TT Sữa ở Việt nam
Bình ổn giá 2012 ở TP.HCM: Sữa nội sẽ rẻ đi 5-10%
Cấp tập bình ổn giá sữa
Chương trình Bình ổn thị trường sữa trên địa bàn TP.HCM năm 2012 và Tết Quý Tỵ2013 (diễn ra từ ngày 1/4/2012-31/3/2013) gắn liền với việc thực hiện cuộc vậnđộng Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. Mục tiêu góp phần giúp người tiêu dùng hiểu, tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm sữa nội có chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả phù hợp nhất.
Hưởng ứng chủ trương này, 6 dòng sản phẩm sữa bột, sữa nước của hai doanh nghiệp lớn là Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood) đã đăng ký bình ổn giá trong năm 2012. Bao gồm sữa bột dành cho trẻ em; sữa bột cho người cao tuổi, người bệnh; sữa bột cho bà mẹ mang thai; sữa bột chức năng; sữa dinh dưỡng cho gia đình và sữa nước.
Theo thống kê của UBND TP.HCM, lượng hàng hóa của doanh nghiệp tham gia chương trình năm 2012 đã lên tới trên 10.300 tấn sữa (gồm có khoảng 1.782 tấn bột và 8.464 tấn sữa nước). So với chương trình năm ngoái, hiện tại tổng sản phẩm sữa bình ổn giá đã rất dồi dào, tăng 72% và chiếm khoảng 1/3 nhu cầu tiêu dùng tại thị trường thành phố.
Cơ chế giá sẽ được thực hiện theo phương thức, doanh nghiệp xác định số lượng sản phẩm và mức giá bình ổn sẽ tham gia chương trình để đăng ký với Sở Tài chính. Giá được xác định theo nguyên tắc đầy đủ, chính xác cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành và và luôn đảm bảo tính hợp lý, ổn định và dẫn dắt thị trường.
Giá đăng ký chỉ được điều chỉnh nếu giá nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng trên 15% so với đăng ký ban đầu. Tuy nhiên, để được áp dụng mức giá mới, doanh nghiệp phải có đăng ký giá, qua thẩm định và chấp thuận bằng văn bản của Sở Tài chính. Ngược lại, trong trường hợp giá thị trường giảm 5%, doanh nghiệp chỉ cần có văn bản thông báo với cơ quuan quản lý và được chủ động điều chỉnh giảm giá bán.
Hàng triệu sản phẩm giảm giá
Vinamilk là đơn vị được cho là mạnh tay nhất với con số hàng trăm nghìn sản phẩm sữa bột, sữa nước các loại có mặt trong bảng bình ổn giá. Đơn cử chỉ riêng sữa bột nhãn hiệu Dielac Alpha Step 1, 2 với các khối lượng khác nhau dành cho trẻem, tính sơ sơ đã có khoảng 115.800 hộp trong diện bình ổn; chưa kể hàng chục nghìn sản phẩm sữa bột dành cho các đối tượng chuyên biệt khác và vài triệu hộp sữa nước tiệt trùng ADM Vinamilk có trọng lượng từ 110-180ml.
Sản lượng các sản phẩm chủ đạo là sữa bột của Công ty Nutifood tham gia bình ổn giá đợt này cũng lên tới vài chục tấn.
Theo bà Bùi Thị Hương - Giám đốc Đối ngoại của Vinamilk, các sản phẩm trong diện bình ổn giá mà đơn vị này đăng ký tham gia đang và có mức giá thấp hơn các mặt hàng cùng loại không tham gia chương trình khoảng 5-10%.
Trong hai hình thức, một là doanh nghiệp xin ứng vốn của thành phố và hai là doanh nghiệp không cần ứng vốn thì Vinamilk trong hai năm 2011 và 2012 tham gia chương trình bình ổn giá đều chủ động bằng nguồn tiền của mình.
Như vậy có thể thấy, nếu như mỗi hộp sữa và mỗi lon sữa có mức giảm từ vài trămđồng đến vài nghìn đồng, thì số lượng hàng triệu sản phẩm tham gia bình ổn thịtrường như đã đăng ký thì tính trung bình, nguồn vốn mà doanh nghiệp này bỏ ra cũng phải lên đến hàng tỷ đồng.
Một tin vui khác với người tiêu dùng đó là, mặc dù đây là chương trình do UBND TP.HCM phát động và thực hiện trên địa bàn nhưng do chính sách bán một giá thống nhất trên toàn quốc của các doanh nghiệp lớn, thì không chỉ thị trường sữa tại TP.HCM được bình ổn giá mà tất cả người tiêu dùng trên toàn quốc cũng đều được hưởng lợi từ động thái này.
Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp trong đó có nhóm ngành sữa 3 tháng đầu năm 2012 của Bộ Công Thương vừa cho thấy, ngành này vẫn phát triển ổn định với sản lượng bình quân 3 tháng ước đạt 17,5 nghìn tấn, tăng 15,5% so với cùng kỳ.Giá sữa trong những tháng đầu năm 2012 được các hãng điều chỉnh tăng đồng loạt ởmức trên dưới 10%, đã ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Đối với thị trường xuất khẩu, bên cạnh những thị trường truyền thống, Công ty cổphần Sữa Việt Nam phát triển và mở rộng thị trường mới như Thái Lan, Philippin..Đặc biệt nhiều nhãn hiệu sữa Việt Nam bắt đầu được nhận biết, ưa thích và cạnh tranh được với các thương hiệu sữa của các Công ty đa quốc gia trên thị trường thế giới.
Song song với nỗ lực bình ổn giá sữa của chính quyền và doanh nghiệp, Bộ Công Thương cũng tích cực chỉ đạo và phối hợp các đơn vị chức năng kiểm tra, rà soát việc kê khai cơ cấu tính giá và giải trình cho việc tăng giá của doanh nghiệp nhằm quản lý hiệu quả giá và thị trường sữa - mặt hàng quan trọng thuộc danh mụcđăng ký giá.