Kinh tế - Thị trường

Nhập khẩu sữa tăng 25,24% so với cùng kỳ năm trước

Niudilan tiếp tục là thị trường chính cung cấp mặt hàng sữa cho Việt Nam, với kim ngạch 211 triệu USD, chiếm 23,8% thị phần, tăng 19,66% so với 10 tháng năm 2012.

 Thị trường đứng thứ hai sau Niudilan là Hoa Kỳ, đạt kim ngạch 157,7 triệu USD, tăng 61,66% so với cùng kỳ…

Nhìn chung, 10 tháng đầu năm nay trong TOP 10 thị trường chính cung cấp sữ và sản phẩm cho Việt Nam đều có tốc độ tăng trưởng, duy chỉ có 3 thị trường tăng trưởng âm đó là Pháp, Đức và Oxtraylia, giảm lần lượt 34,23%; 36,41% và giảm 7,40% so với cùng kỳ năm 2012.

Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm 10 tháng 2013

ĐVT: USD

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ Việt Nam)

                                            (Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ Việt Nam)
 
KNNK 10T/2013
KNNK 10T/2012
Tốc độ +/- (%)
Tổng KNNK
885.823.726
707.309.334
25,24
Niudilân
211.033.920
176.354.646
19,66
Hoa Kỳ
157.771.573
97.592.952
61,66
Xinhgapo
114.033.903
56.102.602
103,26
Hà Lan
62.329.475
40.168.074
55,17
Thái Lan
54.196.960
46.987.293
15,34
Malaisia
44.166.404
35.543.370
24,26
Đan Mạch
38.673.279
33.174.068
16,58
Pháp
33.842.357
51.458.825
-34,23
Đức
33.582.993
52.815.369
-36,41
Oxtrâylia
15.325.864
16.550.368
-7,40
Ba Lan
9.657.159
18.684.034
-48,31
Hàn Quốc
9.581.551
8.712.075
9,98
Philippin
9.011.121
4.157.622
116,74
Tây ban Nha
6.108.865
5.231.717
16,77
bỉ
4.111.849
2.210.323
86,03
Nhật Bản
1.441.389
1.739.534
-17,14
Trung Quốc
86.925
27.744
213,31

Theo nguồn DĐDN, thời gian qua việc giá sữa tăng chóng mặt, đặc biệt là sữa ngoại như một luồng xoáy thu hút sự quan tâm của dư luận và các cơ quan quản lý, trong khi đó, chất lượng sữa - một vấn đề thực sự tác động tới sức khỏe con người, nhất là trẻ em thì dường như đang bị thả nổi...

 

Theo Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm- Bộ Y tế, trong số các nguyên nhân gây sữa kém chất lượng thì có tới 72% từ việc bảo quản không đúng quy định của các cấp đại lý, chỉ có chưa đầy 1% xuất phát từ nhà sản xuất. Ở Việt Nam, các sản phẩm lỗi thường xuất phát từ việc sản xuất thành phẩm, bảo quản thành phẩm, làm giả, làm nhái.

 

Trong khi đó, hiện nay ở VN phần lớn vẫn chưa có chuỗi sản xuất sữa khép kín, bao gồm các bước: Nuôi bò – Vắt sữa – Bảo quản – Thu gom vận chuyển – Xét nghiệm tại phòng thí nghiệm – Chế biến – Đóng gói – Bán sữa. Trong đó, mỗi một bước đều có những yêu cầu khắt khe và nghiêm ngặt về vấn đề vệ sinh, bảo quản, đảm bảo cho nguồn sữa luôn được sạch và đầy đủ các vi chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, qui trình này tại VN còn nhiều vấn đề phải bàn.

 

Hiện nay, phần lớn nhà máy vẫn phải đi thu mua sữa từ các hộ gia đình, do vậy công tác bảo quản, vận chuyển chưa tốt, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sữa. Ngay bản thân các Doanh nghiệp vẫn còn thiếu thiết bị, công nghệ sản xuất sữa hiện đại, nhất là khâu bảo quản nguyên liệu sản xuất…

 

Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam, để nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm trong sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, về phía các cơ quan quản lý, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm và kiểm định chất lượng các sản phẩm trên thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các Doanh nghiệp làm ăn chân chính. Đối với các nhà sản xuất, hiệp hội yêu cầu Doanh nghiệp không sử dụng hóa chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hóa chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng. Hơn nữa, doanh nghiệp nên hợp tác với các nhà khoa học Việt Nam để áp dụng công nghệ hiện đại; xây dựng và triệt để tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất.

 

Với loại sữa nhập khẩu, để quản lý chất lượng, trước khi hàng về thì nhà nhập khẩu đã phải công bố các tiêu chuẩn, chất lượng, tên gốc của sản phẩm nhập khẩu. Khi sản phẩm về đến VN thì DN phải thực hiện kiểm tra tại cơ quan quản lý nhà nước. Khi cơ quan hải quan thông quan thì phải dựa trên giấy xác nhận của các cơ quan quản lý khác và quan trọng nữa là áp mã thuế nhập khẩu thì căn cứ bản chất hàng hóa và cấu tạo sản phẩm chứ không chỉ căn cứ vào tên sản phẩm.

 

Các chuyên gia cho rằng, trong lúc chưa thể xây dựng được chuỗi sản xuất sữa khép kín, để đảm bảo nguồn nguyên liệu sữa chất lượng, các doanh nghiệp cần được kiểm tra ngay tại các hộ chăn nuôi trước khi đưa về nhà máy, cần khuyến khích nông dân bảo quản sữa tốt bằng cách thu mua giá cao. Với các trang trại, cần áp dụng ngay các biện pháp bảo quản hiện đại ở tất cả cả các khâu từ trồng cỏ nguyên liệu cho đến khâu vắt sữa, bảo quản để vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Các nhà sản xuất, chế biến kinh doanh mặt hàng sữa cần tăng cường hợp tác với đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam, áp dụng công nghệ hiện đại và triệt để tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất, nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Theo Vinanet

 

Nguồn: tinthuongmai.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác