Sữa Việt Nam

Bộ Y tế chính thức "trả lại tên" cho sữa

Từ ngày 20/11, các mặt hàng sữa trước đây đã “thay tên đổi họ” thành sản phẩm dinh dưỡng, giờ chính thức được coi là sữa.

Tối 4/10/2013, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 30 về Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá.

Theo đó, Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 15 Luật Giá bao gồm:

Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành.

Sữa và các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có công bố sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi, nhưng không theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Theo Thông tư, danh mục quy định tại trên là cơ sở để Bộ Tài chính thực hiện quản lý giá theo quy định của pháp luật về giá.

Định kỳ hàng tháng, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế có trách nhiệm công bố danh mục chi tiết sữa quy định tại danh mục trên.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 20/11/2013.

 - 1

Sữa lại thuộc danh mục hàng bình ổn giá (Ảnh minh họa)

Như vậy, từ ngày 20/11, các mặt hàng sữa trước đây đã “thay tên đổi họ” thành sản phẩm dinh dưỡng, chính thức được coi là sữa. Các sản phẩm này sẽ quay trở về nằm trong danh mục hàng hóa phải bình ổn giá.

Vừa qua, giá sữa tăng liên tục trong khi Bộ Tài chính lại không còn công cụ để kiểm soát. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, theo quy định của Luật Giá có hiệu lực từ 1/1/2013, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc danh mục mặt hàng Nhà nước bình ổn giá. Nhà nước sẽ áp dụng biện pháp bình ổn giá khi có biến động bất thường.

Tuy nhiên, theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành thì thời gian vừa qua, một số sản phẩm dinh dưỡng và thức ăn bổ sung cho trẻ em dưới 6 tuổi không đạt tiêu chuẩn độ đạm để gọi là sữa nữa.

Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ đề nghị Bộ Y tế ban hành ngay danh mục sữa và các chế phẩm từ sữa thuộc mặt hàng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Luật Giá. Từ đó, Bộ Tài chính sẽ điều hành, quản lý giá sữa theo chức năng nhiệm vụ của mình.

Bộ trưởng nói: “Mặc dù vậy, chúng tôi cũng phải khẳng định là mặt hàng sữa vẫn phải quản lý theo cơ chế thị trường, nghĩa là theo giá thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Nhà nước chỉ can thiệp khi có yếu tố độc quyền hoặc vi phạm luật cạnh tranh và chỉ thực hiện bình ổn giá theo quy định của Luật Giá”.

Dương Tùng
Nguồn: khampha.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác