Quản Lý chất lượng sữa
Mối quan hệ di truyền giữa năng suất sữa, dễ sinh bê và các ngày nghỉ tại lứa đẻ đầu tiên ở bò cái Holstein.
Các hệ số di truyền và tương quan di truyền đã được ước lượng ở hai mô hình con vật khác nhau mà trong đó đã được tính cả hiệu ứng di truyền trực tiếp (mô hình 1) và hiệu ứng di truyền trực tiếp theo mẹ (mô hình 2) sử dụng các thuật toán chương trình REML (Restricted maximum Likelihood). Sản lượng sữa và mỡ sữa đã bị làm ảnh hưởng do tuổi sinh bê đầu là tuyến tính và bậc hai. Các số ước lượng hệ số di truyền của hiệu ứng trực tiếp là 0,25 đối với sản lượng sữa; 0,17 đối với sản lượng mỡ sữa; 0,03 đối với sự dễ đẻ bê và 0,03 đối với các ngày nghỉ ở mô hình 2. Các con số lượng này đối với hiệu ứng theo mẹ là 0,05; 0,08; 0,04 và thấp hơn 0,01 đối với mỗi tính trạng tương xứng. Năng suất sữa ở chu kỳ sữa đầu tiên là để cho biết mối tương quan có lợi về mặt di truyền với sự dễ sinh bê và ngày nghỉ đối với hiệu ứng di truyền trực tiếp (- 0,24 đến -0,11). Hơn nữa, dễ đẻ sinh bê có tương quan với các ngày nghỉ là 0,30 đối với hiệu ứng di truyền trực tiếp. Các mối tương quan giữa các hiệu ứng trực tiếp và theo mẹ đối với mỗi tính trạng là tương quan âm (- 0,63 đến -0,32). Cuộc nghiên cứu này gợi ý rằng phương sai di truyền cộng gộp theo mẹ sẽ không thể bác bỏ nếu muốn đánh giá di truyền của năng suất sữa cũng như các tính trạng sinh sản như là dễ đẻ bê và các ngày nghỉ tại lứa đẻ đầu tiên. Hơn nữa, sự sinh bê khó (khó đẻ) sẽ làm ảnh hưởng về mặt di truyền đến thụ thai lứa tiếp theo.
(Asian - Aust. J. Anim sci. 2004. Vol 17, N02: 153-158).
Mở đầu
Nhiều chủ chăn nuôi bò sữa theo đuổi mưu cầu để duy trì năng suất sinh sản thoả mãn với mức năng suất sữa cao. Một số nhà nghiên cứu (Roman và Wilcox, 2000; Dechow và cs., 2001) đã báo cáo mối quan hệ đối kháng với mối lưu tâm tới cả kiểu hình và kiểu gen giữa các tính trạng năng suất sữa, dễ sinh bê. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác đã báo cáo các mối tương quan di truyền rằng gần tới 0 (Raheja và cs., 1989) hoặc thấp (Dong và Van Vleck, 1989). Dưới các điều kiện thí nghiệm, Hageman và cs. (1991) đã báo cáo rằng các dòng di truyền cao có biểu hiện không động dục trở lại sau khi đẻ lâu hơn và thời gian lâu hơn đến gây giống lần đầu. Do đó khoảng cách sinh bê và các ngày nghỉ là lâu hơn 10 ngày đối với các dòng có năng suất sữa cao hơn ở các lứa tuổi thứ nhất và hai. Sự khó khăn sinh bê (đẻ khó) (Dystocia) và tăng lên tiếp theo về khoảng cách từ sinh bê đến thụ thai cũng là một vấn đề nguy cấp đặc biệt là ở các đàn sinh bê theo mùa và làm trì hoãn việc thụ thai vì tỷ lệ thụ tinh kém làm tăng khoảng cách sinh bê.
Hệ số di truyền của các tính trạng sinh sản nói chung là rất thấp, theo cách nói khác, hệ số di truyền này có ngụ ý muốn nói rằng bị ảnh hưởng lớn do các yếu tố môi trường đặc biệt là những quyết định quản lý do các chủ chăn nuôi nắm bắt (Luo và cs., 1999; Weigel và Rekaya, 2000, Dematawewa và Berger, 2002). Tuy nhiên, có đồng phương sai di truyền có ý nghĩa giữa các bò cái ở khoảng cách từ sinh bê đến gây giống lần đầu mà có tương quan dương tính với số lần hữu ích để thụ thai (số lần phục vụ để thụ thai). Khoảng cách từ sinh bê đến gây giống lần đầu và số lần phục vụ để thụ thai có cả mối tương quan dương tính với các ngày nghỉ mà là yếu tố tạo nên sự thay đổi của khoảng cách sinh bê (Dematawewa và Berger, 1998).
Hiệu ứng theo mẹ được xác định vì bất cứ ảnh hưởng nào từ 1 con mẹ đến đời con của nó, loại trừ hiệu ứng của các gen truyền trực tiếp mà làm ảnh hưởng đến năng suất của con con. Các cơ chế sinh học để giải thích hiệu ứng theo mẹ kể cả di truyền tế bào chất, dinh dưỡng trong tử cung và sau khi đẻ được xác minh do con mẹ, kháng thể và mầm bệnh lan truyền từ con mẹ sang con con và hành vi con mẹ. Biến dị kiểu hình ở con con là cục bộ do biến dị kiểu gen mà có thể bị ảnh hưởng di truyền trực tiếp) và kiểu gen con mẹ (ảnh hưởng di truyền mẹ) (Willham, 1963). Tuy nhiên, có chỉ dẫn rằng hiệu ứng di truyền theo mẹ không quan trọng đối với các tính trạng sản lượng của bò sữa (Schutz và cs., 1992); Albuquerque và cs., 1998). Tuy nhiên, một số bằng chứng gợi ý rằng hiệu ứng theo đường mẹ, được lưu tâm đến vì hiệu ứng theo đường tế bào chất, có thể làm ảnh hưởng đến các tính trạng sản lượng và sinh sản của bò sữa (Schutz và cs., 1992; Albuquerque và cs., 1998). Theo cách khác, sự biến dị của dễ sinh bê sẽ là cục bộ do hiệu ứng di truyền theo mẹ cũng như hiệu ứng di truyền trực tiếp (Luo và cs., 1999; Lee 2002). Luo và cs. (1999) cũng đã được báo cáo hệ số di truyền trực tiếp là 0,11 và hệ số di truyền theo mẹ là 0,12 đối với sự dễ dàng sinh bê sử dụng phương pháp Bayesian.
Các mục tiêu trong nghiên cứu này là :
1/ để xác định mối quan hệ giữa các tính trạng năng suất sữa và sinh sản ở lứa đẻ đầu tiên và
2/ để điều tra nghiên cứu sữa và sinh sản và cuối cùng là
3/ để điều tra nghiên cứu số lượng hiệu ứng di truyền của sự dễ sinh bê làm ảnh hưởng đến ngày nghỉ tại lứa đẻ đầu tiên của bò cái Holsstein ở ngành chăn nuôi bò sữa Triều Tiên.
Vật liệu và phương pháp.
Nguồn số liệu và chọn lọc cắt xén.
Trường số liệu đối với sản lượng sữa, sản lượng mỡ, sự dễ sinh bê và ngày nghỉ ở bò cái Holstein được thu thập từ đàn bò sữa trong đó các chủ trang trại được tham dự vào chương trình cải tiến đàn bò sữa do Trung tâm cải tiến đàn bò sữa tổ chức (DCJC) là một chi nhánh của liên đoàn hợp tác NongHyup ở Triều Tiên từ năm 1999 đến 2002. Sản lượng và thành phần sữa (sản lượng chất béo) đã được ghi chép hai lần trong tháng từ 6 ngày (lúc vắt sữa) đến ngày cạn sữa (dry - off). Sau những bản ghi chép từ các bò cái mà được vắt sữa ít hơn 75 ngày là bị thải hồi , thì các bản ghi chép khác đã được sửa hiệu chỉnh đúng đến sản lượng sữa 305 ngày (SLS 305) và sản lượng mỡ 305 ngày (SLM 305) sử dụng chương trình hiệu chỉnh tiêu chuẩn Triều Tiên. Các tính trạng đã nghiên cứu là SLS 305, SLM 305, sự dễ dàng sinh bê (DSB) ở lứa đẻ đầu tiên mà được cho điểm từ 1 đến 5 (1 điểm là dễ sinh bê đến 5 là cực khó khăn trong sinh bê), và các ngày nghỉ (NGNG) là ngày từ sinh bê đến thụ thai. Các bản lý lịch với sản lượng sữa đã quan sát được ít hơn 2000 không hoặc là hơn 20.000 kg hoặc là có ngày nghỉ ít hơn 32 ngày hoặc nhiều hơn 200 ngày đã bị loại bỏ. Các bản lý lịch từ các bò cái có độ tuổi 19,7 đến 32 tháng tại lần sinh đẻ đầu tiên, vẫn được dữ lại. Các bản lý lịch của bò cái có số căn cước không có căn cứ hoặc là số đăng ký đực bố không có căn cứ cũng bị loại trừ. Các bản lý lịch trên đàn nào mà có ít nhất ba bản lý lịch thì được dữ lại. Các bản lý lịch đối với các tính trạng này từ 14.188 bò cái ở chu kỳ sữa đầu tiên đã được sử dụng để làm ước lượng các tham số di truyền.
Sử lý thống kê.
Hai mô hình thống kê nhiều biến khác nhau đối với nghiên cứu này đã được sử dụng là:
Mô hình 1: Yi = Zh hySi + ZaAi + Ei.
Mô hình 2: Yi = ZhhySi + ZaAi + Zm Mi + Ei.
Trong đó: Yi là một vectơ quan sát (i = SLS 305, SLM 305, DSB và NGNG); hyi là một vectơ của hiệu ứng đàn-năm-mùa đã được xử lý là ngẫu nhiên, Ai là một vec tơ của hiệu ứng trực tiếp đã xử lý làm hiệu ứng ngẫu nhiên di truyền cộng gộp, Ei là một vectơ hiệu ứng dư thừa ngẫu nhiên đối với tính trạng thứ i. Zh; Za là các ma trận phạm vi ảnh hưởng mà liên kết số liệu với hiệu ứng tương ứng.
Giả sử rằng các tính trạng đã được lưu ý đến là tương quan đối với ảnh hưởng ngẫu nhiên trong mô hình 1. Giả sử trong mô hình 2 là hiệu ứng di truyền theo mẹ có tương quan với hiệu ứng di truyền trực tiếp với sự giả định có khả năng xảy ra tính đến của mô hình 1.
Các thành phần phương sai và hiệp phương sai đối với mỗi hiệu ứng ngẫu nhiên đã được ước lượng sử dụng các thuật toán EM - REML và các số ước lượng hệ số di truyền và tương quan di truyền được tính toán sử dụng các thành phần phương sai (hiệp phương sai) đã ước lượng.
Kết quả và thảo luận
Năng suất chung.
Trung bình mỗi đực bố phụ trách 26 bò cái mẹ và 180 đực bố đã được thu thập từ 1.788 đàn đã được tính gồm cả để ước lượng các tham số di truyền (bảng 1).
Bảng 1: Tin tức cấu trúc số liệu Về các tính trạng năng suất và sinh sản của bò cái Holstein từ 1788 đàn bò sữa ở Triêù Tiên.
|
Số quan sát |
TB |
SD |
Min |
Max |
Số cái/đực |
180 |
25.77 |
50.86 |
2 |
345 |
Số cái/đàn |
1788 |
4.93 |
6.95 |
1 |
85 |
Tuổi đẻ lứa đầu Th) |
14188 |
2625 |
3.22 |
19.7 |
39.4 |
SLS 305(kg) |
14188 |
7489 |
1582 |
2032 |
15329 |
SLM 305(kg) |
14188 |
282 |
65 |
58 |
618 |
DSB (điểm) |
11552 |
1.24 |
0.48 |
1 |
5 |
NGNG (ngày) |
11472 |
113.4 |
45.4 |
32 |
200 |
SLS 305 = SLS hiệu chỉnh đến 305 ngày; SLM 305 = SL chất béo hiệu chỉnh đến 305 ngày; DSB = dễ sinh bê; NGNG = Các ngày nghỉ.
Số lượng bò mẹ trong đàn sẽ tương đối nhỏ và có độ xiên nghiêng mạnh với sự so sánh tới số lượng mẹ trong đàn ở các nước ngoài. Đây là đặc điểm đặc trưng có thể phân biệt của đàn bò sữa do hoàn cảnh thực tế nông nghiệp ở Triều Tiên. Đặc điểm tiếp theo là vấn đề mà đa số bò mẹ được quản lý chăm sóc trong chuồng trại nhiều hơn là trên đồng cỏ bãi chăn. Hệ thống nuôi dưỡng chủ yếu được sử dụng bằng cách thức ăn hạt ngũ cốc và khẩu phần phối hợp đầy đủ (TMR) các hệ thống nuôi dưỡng này sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất sữa cũng như sinh sản. Trong các hệ thống chăm sóc kiểm tra ở lúc 26 tháng tuổi. Thompson và cs (1983) đã nhận thấy rằng các vấn đề sinh đẻ tăng lên có ý nghĩa khi tuổi sinh bê đầu tiên ít hơn 22 tháng. Tuy nhiên, đối với Simerl và cs (1992) tần xuất đẻ khó (Dystocia) lớn hớn ở bò mẹ hậu bị non (<24 tháng) hoặc bò mẹ hậu bị già (> 27 tháng) đặc biệt giải thích ảnh hưởng có hại của sinh bê sớm đến sản lượng (Thompson và cs., 1983; Simerl và cs., 1992) và ảnh hưởng đến năng suất sinh sản (Erb và cs., 1985). Sản lượng sữa và sản lượng chất béo hiệu chỉnh đến 305 ngày theo đúng các yếu tố hiệu chỉnh quốc gia ở Triều Tiên đã được ước lượng đến khoảng 7500 kg và 280kg tương ứng. Hơn thế nữa, các ngày từ sinh bê lần đầu đến thụ thai (NGNG) là khoảng 113 ngày. Đa số các bò cái hậu bị cho thấy sinh bê dễ dàng (dễ đẻ) (DSB ghi điểm 1 và 2; 98%) và chỉ có ít hơn 2% cho thấy sinh bê vất vả (đẻ khó) (bảng 2).
Bảng 2 : Số quan sát đối với dễ sinh bê theo mức độ khó sinh bê ở lứa đẻ đầu trên 1788 đần bò sữa ở Triều Tiên.
Điểm |
Tần số |
Tỷ lệ % |
1=Không khó khăn gì |
9038 |
78.24 |
2=Có khó khăn một chút |
2317 |
20.06 |
3=Cần giúp đỡ |
175 |
1.51 |
4=Dùng lực tương đối lớn |
13 |
0.11 |
5=Cực khó đẻ |
9 |
0.08 |
Điều này rõ ràng thấy là một vấn đề nhỏ với việc so sánh rằng 86,4% bò cái Holstein ở các số liệu có hồ sơ US (nhập từ Mỹ) cho thấy sinh bê dễ dàng (Wiggans và cs., 2002). Tuy nhiên, đẻ khó (dystocia) là vấn đề bỏ trống ở lần sinh đẻ đầu tiên hơn là lần sau. Giá trị F thống kê và ý nghĩa đối với các tính trạng đã nghiên cứu cho thấy ở bảng 3.
Bảng 3: Giá trị F thống kê và ý nghĩa đối với SLS (SLS 305), SL chất béo (SLM 305), Dễ đẻ (DSB) và các ngày nghỉ (NGNG) ở lứa chu kỳ sữa đầu của bò cái Holstein ở 1788 đàn ở Triều Tiên.
Nguồn |
DF |
SLS 305 |
SLM 305 |
DSB |
NGNG |
Đàn |
1787 |
5.01* |
5.75* |
11.37** |
1.31** |
Năm sinh |
3 |
51.66** |
30.93** |
1.39 |
12.96** |
Mùa |
3 |
2.61* |
21.77** |
2.24*** |
8.28** |
Tuổi |
1 |
6.63* |
7.69** |
0.17 |
0.25 |
Tuổi2 |
1 |
2.98+ |
3.26+ |
0.12 |
0.19 |
SLS 305 = SLS hiệu chỉnh đến 305 ngày; SLM 305 = SL chất béo hiệu chỉnh đến 305 ngày; DSB = dễ sinh bê; NGNG = Các ngày nghỉ. *** p<0.001; ** p<0.01; * p<0.05; Không ghi * là không có ý nghĩa.
Như đã thể hiện ở bảng 3, chúng tôi không thể tìm thấy bất cứ vấn đề nào đối với khó sinh bê và NgNg với mối quan tâm đến tuổi lúc sinh đẻ đầu tiên. Các kết quả này không tán thành với các báo cáo do Thompson và cs., (1983) và Simerl và cs., 1992.
Bảng 4: Các số trung bình bình phương nhỏ nhất và các sai số chuẩn về SLS (SLS 305), SL chất béo (SLM 305), Dễ đẻ (DSB) và các ngày nghỉ (NGNG) ở lứa chu kỳ sữa đầu của bò cái Holstein ở 1788 đàn ở Triều Tiên.
|
SLS 305 |
SLM 305 |
DSB |
NGNG |
||||
TB |
mx |
TB |
mx |
TB |
mx |
TB |
mx |
|
Năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
1999 |
71008.8 |
45.01 |
267.3 |
1.80 |
1.25 |
0.012 |
111.6 |
1.81 |
2000 |
7206.7 |
21.97 |
272.0 |
0.88 |
1.28 |
0.006 |
115.5 |
0.89 |
2001 |
7514.4 |
24.70 |
283.4 |
0.99 |
1.28 |
0.007 |
113.3 |
0.97 |
2002 |
7960.1 |
69.11 |
286.6 |
2.76 |
1.25 |
0.021 |
97.45 |
2.72 |
Mùa |
|
|
|
|
|
|
|
|
Th3-Th5 |
7438.9 |
34.57 |
273.6 |
1.38 |
1.25 |
0.010 |
114.8 |
1.40 |
Th6-Th8 |
7445.7 |
35.77 |
277.9 |
1.43 |
1.26 |
0.010 |
111.8 |
1.42 |
Th9-Th11 |
7503.4 |
31.25 |
284.7 |
1.25 |
1.26 |
0.009 |
107.5 |
1.24 |
Th12-Th2 |
7394.1 |
29.01 |
273.1 |
1.16 |
1.28 |
0.008 |
108.2 |
1.15 |
Đồng biến số |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tuổi |
118.321 |
45.944 |
5.088 |
1.834 |
N/A |
|
N/A |
|
Tuổi2 |
-1.39 |
0.803 |
-0.058 |
0.0321 |
N/A |
|
N/A |
|
SLS 305 = SLS hiệu chỉnh đến 305 ngày; SLM 305 = SL chất béo hiệu chỉnh đến 305 ngày; DSB = dễ sinh bê; NGNG = Các ngày nghỉ.
Sản lượng sữa hiệu chỉnh 305 ngày và SLM 305 ngày đã được thể hiện để tăng lên có ý nghĩa theo các năm sinh. Nói cách khác, sự dễ dàng sinh bê và NGNG đã được thể hiện hầu như không khác nhau do năm sinh (bảng 4). Các bò mẹ đã sinh bê lúc lượng sản xuất cao nhất cho sữa hạ thấp và được nắm bắt là khoảng cách ngày nghỉ ngắn. Các khuynh hướng này sẽ bị ảnh hưởng do các yếu tố chăm sóc quản lý theo mùa vụ. Sản lượng sẽ bị làm ảnh hưởng đến do tuổi thụ thai đầu là tuyến tính và bậc 2 và các kết quả này phù hợp với các báo cáo khác là (Pirlo và cs., 2000). Kết quả thể hiện rằng DSB và NGNG là bị ảnh hưởng không nhiều do tuổi thụ thai đầu.
Hệ số di truyền.
Các số ước lượng hệ số di truyền đối với SLS 305; SLM 305; DSB và NGNG là ở bảng 5. Các số ước lượng hệ số di truyền của SLS 305 là 0,219 ở mô hình 1 và 0,248 và 0,045 tương ứng đối với hiệu ứng trực tiếp và theo mẹ ở mô hình 2. Các số ước lượng này nhỏ hơn các số ước lượng do kết quả báo cáo khác (Abdallah và McDaniel, 2000). Hệ số di truyền klà 0,30 của sản lượng sữa được sử dụng để đánh giá quốc gia ở Hoa Kỳ từ năm 1997 (AIPL - USDA Web site). Hiện nay, mối quan tâm về mô hình hồi qui ngẫu nhiên đã tăng lên đối với bản ghi chép kiểm tra theo ngày về năng suất sữa ở bò sữa. Hệ số di truyền của sản lượng sữa ở năng suất sữa kiểm tra theo ngày là thấp hơn (Gengler và cs., 1999; Tijani và cs., 1999) so với sản lượng sữa 305 ngày. Gengler và cs., 1999 đã ước lượng các hệ số di truyền đối với sản lượng sữa kiểm tra theo ngày theo số trung bình là 0,20 ở các bản ghi chép chu kỳ sữa đầu. Hơn nữa, một bằng chứng nào đó đã gợi ý rằng anh chị em cùng mẹ giống nhau nhiều hơn so với các anh chị em cùng bố (Seykora và cs., 1983; Dong và cs., 1988; Dong và cs., 1988) đã báo cáo các con số ước lượng hệ số di truyền truyền cao hơn theo mô hình con vật cao hơn so với mô hình đực bố. Tuy nhiên, hiệu ứng di truyền cộng gộp theo mẹ đã bỏ qua khi đánh giá di truyền ở nhiều nước bởi vì hầu như không có đóng góp về ảnh hưởng của chúng. Nói cách khác, theo nghiên cứu này, hiệu ứng di truyền theo mẹ có thể đóng góp 4,5% về sự biến đổi toàn bộ. Kết quả này sẽ chỉ ra rằng hiệu ứng di truyền theo mẹ cộng gộp cũng quan trọng để đánh giá di truyền về sản lượng sữa.
Bảng 5: Các số ước lượng hệ số di truyền về SLS (SLS 305), SL mỡ sữa (SLM 305), dễ đẻ bê (DSB) và các ngày nghỉ (NGNG) tại chu kỳ sữa đầu trong một mô hình con vật nhiều biến số sử dụng chương trình ước lượng REML của bò Holstein trên 1788 đàn ở Triều Tiên.
|
Mô hình 1 |
Mô hình 2 |
|
Trực tiếp |
Trực tiếp |
Theo mẹ |
|
SLS 305 |
0.219 |
0.248 |
0.045 |
SLM 305 |
0.154 |
0.172 |
0.077 |
DSB |
0.015 |
0.030 |
0.035 |
NGNG |
0.024 |
0.033 |
0.005 |
SLS 305 = SLS hiệu chỉnh đến 305 ngày; SLM 305 = SL chất béo hiệu chỉnh đến 305 ngày; DSB = dễ sinh bê; NGNG = Các ngày nghỉ.
Các con số ước lượng hệ số di truyền đối với SLS 305 là 0,154 ở mô hình 1 và 0,172 và 0,077 đối với hiệu ứng trực tiếp và theo mẹ tương ứng ở mô hình 2. Các số ước lượng này nhỏ hơn số ước lượng là 0,28 do Abdallah và McDaniel (2000) và tương tự với số ước lượng là 0 ,177 do Dematawewa và Berger (1998) . Các số ước lượng hệ số di truyền đối với DSB ở lứa đẻ đầu là rất nhỏ là 1,5% ở mô hình 1 và 3,0 và 3,5% đối với ảnh hưởng di truyền trực tiếp và theo mẹ tương ứng, ở mô hình 2. Các con số ước lượng này là tương tự với hoặc là nhỏ hơn so với các số ước lượng của các báo cáo khác (Weller và cs., 1988; Luo và cs., 1999; Carner và cs., 2000) các báo cáo này đã theo mẹ cũng như hiệu ứng di truyền trực tiếp. Điều này có ngụ ý muốn nói rằng hiệu ứng di truyền cộng gộp theo mẹ cũng là hiệu ứng quan trọng để đánh giá di truyền đối với sự dễ dàng sinh bê. Luo và cs., 1999 đã ước lượng các hệ số di truyền đối với sự dễ dàng sinh bê là 0,05 và 0,03 đối với hiệu ứng trực tiếp và theo mẹ và Carnier và cs., 2000 đã báo cáo các con số ước lượng là 0,19 và 0,09 đối với hiệu ứng trực tiếp và theo mẹ tương ứng ở lứa đẻ đầu, sử dụng trường số liệu Piedmontese Italia. Chúng tôi mong đợi rằng các con số ước lượng này sẽ cao hơn nếu như áp dụng mô hình ngưỡng hơn là mô hình tuyến tính (varona và cs., 1999; Lee, 2001) bởi vì vi phạm tình trạng bình thường.
Các số ước lượng hệ số di truyền đối với NGNG là 0,024 ở mô hình 1 và 0,033 và 0,005 đối với hiệu ứng trực tiếp và theo mẹ tương ứng ở mô hình 2. Các số ước lượng này phù hợp với các số ước lượng do đông đảo nghiên cứu đã báo cáo (Makuza và McDaniel, 1996; Dematawewa và Burger, 1998; Adballah và McDaniel, 2000).
Bảng 6: Các số ước lượng tương quan kiểu hình và tương quan di truyền giữa SLS (SLS 305), SL mỡ sữa (SLM 305), dễ đẻ bê (DSB) và các ngày nghỉ (NGNG) ở chu kỳ sữa đầu trong một mô hình con vật nhiều biến số sử dụng chương trình ước lượng REML của bò Holstein trên 1788 đàn ở Triều Tiên.
|
Kiểu Hình |
Mô hình 1 |
Mô hình 2 |
|
Trực tiếp |
Trực tiếp |
Theo mẹ |
||
SLS 305: - SLM 305 - DSB - NGNG |
0.766 |
0.860 |
0.863 |
0.619 |
0.003 |
-0.039 |
-0.235 |
0.025 |
|
0.061 |
-0.279 |
0.237 |
0.085 |
|
SLM 305: - DSB - NGNG |
0.002 |
0.011 |
-0.111 |
-0.293 |
0.077 |
-0.208 |
-0.190 |
-0.186 |
|
DSB – NGNG |
0.006 |
-0.029 |
0.303 |
0.072 |
Tương quan:
Bảng 6 cho biết các mối tương quan di truyền và kiểu hình về các số ước lượng giữa 4 tính trạng ở lứa tuổi đẻ đầu. Các số ước lượng về các mối tươg quan di truyền và kiểu hình đã nhận thấy giữa SLS 305 và SLM 305 đối với bò Holstein lứa đẻ đầu ở US (Schutz và cs., 1990) và Canada (Moore và cs., 1991) tương tự với những kết quả khám phá của chúng tôi là 0,860 ở mô hình 1 và 0,863 ở mô hình 2 đối với hiệu ứng di truyền trực tiếp. Hơn nữa, dựa trên nghiên cứu này, các số ước lượng tương quan di truyền đối với hiệu ứng di truyền theo mẹ giữa SLS 305 và SLM 305 cũng cao (0,62) ngay cả nếu biến dị di truyền của các tính trạng này là nhỏ. Các số ước các số ước lượng tương quan của SLS 305 là có lợi tới DSB (- 0,039 ở mô hình 1 và -0,235 ở mô hình 2) và NGNG (-0,279 ở mô hình 1 và - 0,237 ở mô hình 2). Nói chung , NGNG tăng lên chỉ ra mất khả năng thụ tinh. Dematawewa và Berger (1998) đã báo cáo một mối quan hệ đối lập giữa sản lượng của họ giữa SLS 305 và NGNG là 0,27 và 0,55 đối với biến dị kiểu hình và di truyền, tương ứng, khi mà sử dụng đối với chu kỳ sữa đầu. Nói cách khác, Makuza và McDaniel (1996) đã nhận thấy mối tương quan thấp nhiều là - 0,04.
Các số ước lượng tương quan giữa SLM 305 và các tính trạng sinh sản (DSB và NGNG) là rất nhỏ (0,002 và 0,077) theo quan sát kiểu hình. Các số ước lượng này là âm đối với hiệu ứng di truyền trực tiếp ở mô hình 2 là -0,111 và -0,190 tương ứng. Hơn nữa, đối với hiệu ứng di truyền theo mẹ ở mô hình 2, các số ước lượng này là -0,239 giữa SLM 305 và DSB và -0,186 giữa SLM 305 Và NGNG. Các kết quả này chỉ ra rằng NGNG kéo dài thời gian sẽ làm ảnh hưởng năng suất thấp ở lứa đẻ đầu. Dematawewa và Berger (1998) đã nhận thấy một số quan hệ đối kháng giữa SLM 305 và NGNG là 0,54. Seykora và McDaniel (1983) cũng đã ước lượng mối tương quan di truyền giữa SLM 305 và NGNG là 0,44. Tuy thế mà, Roman và cs., 1999 đã báo cáo rằng, đối với bản lý lịch lứa đẻ đầu, các mối tương quan di truyền của năng suất sữa và sinh đẻ đến động dục có phạm vi từ -0,01 đến -0,52. Sự dễ dàng sinh bê sẽ hiển nhiên không tương quan với NGNG bằng số đo kiểu hình. Nói cách khác, mối tương quan di truyền giữa các tính trạng tương xứng này là 0,029 ở mô hình 1. ở mô hình 2, mối tương quan giữa DSB và NGNG được ước lượng là 0,303 đối với hiệu ứng di truyền trực tiếp và 0,072 đối với hiệu ứng di truyền cộng gộp theo mẹ. Kết quả này sẽ có ngụ ý muốn nói rằng sinh bê khó khăn dẫn đến kéo dài thời gian động dục và thụ thai.
Bảng 7: Các số ước lượng tương quan di truyền giữa hiệu ứng trực tiêp và theo mẹ về SLS (SLS 305), SL mỡ sữa (SLM 305), dễ đẻ bê (DSB), và các ngày nghỉ (NGNG) ở chu kỳ sữa đầu trong một mô hình con vật nhiều biến số sử dụng chương trình ước lượng REML của bò Holstein trên 1788 đàn ở Triều Tiên.
|
SLS 305m |
SL mỡ sữa 305m |
DSBm |
NGNGm |
SLS 305m |
-0.448 |
-0.373 |
0.334 |
0.054 |
SL mỡ sữa 305m |
-0.373 |
-0.396 |
0.220 |
0.060 |
DSBm |
-0.033 |
0.192 |
-0.625 |
-0.157 |
NGNGm |
-0.164 |
0.099 |
-0.378 |
-0.318 |
SLS 305 = SLS hiệu chỉnh đến 305 ngày; SLM 305 = SL chất béo hiệu chỉnh đến 305 ngày; DSB = dễ sinh bê; NGNG = Các ngày nghỉ.
Các mối tương quan di truyền giữa hiệu ứng di truyền trực tiếp và theo mẹ đối với 4 tính trạng trong nghiên cứu này được thể hiện ở bảng 7. Các số ước lượng này có tương quan âm là -0,448 đối với SLS 305; - 0,396 đối với SLM 305; -0,625 đối với DSB và - 0,318 đối với NGNG. Đối với DSB, kết quả này chỉ sính bê là 1 tính trạng của bê và là một tính trạng của con mẹ và rằng, từ 1 trọng điểm di truyền các con bê cái đã sinh ra dễ dàng hơn được mong chờ là cho biết sự khó khăn nhiều hơn khi cung cấp con sơ sinh ra là con mẹ. Một lượng bản nghiên cứu đã báo cáo mối quan hệ di truyền đối lập giữa hiệu ứng trực tiếp và theo mẹ đến sự dễ dàng sinh bê ở bò sữa ( Dweyer và cs., 1986; Carnier và cs., 2000) . Hiện tượng kỳ lạ này được thể hiện dựa trên các số ước lượng đối với SLS 305; FY 305 và NGNG.
Nguồn Viện Chăn nuôi