình thành trên đất dốc, đất đồi núi bỏ
hoang còn nhiều. Nhưng do giống cho đàn gia súc ăn cỏ chưa được cải tiến, chăn thả tự nhiên, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp một cách thô sơ chưa qua chế biến nên năng suất thấp: một số nơi trâu bò bị chết do đói rét và bệnh dịch nhất là về mùa Đông. Đất nương rẫy phần nhiều trồng ngô, lúa nương phụ thuộc vào thiên nhiên dễ bị mất mùa do hạn hán, lũ quét, đất bị xói mòn, chất màu dinh dưỡng bị nghèo kiệt.
Để khắc phục tồn tại trên đây, phát huy thế mạnh, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giầu cho các dân tộc nên thực hiện các biện pháp sau đây:
- Đối với gia súc trâu, bò chọn lọc giống tốt và lai với trâu, bò nước ngoài theo hướng kiêm dụng: sản xuất thịt, sức kéo, sản xuất sữa.
- Đối với nương rẫy đồi đất dốc thực hiện trồng cỏ giống mới năng suất cao như cỏ voi, cỏ ghinê, cỏ Pasparum Astrotum, cây keo dậu, kết hợp với cây lấy quả dài ngày và các cây leo như đậu mèo, sắn dây, chuối, mía, dứalà tập đoàn cây có nhiều tác dụng:
+ Phủ xanh đồi nương chống xói mòn đất.
+ Trồng quanh năm.
+ Không phải cầy bừa hàng năm, không tốn công trồng trọt.
+ Có nguồn thức ăn thô xanh ổn định cho trâu bò trung bình đạt 300 tấn/ha có thể nuôi từ 20-25 con trâu bò lớn.
+ Tập đoàn cây không những giải quyết được thức ăn cho gia súc quanh năm còn cho người như đường, mật, hoa quả.
Từ thực tiễn trong công tác ứng dụng và nghiên cứu khoa học trong suốt 30 năm qua đã tìm ra phương án phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng phát triển tổng hợp:
+ Trồng cỏ, cây (cây lấy quả).
+ Nuôi các con gia súc ăn cỏ
+ Ủ phân rác bằng chế phẩm sinh học bón cho cỏ và cây.
Đây là phương pháp canh tác theo mô hình nông nghiệp thiên nhiên, (nông nghiệp sinh học, hay còn gọi là nông nghiệp kết hợp lâm nghiệp chăn nuôi bảo tồn bền vững và phát triển).
Phương pháp này khác với các chương trình quốc gia hiện nay như chương trình 5 triệu/ha, chỉ đơn thuần trồng cây, hiệu quả kinh tế không cao và không bền vững.
II. KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ NĂNG SUẤT CAO
Do diện tích đất trồng cỏ trên đất dốc bình quân diện tích đất/người của nước ta rất thấp, cho nên trồng cỏ chủ yếu dùng để cắt cho ăn tại chuồng cho nên chọn các giống cỏ thân đứng, mọc khỏe, có năng suất cao.
1. Cỏ voi
Tên khoa học: Pennisetum purpurrerum
a. Đặc điểm
Cỏ voi có nguồn gốc từ Nam Phi và phân bố rộng rãi ở tất cả các nước nhiệt đới trên thé giới.
Có nhiều giống cỏ voi như Merkecon, Seleccion và King grass. Trong đó King grass là dòng được phổ biến ở nước ta cho năng suất cao.
Cỏ voi thuộc họ hòa thảo, thân đứng (có thể cao 4-6m) có nhiều đốt, rậm lá, sinh trưởng nhanh, nhưngđốt bên dưới thường có rễ, hình thành thân ngầm và phát triển thành búi to. Cỏ voi có yêu cầu về đất tương đối khắt khe: ưa đất mầu, giầu dinh dưỡngvà thoáng, cỏ tầng đất canh tác sâu, pH 6-7, không ưađất cát và không chịu được ngập, úng nước nhưng chịu được khô hạn. Giai đoạn sinh trưởng chính là mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm lên cao. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng từ 25-40oc
và với lượng mưa trung bình 1-500mm/năm. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp 2-3oc vẫn không bị cháy lá, Tuy nhiên thông thường vào mùa Đông, nhiệt độ xuống thấp và đặc biệt có sương muối quá trình sinh trưởng chậm lại. Tương tự khi hạn hán kéo dài hoặc khi nhiệt độmôi trường lên trên 45oC, quá trình sinh trưởng và phát triển của cỏ voi bị ngừng.
Cỏ voi có năng suất chất xanh rất cao tùy theo trình độ thâm canh, năng suất trên một ha có thể biến động từ 100 tấn đến 400 tấn/ha một năm, cá biệt có thể lên tới 800 tấn/ha 1 năm.
b. Kỹ thuật trồng
- Thời gian trồng:
Thời gian trồng thích hợp là từ tháng 2 cho tới tháng 5. Thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11. Nếu mùa khô chủ động nước tưới có thể thu hoạch quanh năm. Chu kỳ kinh tế của cỏ voi là 3-4 năm (tức là trồng 1 lần có thể thu hoạch được 3-4 năm (tức là trồng 1 lần có thể thu hoạch được 3-4 năm) nếu chăm sóc tốt có lượng phân chuồng ủ vi sinh có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền.
- Chuẩn bị đất:
Có thể trồng cỏ voi theo hướng chuyên canh và thâm canh hoặc trồng cỏ voi vừa làm hàng rào vừa lấy thức ăn cho gia súc. Cầy sâu bừa kỹ làm sạch cỏ dại, rạch hàng sâu 15-20cm theo đường đồng mức hàng cách hàng 60cm, cũng có thể trồng theo khóm với mật độ bụi nọ cách bụi kia 40cm và hàng cách hàng 60cm.
Phân bón:
Tùy theo nương rẫy tốt hay xấu mà có thể sử dụng phân bón khác nhau. Trung bình 1ha cần bón
+ 15-20 tấn phân chuồng ủ mục.
+ 300-400kg đạm urê.
+ 250-300kg Super lân.
+ 150-200kg Sulphát Kali
Các loại phân hữu cơ, phân lân, phân kali dùng bón lót toàn bộ theo lòng rãnh trồng cỏ.
Riêng phân đạm thì chia đều cho các lần thu hoạch để bón thúc sau mỗi lần cắt. Nếu có phân trâu bòủ chế phẩm sinh học bón cùng thì rất tốt. Nếu đất chua (pH<5) thì bón thêm vôi bột.
- Cách trồng và chăm sóc
Trồng bằng thân cây (hom): Chọn cây mập và hom bánh tẻ (ở độ tuổi 80-100 ngày) chặt vát hom có độ dài từ 25-30cm/hom có từ 3-5 mắt mầm. Mỗi ha cần
8 -10 tấn hom.
Đặt hom trong lòng rãnh lấp đất dầy 5cm cho phẳng.
Sau khi trồng 80-90 ngày thì thu hoạch đợt đầu (không thu hoạch non đợt đầu). Khoảng cách giữa các lần tiếp theo là từ 30-45 ngày.
Khi thảm cỏ có độ cao 80-100cm. Mỗi lần thu hoạch lưu ý cắt gốc ở độ cao 5cm trên mặt đất, cắt sạch không để lại mầm cây để cỏ mọc lại đều. Cứ sau mỗi
lần thu hoạch cỏ mọc ra lá mới lại tiến hành bón thúc đạm urê và phân ủ vi sinh.
Có thể dùng cỏ voi cho trâu bò ăn tươi hoặc ủ chua để dự trữ cho những thời điểm khan thức ăn thô xanh.
2. Cỏ Ghinê
Tên khoa học: Paannicum maximum.
a. Đặc điểm: Cỏ Ghinê còn gọi là cỏ sả, hay cỏ sữa, có nguồn gốc từ Cbâu Phi và hiện nay phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới. Cỏ Ghinê được đưa vào miền Nam nước ta từ năm 1875, sau này tiếp tục nhập từ Cu Ba, Thái Lan, Australia, và được trồng nhiều vùng ở nước ta. Cỏ Ghinê là loại cỏ hòa thảo, lâu năm, thân cao tới 2-3m, không có thân bò, chỉ sinh nhanh và mọc thành bụi như bụi sả. Bẹ lá mọc quanh gốc, có mầu tím cả bẹ và lá đều có lông nhỏ và trắng. Cỏ Ghinê có hai loại: loại lá lớn và loại lá nhỏ. Loại lá lớn cho năng suất cao nên trồng để cho gia súc nhai lại ăn tươi hoặc ủ chua dự trữ với cỏ voi. Loại lá nhỏ cho năng suất thấp hơn.
Nhìn chung, cỏ Ghinê có nhiều đặc tính quý, sinh trưởng nhanh mạnh, năng suất cao, khả năng chịu hạn, chịu nóng và chịu bóng cây tốt, dễ trồng: nhiệt độ thích hợp 19-22oC, sinh trưởng tốt tại nhữngvùng có lượng mưa 800-1000ml/năm.
Cỏ Ghinê sống được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là loại đất phù sa, và đất có nhiều mầu, pH = 6, chịu được đất mặn nhẹ, không chịu được đất ẩm kéo dài.
Do cỏ Ghinê có khả năng chịu được hạn và bóng râm nên có thể trồng xen với cây lâm nghiệp hoặc cây ăn quả, trồng ven bờ đê, ven đường, xung quanh ao cá, vừa phủ đất chống xói mòn và giữ ẩm vừatận thu chất xanh cho chăn nuôi trâu bò rất tốt.
Với loại có lá lớn vả trồng thâm canh có thể cho năng suất tương đương với mỗi năm thu 8-10 lứa và trên 1ha có thể đạt 100-200 tấn/năm hoặc hơn.
b. Kỹ thuật trồng:
- Thời gian trồng: Thởi gian trồng từ tháng 2-4 tốt nhất là vào đầu mùa mưa đảm bảo tỷ lệ sống cao. Thu hoạch từ tháng 5-11, chu kỳ kinh tế 4-5 năm hoặc lâu hơn (6-7 năm).
- Chuẩn bị đất. Như trồng cỏ voi.
- Phân bón: Như trồng cỏ voi.
- Cách tróng vàchăm sóc. Có thể trồng bằng hạt hoặc khóm thân rễ trồng theo bụi.
Nếu trồng bằng khóm theo bụi thì sau khi làm đất dùng cầy rạch hàng sâu 10cm. Mỗi ha cần lượng khoảng 56 tấn, lượng hạt 5-6kg.
- Cách chuẩn bị khóm giống: Cắt bỏ phần ngọn các khóm cỏ để lại chiều cao khóm có 25-30cm, dùng cuốc đánh gốc cỏ lên rũ sạch đất, cắt phạt bớt phần rễ già, sau đó tách thành những khóm nhỏ, mỗi khóm 3-4 nhánh đem trồng.
Sau khi rạch hàng và bón lót phân đặt các khóm vào rãnh, ngả cùng một phía vuông góc với thành rãnh cách nhau 35-40cm lấp đất sâu 10-15cm (1/2 độ dài của thân cây giống, dậm đất chặt, tạo điều kiện có độ ẩm, cây chóng nẩy mầm có tỷ lệ sống cao).
Nếu trồng bằng hạt thì gieo rải đều, theo hàng rạch và dùng đất nhỏ mịn lấp dầy 5cm. Trong trường hợp trồng xen với cây ăn quả, trồng ven đường, hoặc xung quanh bờ ao thì đào hốc 15cm, với khoảng cách hàng 40-50cm và hố cách hố khoảng 15-20cm.
Sau khi trồng khoảng 15-20 ngày kiểm tra khả năng nẩy mầm chồi, và nếu cần thiết trồng dặm lại và bón thúc bằng đạm urê. Nếu gieo trồng bằng hạt thì chỉ
tiến hành chăm sóc và trồng tỉa bổ sung. Khi cây mọc và có thể phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn với cỏ dại. Sau mỗi lần cắt và khi thảm cỏ màu xanh, làm sạch cỏ dại rồi dùng phân đạm bón thúc.
c. Thu hoạch vả sử dụng
Sau khi trồng được 60 ngày thì thu hoạch lứa đầu cắt phần trên, cách mặt đất 10cm, các lứa sau cách nhau 45 ngày, mỗi năm cắt dọn gốc già một lần.
Cỏ Ghinê có chất lượng cao.
3. Cỏ Xuđăng
Tên khoa học: Songlum Sorglum Sudunosa.
a. Đặc điểm:
Cỏ Xuđăng thuộc họ hòa thảo, thân đứng.Cỏ có khả năng sinh trưởng nhanh, chịu được các điều kiện nóng và khô hạn.
Năng suất chất xanh: đạt 100-120 tấn/ha/năm.
b. Kỹ thuật trồng:
Thời gian gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 9, thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 12. Cỏ Xuđăng có chu kỳ kinh tế 3-4 năm.
Cỏ Xuđăng thích hợp với các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, sâu mềm, tơi xốp, pH trung tính và không ngập nước.
Kỹ thuật làm đất và chăm bón giống như cỏ voi.
Cách trồng và chăm sóc: Gieo trồng bằng hạt cứ 7-8kg hạt giống cho 1ha. Mật độ gieo trồng: hàng cách hàng 50cm, bụi cách bụi 20cm.
Ngoài 3 giống cỏ trên còn có một số giống cỏ giúp cho việc chăn nuôi trâu bò rất tốt như: cỏ lông Para, cỏ Stylo,cỏ Ruzi, cây keo đậu.
III. KẾT LUẬN
Trồng cỏ thâm canh, trồng cây lấy quả thân gỗ, dây leo, chăn nuôi trâu bò (ngựa,dê, thỏ) tại chuồng. với thời giá hiện nay có thể đạt trên 60 triệu đồng trên một ha trong một năm một cách bền vữngvà ngày Càng nâng cao.