Quan hệ ngành sữa việt nam với thế giới

Tổng quan về chăn nuôi bò sữa của Israel

Trong hơn 70 năm – có nghĩa là hơn 20 năm trước khi thành lập Nhà nước I-xra-en năm 1948 – trên vùng đất này đã có sự phát triển của một nền nông nghiệp hiện đại. Ngành công nghiệp sữa trong nền nông nghiệp của I-xra-en trong năm 1999 là một trong những ngành lớn nhất của nông nghiệp. Ngành công nghiệp sữa đã duy trì được một sự tăng trưởng ổn định và được tổ chức tốt liên tục trong nhiều năm. Kể từ đầu những năm 1990, mức tăng trưởng của ngành là 4%/năm. I-xra-en đã phát triển các phương pháp cho ăn và chăn nuôi đặc biệt để phù hợp với các điều kiện khí hậu và các hạn chế về đất đai và nước. Nhiều năm thực hiện các quy trình này đã biến ngành sản xuất sữa của I-xra-en thành một hệ thống rất tiên tiến, hiệu quả và được vi tính hóa. Quá trình này nhằm đạt được hiệu quả tốt hơn, ngày càng chiếm ưu thế ở các trại bò sữa của I-xra-en và đã được tiến hành liên tục và ổn định trong 5 thập kỷ qua, biểu hiện qua năng suất cho sữa rất cao.

Những người Do thái tiên phong đầu tiên tới I-xra-en từ các nước Đông Âu cách đây hơn 100 năm đã quen với việc sử dụng sữa và các chế phẩm của nó. Họ đã định cư tại đây với mục tiêu phát triển đàn bò sữa địa phương. Nhưng bò địa phương cho sữa kém, còn bò của Châu Âu thì cho nhiều sữa hơn, nhưng lại không quen với khí hậu địa phương. Những người định cư khi ấy quyết định phải phát triển một giống bò địa phương đặc biệt, là lai tạo giữa dòng địa phương Damascus và đàn Friesian của Hà Lan. Vài thế hệ các dòng lai nhắc lại đã cho ra một loại bò địa phương với năng suất sữa cao cũng như giỏi chịu khí hậu địa phương. Giống bò này được biết đến là giống Friesian của I-xra-en. Đàn bò sữa của I-xra-en có năng suất cho sữa tính theo đầu bò cao nhất. Hiện nay, giống bò sữa này không chỉ có năng suất sữa cao nhất, mà còn có độ tổng đạm cao (343) và độ béo bơ cao (375). Tiến bộ này có được nhờ một phần do nhập được tinh trùng giống bò đực của Hoa Kỳ và Canada. Tuy nhiên, các đàn hiện hay hầu hết là bò giống Friesian của I-xra-en (chiếm 99%).

Các điều kiện sản xuất và kỹ thuật chăn nuôi:

Các điều kiện chăn nuôi bò ở I-xra-en khá khó khăn. Diện tích đất nhỏ và đất canh tác hạn chế. Ngoài ra lượng mưa cũng rất hạn chế. Mưa chỉ rơi vào mùa đông ở Miền Bắc, còn hầu như rất hiếm ở Miền Nam. Khí hậu đó đã thúc đẩy phát triển kỹ thuật cho ngành sản xuất này. Khí hậu khắc nghiệt và diện tích hẹp là nguyên nhân cho việc bò không thể chăn thả ở đồng cỏ tự nhiên, mà được cho ăn bằng thức ăn nhập khẩu. Những điều kiện địa phương như vậy đòi hỏi việc sinh sản của động vật phải có tiến bộ hàng đầu. Bò cái không thể mang thai trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 để tránh việc tiết sữa bắt đầu vào các tháng ấm. Cũng như vậy, vào mùa hè, động vật cũng kém độ sinh sản; vì thế việc thụ tinh nhân tạo cũng giảm trong thời kỳ này (40 to 50%). Sữa là mục tiêu duy nhất của hai kiểu định cư hợp tác xã lớn nhất: các Kibbutz và các Moshav. Kibbutz là một đơn vị kinh tế xã hội mang tính hợp tác xã, ở đó người chăn nuôi làm việc cùng nhau. Moshav là một hình thức liên hiệp của các thành viên cá nhân trong một định cư nông nghiệp, với mỗi thành viên làm việc trong một đơn vị riêng lẻ. Các Kibbutz sản xuất nhiều sữa hơn các Moshav. Cũng còn một phần nhỏ được sản xuất ở các trang trại biệt lập. Với mục tiêu đó, mỗi một con bò mà cho ít hơn 18 lít sữa/ngày đều bị loại ra khỏi đàn. 30-35% số bò sữa bị loại ra vì lý do này, cũng như 40% do có thai, 15% do sảy thai, và 10% do viêm vú. Nói chung, việc cho ăn là tương tự như nhau ở mọi nhà chăn nuôi trong Kibbutz. Người sản xuất chỉ việc vắt sữa và chăm sóc những con bò. Bò được đưa vắt sữa máy khoảng 2,3 hay 4 lần trong ngày, tùy theo điều kiện ở Moshav hay ở Kibbutz. Nhân viên thụ tinh bò đến hợp tác xã hàng ngày vì trong đàn có rất nhiều bò. Việc tổ chức chọn giống để đẩy nhanh sự tiến bộ về khả năng cho sữa. Mọi bò cái đều được thụ tinh nhân tạo:

-        70% với bò đực được chứng nhận quốc gia,

-        24% với bò đực đã qua kiểm tra,

-        5% với bò đực Charolais,

-        và 1% với các loại bò đực có tiếng trên thế giới,

Khoảng 60-65 con bò đực được kiểm tra mỗi năm. Chỉ có 4 hoặc 5 con được chứng nhận cấp quốc gia. Với nhà chăn nuôi, hình thái bề ngoài của bò cái không quan trọng. Một con bò với vú đẹp chỉ là hàng thứ hai. Có những con bò vú rất xấu nhưng lại cho rất nhiều sữa (Con số và sự kiện của Hiệp hội Bò sữa I-xra-en, 1995). Có sự đối lập trong các kiểu chọn bò của Mỹ, I-xra-en, và Châu Âu. Với người I-xra-en thì sản xuất sữa đưa lên hàng đầu. Người Châu Âu thì quan tâm đến hình thái của bò nhằm sản xuất nhiều thịt.

Vì điều kiện mùa hè khắc nghiệt, cả DMI và sản xuất đều giảm từ 15- 20%, và mức thụ tinh cũng giảm. Đã có nhiều cố gắng nhằm làm giảm sức nóng trong mùa hè, chủ yếu bằng cách dùng quạt thông gió (làm mát bay hơi), ở cả máng cho ăn và khu vắt sữa. Ở Kibbutz Kaliya, một khu định cư gần Biển Chết, nhiệt độ mùa hè trong ngày biến động từ 22-450C. Tuy nhiên, năm 1998, năng suất cho sữa trong năm của đàn bò 276 con này đạt 10,757 kg/con, độ béo 3.26% và đạm 3.16%. 

Ở Kibbutz Yotvata, vùng sản xuất chế biến sữa, nằm ở cửa ngõ vùng hoang mạc "Arava", cách Eilat 30 dặm về phía bắc (miền nam Israel), 302 con bò sữa năm 1998 cho năng suất 10.154 kg/đầu bò/năm, độ béo 3.13% và đạm 3.07%.

Nước dành cho tưới tiêu các cây trồng làm thức ăn gia súc:

Chi phí nước đắt đỏ, chủ yếu là nước tái chế: nước thải được lọc một phần và nước mưa dự trữ... Trong tổng diện tích 28.000 km2 đất đai, 50 % là bán hoang mạc.

Hầu hết các cây thức ăn cho gia súc được trồng trong mùa đông

Lúa mì được ủ silô là thức ăn chính cho bò sữa, có tỷ lệ trộn tổng là 70- 80% tổng lượng thức ăn.

Giá là 140- 180 USD/tấn DM ủ silô silage tại kho. Lúa mì được gieo vào tháng 11 và thu hoạch vào tháng 4, vào thời kỳ làm đòng (năng suất DM tiêu hoá cao nhất), có tỷ lệ NDF cao (55- 58%) protein thấp (7- 8%),  độ tiêu hóa NDF trung bình (45- 50).

Hầu hết các giống lúa mì đều có chức năng kép, phù hợp làm cây lương thực và sản xuất thức ăn gia súc. Tuy nhiên, một vài giống phù hợp hơn với thức ăn gia súc, hiện đang được phát triển (Độ chín muộn, có độ tiêu hóa CW cao hơn). 

Lúa mì và yến mạch phơi khô là thức ăn chính cho khẩu phần thức ăn tổng hợp cho bò cạn sữa, rơm lúa mì là thức ăn chính cho khẩu phần tổng hợp cho bò cái tơ và cho ăn một phần ở bò cạn sữa.

Một lượng nhỏ các cây họ đậu: cây đậu tằm , cỏ ba lá, và đậu Hà Lan để sản xuất thức ăn phơi khô: 13- 14% CP, 45- 50% NDF. Chủ yếu cho lúc đảo chuyển vụ;  Thức ăn họ đậu đang được sử dụng với tỷ lệ thấp trong khẩu phần ăn cho bò cho sữa (5- 7%); chất lượng trung bình; Giá thì cao, 150- 200 USD/ tấn. Khi có hạn hán nặng - tất cả các loại cây có gỗ-xenlulô được sử dụng, chủ yếu cho bò cái tơ, bao gồm thân cây bông, cây hướng dương, rơm cây đậu xanh , thân cây cà chua, và một vài cây khác.

Thức ăn chủ yếu trong mùa hè (Tháng 4-10) là:

Ngô, chủ yếu được tưới bằng nước tái chế, hàng năm chiếm khoảng 30-40% tổng lượng thức ăn ủ silô trong khẩu phần thức ăn cho bò sữa (160-200 USD/tấn DM silô tại kho).  Một lượng nhỏ cỏ linh lăng khô với chất lượng trung bình cho bê non, được tưới bởi các nguồn nước mặt (ở thung lũng Jordan chủ yếu là loại hơi mặn). Một lượng nhỏ các loại cây thân cỏ nhiệt đới dành cho sản xuất cỏ khô được tưới chủ yếu bằng nước thải (như các cây họ kê và lúa miến).

Bảo quản:  

Nói chung, quá trình và công nghệ ủ silô đảm bảo cung cấp thức ăn ủ silô chất lượng cao. Silô chỉ cần đóng vào các boong-ke xi măng. Silô chữa trên 90% thức ăn gia súc trong khẩu phần thức ăn tổng hợp cho bò sữa. Tỷ lệ rơm cỏ thấp, chỉ khoảng 5-10%.

Xấp xỉ 50% thành phần thức ăn trộn tổng hợp được nhập khẩu:

Tất cả các loại hạt ngũ cốc chủ yếu là lúa mạch và ngô, chiếm 25- 35% khẩu phần thức ăn tổng hợp. Các loại bột có độ CP cao: gluten ngô, bột canola, bột bông, bột hướng dương, bột lạc, bột lông vũ, và bột cá.  Một số sản phẩm phụ khô có độ đạm và NDF cao như: DDGS, thức ăn gluten ngô. SBM được sản xuất tại địa phương như là một sản phẩm phụ của công nghiệp dầu mỏ, có sử dụng đậu tương nhập khẩu.

Các sản phẩm phụ địa phương:

Sử dụng phổ biến các sản phẩm phụ địa phương có độ tiêu hóa cao, thay thế và bù đắp cho lượng tinh bột thấp trong các loại hạt ngũ cốc, thức ăn kiêng cho gia súc, và đóng góp cho chức năng bình thường của dạ cỏ: Cùi thịt quả họ cam chanh còn ướt, dùng tươi trong mùa đông, một ít được ủ silô vào mùa hè, giá 14- 20 USD/ tấn (as fed); tỷ lệ của nó trong khẩu phần ăn tổng hợp cho bò sữa là 5- 8%, và 10- 15% trong khẩu phần cho bò cái tơ. Cám lúa mì, hạt bã bia, gluten ngô còn ướt.  Rau quả thừa và các sản phẩm phụ khác cũng đang được dùng. Vegetables surplus and other by- products are being used. Nước váng sữa chua (4- 5% DM, ~0.03 USD/ tấn, as fed) và váng đặc (35% DM). Hơn 50% lượng sản xuất váng sữa chua được dùng làm thức ăn cho bò sữa, bò cái tơ và bò đực thiến non. Váng sữa được đưa vào công thức như là một phần của khẩu phần thức ăn tổng hợp, nhưng không nằm trong tỷ lệ đó. Nó được đưa tới máng ăn của gia súc, và lượng tiêu thụ tổng hợp cũng được quy định (nhiều nhất là 2 kg DM/ bò, chủ yếu thay cho lúa mạch). Hạt bông (5- 10% of TMR, ~200 USD/ tấn). Vỏ cây bông có độ NDF cao và độ tiêu hóa thấp.  Một ít lượng mật đường, rỉ đường molasses lấy từ công nghiệp sản xuất tương đậu, và CMS cung cấp bởi công nghiệp sản xuất men (cũng được nhập khẩu). Các vụn bỏ của lò bánh mì, bột cà chua, bột nho (sản phẩm phụ trong sản xuất rượu) cũng cung cấp một lượng nhỏ và dùng chủ yếu trong khẩu phần ăn tổng hợp của bò cái tơ.

 Sử dụng các khẩu phần ăn tổng hợp:

Hầu hết các trang trại bò sữa sử dụng khẩu phần thức ăn tổng hợp như là một hệ thức ăn duy nhất cho bê mới sinh, bò sữa, bò cạn sữa và bò cái tơ. Thức ăn tổng hợp được sản xuất tại các trung tâm sản xuất thức ăn “tại trang trại” hoặc mua từ một trung tâm sản xuất thức ăn “gần đó” (0- 250 km), một số thể theo ý thích và công thức của khách hàng. Thức ăn tổng hợp được vận chuyển từ các trung tâm sản xuất tới trang trại bằng: Xe tải, loại có buồng thủy đặc biệt dành cho nhiều khách hàng (khoảng cách xa), toa chở đặc biệt (khoảng cách trung bình), toa trộn tự hành. (khoảng cách ngắn).

Toa trộn thức ăn (MW):

Tất cả các chủng loại mới nhất của toa trộn thức ăn (sản xuất tại địa phương và nhập khẩu) được kiểm tra hàng ngày (dịch vụ phổ cập) và kiểm tra tính đồng nhất khi trộn. Phần lớn những toa trộn này làm ở I-xra-en (R. M. H, Lachish Industries.).  Một vài toa trộn thức ăn là đặt cố định còn phần lớn là di động đặt trên một máy kéo hay tự quay được. Phần lớn những toa trộn là theo chiều nằm ngang, một số ít theo chiều thẳng đứng. Toa trộn thức ăn nằm ngang phổ biến nhất là loại có một thùng xoáy không liên tục. Những loại toa xe này chịu được loại cỏ khô cọng dài và dẻo.

Cây có hạt ở thị trường toàn cầu- giá cả đóng vai trò đáng kể trong công thức khẩu phần trộn tổng hợp:

Phần trăm hạt và lúa mạnh: tỉ lệ ngũ cốc

Giá nhập khẩu và có tại địa phương theo từng sản phẩm và tỉ lệ sử dụng

Giá thức ăn địa phương và tỉ lệ sử dụng

Nói chung, khẩu phần thức ăn trộn tổng hợp (TMR) có đặc tính sau: 

Tỉ lệ thức ăn kiêng thấp: 30- 36%, dựa vào loại thức ăn (ngũ cốc so với lúa mì ủ silô), kích cỡ của các phần tử, tỉ lệ cỏ khô và chất lượng cỏ khô và ủ silô.

- Lượng NDF của thức ăn thấp(32- 38%) và lượng NDF trong thức ăn kiêng ngoài cỏ (16- 18%).

- 16.5- 17.5% CP (theo mùa vụ và sản lượng), 30- 36% là UIP.

- 35- 40% NSC.

- 4- 6% chất béo thô (theo giai đoạn cho sữa, nguồn gỗ của chất chéo, mức độ thức ăn, vv..)

- % DM: 50- 60% (Nguồn gốc chất ẩm là chủ yếu từ ủ silô và theo từng sản phẩm).

~1% Ca, ~0.5% P và bổ sung vitamin và các tố chất

- ~0.5% NaCl, phân tử vi lượng được trộn sẵn từ trước .

- Bất cứ công thức nào của khẩu phần trộn tổng hợp (TMR) hay trộn cô đặc đều sẵn có ở trung tâm thức ăn và nhà máy chế biến thức ăn theo yêu cầu riêng biệt của người nông dân nuôi bò sữa.

Cho ăn khầu phần tổng hợp (TMR) cho bò sữa .

Thuật ngữ khẩu phần đầy đủ (CR) được sử dụng đồng nghĩa với khẩu phẩn trộn tổng hợp (TMR), khẩu phần(TBR), vv... Nó có thể được định nghĩa là “việc thực hành quá trình cân và pha trộn tất cả các loại thực phẩm theo một khẩu phần đầy đủ để cung cấp đủ  chất dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu của bò sữa." Mỗi một miếng thức ăn đều bao gồm lượng mức độ dinh dưỡng cần thiết (năng lượng, đạm, khoáng chất và vitamin) cần thiết cho bò.

Những yêu điểm của khẩu phần đầy đủ (TMR)

1.   Không cần phải có khu vắt sữa cho chuyên cho bò ăn thức ăn có hạt:.

a.                Chi phí xây dựng khu vắt sữa cũng như chi phí bảo dưỡng thiết bị cho ăn giảm

b.               Có ít bụi và không phải làm sạch những hạt ngũ cốc trong thiết bị vắt sữa.

c.                Không làm chậm thời gian lấy sữa trong khi đợi cho bò ăn thức ăn có hạt

d.               Người vắt sữa có thể tập trung vào việc vắt sữa nên vắt sữa từ nhiều con bò hơn trong một giờ lao động.

e.    Bò đứng yên vị hơn và và đi ngoài ít hơn khi vắt sữa.

e.       Bò di chuyển khỏi nơi vắt .

2.   Người vắt sữa có thể chủ động điều kiển hơn đối với chương trình ăn thức ăn tổng hợp

a.    Thức ăn đặc có thể tuỳ cho những con năng suất sữa cao mà không cho ăn quá nhiều đối với những con cuối thời kỳ cho sữa hay những con bò cho ít sữa, tạo ra việc sử dụng hiệu quả hơn lượng thức ăn.

b.    Thức ăn ủ silô có xu hướng che giấu được mùi vị và bụi bặm trong công thức thức ăn. Vì thế chủ trại bò sữa có thể thay thể những loại hạt kinh tế hơn,  phân đạm, vv.., và loại bỏ việc phải làm thức ăn viên mà không ảnh hưởng khẩu vị của khẩu phần.

c.    Bò ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày vì thế có khả năng ăn được nhiều thức ăn hơn và có thể tận dụng được các thành phẩm như phân đạm.

d.        Rất ít bò bị chán ăn hay bỏ.

3.   Cần ít nhân công để cho cả đàn ăn.

a.    Thiết bị và khẩu phần dùng cho bò đang cho sữa có thể sử dụng để cho bò cạn sữa, bò cái tơ, bê từ hai tháng tuổi.

4.   Chi phí về phương tiện nuôi giữ và cho ăn ít hơn.

Máng ăn được đơn giản hoá. Không cần có băng truyền hay thúng xoáy

a.                Cần ít diện tích cho khu quản lý hơn. diện tích mágn ăn ít hơn.  Một diện tích nhỏ 20 cm đã được thử nghiệm và không ảnh hưởng đến lượng ăn của bò.

c.    Số lượng ngăn chuồng giảm xuống. Các thí nghiệm tại công ty

 Virginia Tech cho thấy hai ngăn chuồng cho 3 con là thích hợp mà không ảnh hưởng đến năng suất của bò.

Những nhược điểm của việc cho ăn khẩu phần đầy đủ (TMR)

               1.   Cần thiết bị đặc biệt.

a. Thiết bị phải có khả năng pha trộn các loại thành phần.

b. Máy trộn, loại di chuyển được ưa chuộng hơn, phải có khả năng cân chính xác một loại nguyên liệu

c. Một khi các loại thành phần đó được hoà trộn với nhau, trách không để chúng tách rời nhau; điều này sẽ xẩy ra đối với một vài loại băng chuyền nhất định.

d. Đầu tiên cần một cổng ngăn hay cổng tập dược để lùa bò vào nơi vắt sữa.

                2.   Bò cần được phân nhóm theo mức độ.

a.    Nếu không được phân nhóm, bò ở cuối chu kỳ cho sữa sẽ có xu hướng béo phì.

b.    Bò cạn sữa cần được chuyển ra khỏi đàn bò cho nhiều sữa.

c.    Việc phân nhóm sẽ gặp khó khăn khi đàn bò có ít con.

               Hướng dẫn phân nhóm theo mức độ năng suất sữa

               1.  Số lượng nhóm:

a.    Từ 3 nhóm trở lên là tốt nhất. Với ít nhất là 3 nhóm, chủng loại về mức độ dinh dưỡng trong khẩu phẩn ít hơn.

b.    Bò cạn sữa cần được loại khỏi nhóm cho nhiều sữa.

c. Đối với đàn bò nhỏ, 3 hay hai hóm không hiện thực, người cho ăn về mặt lý thuyết có thể chia nhóm cho ăn. Tương tự như vậy, việc cho ăn loại có hạt  trong khu vắt sữa có thể cho bất cứ nhóm nào.

2.     Thay đổi vị trí bò:

 a.    Giai đoạn nghỉ hàng tháng là đủ, khuyến khích dùng báo cáo kiểm tra DHI là tiêu chí cho việc chuyển đổi.

b.    Thay đổi từng nhóm nhỏ đàn bò một thay vì từng con một

c.    Sử dụng đánh giá trên cơ sở từng cá nhân con bò dựa vào kiến thức của bạn trong thời gian lấy sữa, địa kiện vật lý, mức độ sản phẩm, việc chửa đẻ, tính khí... trước khi quyết định luận chuyển.

     3.  Khẩu phần:

 a.    Công thức cho khẩu phần mỗi nhóm sử dụng năng suất trung bình, kích cỡ và kiểm tra mức độ báo của mỗi nhóm.

b.    Lúc nào cũng để thức ăn sẵn trong máng cho bò ăn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nhóm cao sản và nơi mà diện tích máng ăn không đủ cho tất cả các con bò ăn cùng một lúc.

 c.    Tái công thức lại khẩu phần xuất hiện việc thay đổi chất lượng của thức ăn.  Kiểm tra thức ăn ít nhất là hàng tháng hay thường xuyên hơn nếu chủng loại hay chất lượng của thức ăn ủ silô thay đổi.

d.    Việc tiết kiệm chi phí thức ăn và cải thiện điều kiện nuôi bò cho chu kỳ sữa tiếp theo có thể thực hiện được nếu nhóm năng suất thấp và nhóm cạn sữa bị cắt thẳng lượng thức ăn cô đặc. Đó là điểm làm tiết kiệm chi phí có thể thực hiện được.

e.    Cung cấp đầy đủ nước cho từng nhóm.

f.    Thức ăn u silô không được chặt nhỏ quá. 1,5cm là vừa.

g.    Cỏ khô nếu được cho ăn cần phân theo nhóm trong chuồng hay máng ăn riêng biệt.

     4.  Cho ăn thường xuyên:

a.    Cho ăn một lần trong ngày có thể đủ cho những nhóm năng suất thấp trong điều kiện thời tiết mát.

b.    Cho ăn hai hay nhiều bữa trong ngày khiến bò ăn thường xuyên hơn và hạn chế được việc hư hỏng thức ăn trong thời tiết ấm.

c.    Việc cung cấp đầu đủ khối lượng để tự do cho ăn bất cứ khi nào là điều quan trọng không tính đến việc cho ăn thường xuyên.

Tóm tắt

     Cho ăn và quản lý đàn bò sử dụng hệ thống khẩu phần lương thực đầy đủ có thể tiết kiệm được nhân công và giảm được chất thải cô đặc. Hệ thống này không thể thành công nêu không có sự giám sát chặt chẽ từ tất cả các chi tiết nhỏ được tiên hành.  Giữ cho hỗn hợp trộn chính xác giống nhau từng ngày và điều quan trọng là những thay đổi lớn phải lần dần dần. Bằng việc quan sát mức độ của téc đựng sữa sau khi lấy sữa, người ta có thể phát hiện sớm những gì không ổn trong khẩu phần thức ăn tổng hợp.  Người vắt sữa không thể quan sát hết mọi điều kiện cũng như chỉ ra được chính xác những nguyên nhân. Cần sử dụng những phân tích tốt nhất về thức ăn. Việc phỏng đoán là không đủ tốt để thực hiện!    


Lior Yaron, Thạc sỹ Nông nghiệp-Chuyên gia Bò sữa & Trưởng Dự án

Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác