Bò thịt
Cơn lốc bò Úc nhập khẩu: Bò nội có bị lật đổ?
Cận kề nguy cơ
Theo ông Vân (ảnh), việc bò Úc NK với số lượng lớn thời gian qua vào Việt Nam bên cạnh tạo ra sự cạnh tranh với bò thịt nuôi trong nước, cũng đang mở ra một hướng đi mới cho chăn nuôi bò thịt cho Việt Nam chứ không có gì phải Bò lai 3B có thể nói hiện thuộc diện nhóm đầu của thế giới về khả năng cho thịt với tỉ lệ thịt xẻ có nơi đạt trên 60%, tăng trọng nhanh. Tôi đã đi các chợ đấu giá bò thịt ở châu Âu như tại Bỉ, Hà Lan…, ở đó lượng bò lai 3B cũng đều chiếm tới 60 – 80%.
Chúng ta mới bắt đầu lai tạo đưa ra SX giống bò này từ vài năm trở lại đây và nhanh chóng cho ưu thế vượt trội, sinh trưởng và tỉ lệ thịt xẻ cao hơn 30%, thậm chí 40% so với bò lai Sind. Đối với bò Úc, hiện giống bò của họ cũng chỉ đa số là Red Angus hay Brahman, đây đều là các giống không phải xa lạ gì với Việt Nam, bởi nhiều địa phương cũng đã nuôi bò lai Red Angus và Brahman từ lâu, thậm chí ngay bò lai Sind còn được chuộng hơn cả dòng bò lai Red Angus và Brahman nữa.
Xét về khía cạnh cạnh tranh thì vấn đề chính ở đây chủ yếu đang nằm ở giá thành chăn nuôi, bởi ở Úc họ chăn thả tự nhiên, không mất nhiều công chăm sóc quản lí, có khi 8 ha chỉ nuôi thả 1 con bò, còn ở ta thì 1 ha đang nuôi 8 – 10 con, dĩ nhiên bò họ NK về Việt Nam rẻ hơn bò ta là dễ hiểu.
Còn về chất lượng thịt, nếu được nuôi đúng khoa học thì bò 3B hoàn toàn có thể ngon hơn bò Úc NK hiện nay. Vì vậy, vấn đề là chúng ta cần phải tiếp tục cải thiện quy trình nuôi thế nào để thịt bò nuôi trong nước ngon hơn bò Úc NK, bởi qua so sánh thì thịt bò trong nước đang có vẻ thua kém và chưa đáp ứng được thị hiếu.
Nghĩa là quy trình bò thịt nuôi trong nước chưa đạt yêu cầu? Bò thịt của chúng ta hiện chủ yếu nuôi nông hộ, nhiều thì 10-15 con/hộ, còn lại rất nhỏ lẻ, vì vậy khả năng sử dụng công nghệ trong chăn nuôi bò thịt gần như chưa có. Ví dụ cùng lắm dân chỉ biết rằng bò thịt thì ăn cỏ voi, cho thêm ít cám là lớn nhanh, rất tốt rồi. Nhưng cách làm đó là chưa đủ đảm bảo các yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng thịt.
Bởi bò chuyên thịt ngoài giống tốt còn phải có quy trình nuôi hết sức chặt chẽ, đảm bảo khẩu phần ăn (TMA) gồm cả chất xanh, muối khoáng, chất tinh… Vì vậy, bò nuôi trong nước mặc dù mới sinh ra đến khi mổ (từ 18 – 20 tháng) được chăm bẵm rất tốt, nhưng chất lượng thịt vẫn thô, tỉ lệ mỡ dắt ít, nhìn không mềm mại. Bò Úc trước khi NK về Việt Nam được nuôi thả rông, rất gầy. Tuy nhiên khi về nước lại được cho ăn với khẩu phần tuyệt vời.
Tôi đã tới nhiều DN nhập bò Úc về vỗ béo, có thể nói khẩu phần ăn của bò gần như hoàn hảo, gồm cả thức ăn xanh rất ngon, thức ăn ủ chua, cỏ họ đậu, rỉ mật, các loại muối khoáng, thức ăn tinh… Con bò đang nuôi thả tự nhiên, gặp thức ăn đủ đầy như thế nên tăng trọng rất nhanh, tới 1,5 kg/ngày (trung bình xấp xỉ 1 kg/ngày). Miếng thịt bò Úc NK về vì vậy xẻ ra có cảm tưởng như chất lượng thịt mềm mại, thơm hơn, tỉ lệ mỡ dắt cao hơn và lại rẻ hơn nên được người tiêu dùng chuộng hơn.
Như vậy tóm lại thịt bò NK về vẫn đang “ngon, bổ, rẻ” hơn bò ta, và bò thịt nuôi trong nước sớm muộn gì cũng bị lật đổ? Theo tôi, không tới mức phải quá lo lắng như thế. Chúng tôi đã kiểm tra thì thấy trong giai đoạn đầu, ngay sau khi chúng ta cho phép NK bò Úc nguyên con, đúng là các DN chủ yếu NK bò gầy về vỗ béo để bán thịt.
Tuy nhiên gần đây, có thể do nhận thấy dư địa của thị trường bò thịt trong nước còn vô cùng lớn nên các DN đang chuyển dần sang đặt hàng và NK bò Úc về để sinh sản và nuôi trong nước chứ không còn để vỗ béo đơn thuần như trước nữa
. Hiện một số địa phương như Đồng Nai, Tây Ninh, Đồng Tháp…, nhiều DN cũng đã chuyển sang nuôi sinh sản các giống bò thuần được NK từ Úc, tương tự tại Ninh Bình (Cty Yên Phú) hay Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và một vài nơi tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ cũng đang bắt đầu xuất hiện các giống bò sinh sản thuần Úc và cho thấy sinh trưởng, phát triển rất tốt, hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam.
Dự kiến khoảng cuối năm 2015 hoặc quý I năm 2016, những lứa bò sinh sản thuần giống Úc đầu tiên có thể tung ra nuôi tại nước ta. Điều này cho thấy nếu thị trường trong nước chấp nhận, thì nông dân sẽ bỏ dần nuôi các loại bò lai hiện nay như lai Sind, lai Brahman hay kể cả lai 3B để chuyển sang nuôi các giống bò thuần giống Úc.
Chăn nuôi bò thịt đang gánh sức ép nặng nề với bò Úc NK
Xu hướng này cũng giống như chăn nuôi lợn thôi, trước đây chúng ta có phong trào lai kinh tế đàn lợn trong nước, nhưng bây giờ toàn nuôi lợn ngoại 100% chứ còn ai nuôi lợn lai cải tạo với dòng lợn trong nước nữa đâu?
Bò cũng vậy thôi, chúng ta đã thành công trong việc cải tạo đàn bò với các dòng ngoại, nhưng bây giờ có thể chuyển sang nuôi giống thuần ngoại luôn chứ không cần lai nữa. Dù chúng ta có chuyển sang nuôi giống thuần ngoại thì cũng khó mà cạnh tranh được với bò Úc NK, bởi như đã nói, họ nuôi thả, chẳng phải đầu tư gì thưa ông?
Nói cho cùng thì người nuôi bò thịt hiện nay vẫn đang có lãi đấy chứ, chỉ là có lãi ít hơn so với trước đây thôi, chứ đã có ai kêu nuôi bò thịt lỗ đâu? Tôi tính, giá thành thịt bò hơi nuôi thâm canh hiện nay cùng lắm chỉ tới 50 - 55 nghìn đồng/kg là cùng, dân vẫn có lãi, trong khi giá bò hơi hiện rẻ nhất cũng đang tới 75 – 80 nghìn đồng/kg đấy chứ!
Vì thế tôi cho là chăn nuôi bò thịt trong nước không có gì phải hoang mang cả. Tuy nhiên để nâng cao hơn sức cạnh tranh cho bò thịt trong nước, thời gian tới nhất định sẽ phải tập trung vào mấy việc. Một là tiếp tục cải tạo đàn bò trong nước để dần đưa các giống bò lai tốt như 3B ra diện rộng, nếu xu hướng thị trường chuộng giống bò thuần Úc thì nhất định phải có bàn tay của Nhà nước nhằm đưa nhanh việc nhân giống, thụ tinh.
Vấn đề này hiện Quyết định 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ chăn nuôi nông hộ đã có chính sách rồi, các địa phương cần phải tập trung tiếp tục đẩy mạnh. Thứ hai, muốn hạ giá thành, tăng hiệu quả thì quy mô nuôi nhất định sẽ phải lớn hơn, đi đôi với áp dụng kỹ thuật nuôi bò thịt ngay tại hộ dân.
Các địa phương cũng cần phải có chính sách để hỗ trợ thành lập các mô hình liên kết SX đến tiêu thụ, ưu tiên thu hút các dự án giết mổ để tránh tình trạng bị tư thương và lò mổ độc quyền ép giá.
Hiện có một số DN quy mô tới 2.500 con bò thịt, chỉ cần 4-5 công nhân, trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ 2-3 con cũng cần một lao động thì khó cạnh tranh là dễ hiểu. Chỉ có tập trung lại, tăng quy mô mới giảm được giá thành, chứ mỗi hộ nuôi 5-7 con rồi đây sẽ khó khăn hơn. bi quan.