Các tỉnh phát triển ngành sữa

Ngành sữa cần phải phát triển

Mặc dù tốc độ phát triển đàn bò sữa những năm gần đây khá cao nhưng dự báo đến năm 2020 mới chỉ đáp ứng được khoảng 35% nên các cơ sở chế biến sữa vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu nhập khẩu. Một số người trong cuộc cho rằng để phát triển ngành sữa, cần có quy định về 'nội địa hoá' sản phẩm này.

VnMedia xin giới thiệu một số quan điểm của đại diện các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý và doanh nghiệp sữa tại hội thảo "Quy hoạch phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025" do Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công nghiệp cùng Bộ Công Thương tổ chức tại Hà Nội.

 

Ông Lưu Văn Tân (Giám đốc phát triển ngành sữa FrieslandCampina ): Nên quy hoạch vùng nguyên liệu bò sữa về một mối

Một số tỉnh không nên phát triển bò sữa nhưng vẫn xin kinh phí phát triển và điều này là không nên. Tôi nghĩ, nên quy về một mối, quy hoạch vùng nguyên liệu phát triển bò sữa tập trung để dễ quản lý, đó có thể là địa phận, địa danh có những yếu tố tốt cho ngành chăn nuôi bò sữa (thổ nhưỡng, khí hậu, lợi thế cạnh tranh...) như là nửa phần Bình Phước, Đắc lắc và Lâm Đồng chẳng hạn. Bên cạnh đó, ngành sữa cũng cần có sự tham gia chặt chẽ của tài chính ngân hàng, chế biến, dịch vụ, các cơ quan quản lý nhà nước...

 

Ông Lê Đức Mạnh (Viện trưởng Viện Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Công Thương): Phải đảm bảo dinh dưỡng trong thức ăn cho bò sữa.

Muốn có nguồn sữa tốt phải đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa có đủ dinh dưỡng tất cả các mùa trong năm. Thực tế người nông dân còn đốt bỏ rơm rạ khá nhiều trong khi đây cũng là nguồn thức ăn cho bò sữa. Do đó, có thể áp dụng khoa học công nghệ để chế biến rơm rạ thành thức ăn tốt cho bò sữa trong mùa đông. Bên cạnh đó, nên có chính sách hỗ trợ cho nông dân nuôi bò sữa và đào tạo kiến thức nuôi cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm cho họ.

Tôi cho rằng nuôi bò sữa cần phải chọn vùng trung du, có núi và đồng cỏ chăn thả, tránh chọn những vùng chiêm trũng (vì những nơi này ký sinh trùng sẽ bám vào vật nuôi), nhằm đảm bảo nguồn thức ăn và sức khoẻ cho đàn bò sữa.

 

Ông Trần Minh Văn (Giám đốc Công ty cổ phần sữa Việt Nam- Vinamilk): Nên buộc các doanh nghiệp sản xuất chế biến sữa bột phải sản xuất gần như nội địa hoá.

Ngành sữa Việt Nam nên nhấn mạnh, buộc các doanh nghiệp sản xuất chế biến sữa bột phải sản xuất gần như nội địa hoá. Vì hiện nay đa phần sản xuất sữa bột trong nước là mua- bán thành phẩm và đóng gói trong nước rồi dán nhãn mác ngoại thì được gọi là sữa ngoại, điều này có lợi thế về thuế, nhập khẩu thì như là nguyên liệu và bán ra thì như là thành phẩm, khiến người tiêu dùng bị thiệt thòi.

Theo tôi nên khuyến khích sản xuất sữa bột trong nước để người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em Việt Nam được dùng sữa Việt Nam chất lượng cao, giá thành rẻ.

 

Ông Vũ Quốc Tuấn (Trưởng phòng truyền thông đối ngoại Công ty Nestle Việt Nam): Kiểm soát chặt việc tiếp thị sữa cho trẻ sơ sinh và bà mẹ mới sinh con...

Đứng về lợi ích của người tiêu dùng, việc tiếp thị sữa cho bà mẹ mới sinh họăc trẻ sơ sinh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của Nhà nước. Khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn, sử dụng đúng loại sữa theo nhu cầu chứ không phải cứ chọn những loại sữa đắt tiền là tốt.

Ảnh minh họa

Hội thảo do Bộ Công Thương tổ chức tại Hà Nội


Viện Vệ sinh an toàn thực phẩm: ngành sữa nên xử lý kịp thời khi có sự cố về sản phẩm.

Ngoài việc phải đầu tư sâu về công nghệ, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm sữa, ngành sữa cần chú trọng đến việc xử lý nhanh và kịp thời nếu có sự cố xảy ra, phải ngay lập tức thu hồi sản phẩm sau sự cố, bởi nếu thu hồi chậm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp.

 

Ông Đỗ Kim Tuyên (Cục chăn nuôi, Bộ Công nghiệp nhẹ và phát triển nông thôn): Xây dựng nhà máy chế biến sữa gần vùng nguyên liệu là khả thi.

Chẳng hạn, nước ta sắp xây dựng nhà máy chế biến sữa gần vùng nguyên liệu đầu tiên tại Nghệ An với quy mô đến 2012 là 20 nghìn con bò sữa, xây dựng các chuồng chăn nuôi bò theo công nghệ của Ixraen và 2 nghìn con/chuồng và 2 nhà máy sản xuất chế biến sữa. Đại diện Công ty thực hiện dự án này tin tưởng là họ sẽ thành công vì theo họ nước Israel có những điều kiện không thuận lợi như khô hạn, thiếu nước...nhưng họ vẫn thành công và trở thành nước có lượng sữa lớn trên thế giới thì ở Việt Nam cũng sẽ làm được điều này.


Nguồn: nMedia
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác