TT Sữa & nguyên liệu SXTĂ gia súc Thế Giới
Thị trường các sản phẩm từ sữa Đài Loan- Phần 2
Ngoài các quy định về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, tất cả các sản phẩm thực phẩm đóng gói nhập khẩu vào Đài Loan cần tuân thủ theo các quy định về dán nhãn thực phẩm đóng gói. Các thông tin sau cần được in trên bề mặt dễ nhìn của bao bì bên ngoài hoặc thùng chứa sản phẩm:
Các thông tin được dán nhãn
- Tên của nhãn dinh dưỡng
- Thành phần năng lượng
- Hàm lượng các chất đạm, chất béo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, carbohydrate và natri có trong sản phẩm (lưu ý rằng carbohydrate bao gồm cả hàm lượng chất xơ)
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng khác theo quy định
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng khác được nhà sản xuất dán nhãn tự nguyện
Khi dán nhãn thông tin về thành phần năng lượng và hàm lượng chất dinh dưỡng, đối với thực phẩm ở thể đặc (hoặc gần đặc) sẽ thể hiện đơn vị dưới dạng 100gr hoặc gr trên một đơn vị thực phẩm, đối với thực phẩm ở dạng lỏng (đồ uống) thể hiện đơn vị 100 ml hoặc ml trên một đơn vị thực phẩm. Nếu giá trị được thể hiện trên một đơn vị thực phẩm, cần ghi rõ số lượng các đơn vị thực phẩm được chứa trong mỗi bao gói sản phẩm.
Đơn vị dán nhãn đối với thành phần năng lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng và chất béo
Thành phần năng lượng trong một sản phẩm thực phẩm cần được thể hiện bằng các đơn vị kcal, đối với chất đạm, chất béo, chất béo bão hòa, carbohydrate và chất béo chuyển hóa là gr; đối với natri là milligram; với các chất dinh dưỡng khác là gr, milligram hoặc microgram.
Lượng dưỡng chất hấp thụ hàng ngày
Mỗi loại dưỡng chất có thể được thể hiện dưới dạng tỷ lệ trên lượng dưỡng chất hấp thụ hàng ngày hoặc dưới dạng giá trị tuyệt đối như trong bảng dưới đây:
Lượng dưỡng chất hấp thụ hàng ngày |
|
Dưỡng chất |
Giá trị |
Năng lượng |
2000 Kcal |
Proterin |
60 gram |
Chất béo |
55 gram |
Carbohydrate |
320 gram |
Sodium |
2400 gram |
Axit chất béo bão hòa |
18 gram |
Cholesterol |
300 mg |
Chất xơ |
20 gram |
Vitamin A |
600 mcg |
Vitamin B1 |
1,4 mg |
Vitamin B2 |
1,6 mg |
Vitamin C |
60 mg |
Vitamin E |
12 mg |
Calcium |
800 mg |
Chất sắt |
15 mg |
Quy luật làm tròn
Lượng dưỡng chất được biểu thị không quá ba chữ số và với mỗi phần thực phẩm, hàm lượng năng lượng, protein, chất béo, carbohydrate và sodium cần được biểu thị dưới dạng số nguyên hoặc sau dấu thập phân một chữ số.
Hàm lượng năng lượng, protein, chất béo, carbohydrate, sodium, chất béo bão hòa, đường và chất béo chuyển hóa có thể được ghi là bằng “0” nếu đáp ứng các tiêu chuẩn trong bảng dưới đây: chất béo chuyển hóa ám chỉ dầu ăn đã chuyển hóa thành axit béo không liệt kết sau khi đã hydrô hóa một phần.
Tiêu chuẩn để ghi nhãn dưỡng chất bằng “0” |
|
Dưỡng chất |
Tiêu chuẩn ghi nhãn bằng “0” |
Năng lượng |
Lượng dưỡng chất nhỏ hơn 4 Kcal đối với 100 gram thực phẩm dạng đặc hoặc gần đặc hoặc 100 ml thực phẩm dạng lỏng |
Protein |
Lượng dưỡng chất nhỏ hơn 0,5 gram đối với 100 gram thực phẩm dạng đặc hoặc gần đặc hoặc 100 ml thực phẩm dạng lỏng |
Chất béo |
|
Carbohydrate |
|
Sodium |
Lượng dưỡng chất nhỏ hơn 5 mg đối với 100 gram thực phẩm dạng đặc hoặc gần đặc hoặc 100 ml thực phẩm dạng lỏng |
Axit béo bão hòa |
Lượng dưỡng chất nhỏ hơn 0,1 gram đối với 100 gram thực phẩm dạng đặc hoặc gần đặc hoặc 100 ml thực phẩm dạng lỏng |
Chất béo chuyển hóa |
Lượng dưỡng chất nhỏ hơn 0,3 gram đối với 100 gram thực phẩm dạng đặc hoặc gần đặc hoặc 100 ml thực phẩm dạng lỏng |
Chất đường |
Lượng dưỡng chất nhỏ hơn 0,5 gram đối với 100 gram thực phẩm dạng đặc hoặc gần đặc hoặc 100 ml thực phẩm dạng lỏng |
Dưới đây là các ví dụ về ghi nhãn dinh dưỡng.
Ví dụ 1:
Nutrition Labeling (Nhãn dinh dưỡng) |
|||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||
Per serving Mỗi phần chứa |
|||||||||||||||||||||||||||
|
Ví dụ 2:
Nutrition Labeling (Nhãn dinh dưỡng) |
|||||||||||||||||||||||||||
Per 100 gm(ml) Trên 100 gm (ml) |
|||||||||||||||||||||||||||
|
Ví dụ 3:
Nutrition Labeling (Nhãn dinh dưỡng) |
|||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||
Per serving Per 100 gm(ml) Mỗi phần chứa Trên 100 gm(ml) |
|||||||||||||||||||||||||||||
|
Ví dụ 4:
Nutrition Labeling (Nhãn dinh dưỡng) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
*Giá trị dinh dưỡng hấp thụ hàng ngày: 2000Kcal năng lượng, 60 gram protein, 55 gram chất béo, 18 gram chất béo bão hòa, 320 gram carbohydrate và 2400 mg sodium
Ví dụ 5:
Nutrition Labeling (Nhãn dinh dưỡng) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
*Giá trị dinh dưỡng hấp thụ hàng ngày: 2000Kcal năng lượng, 60 gram protein, 55 gram chất béo, 18 gram chất béo bão hòa, 320 gram carbohydrate và 2400 mg sodium
Tiếp cận thị trường hiệu quả
Các doanh nghiệp xuất khẩu cần có chính sách tiếp cận thị trường Đài Loan một cách hiệu quả. Cần lên kế hoạch marketing tốt và có sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Dưới đây là các bước cơ bản để có được cơ hội trên thị trường này:
- Xác định nhu cầu hiện tại đối với sản phẩm của công ty mình trên thị trường Đài Loan
- Xác định mức độ sản xuất trong nước và lượng nhập khẩu sản phẩm
- Xác định các công ty đối tác trên thị trường
- Hiểu rõ các quy định pháp lý, thuế suất nhập khẩu và các chính sách thương mại có liên quan
- Xác định đối thủ cạnh tranh