Các biện pháp lai cải tạo giống
Phát triển giống bò sữa ở Việt Nam - phần 3
2.3.3 Nghiên cứu về giống bò sữa
Mục đích của công tác giống bò sữa ở bất kì nơi nào cũng nhắm tới việc tạo ra những bò cái sản xuất sữa hiệu quả trong diều kiện khí hậu và chăm sóc nuôi dưỡng địa phương. Công việc này được thực hiện qua hai bước là:
1) Ước lượng giá trị giống của gia súc để xác định những cá thể tốt nhất sử dụng cho phối giống.
2) Sử dụng hệ thống lai hợp lý tiến hành phối giống giữa các cá thể.
Việc xác định các cá thể gia súc tốt nhất trong điều kiện chăn nuôi ở nhiệt đới là một vướng mắc lớn, bởi vì ảnh hưởng của môi trường thường lớn hơn so với ảnh hưởng di truyền. Các phương trình cải thiện di truyền tuy hợp lý ở các nước ôn đới song khó mà thực hiện được ở các nước đang phát triển, trừ khi công tác giống được quản lí tốt.
Để xác định được cá thể tốt thì cần phải ghi chép sổ cá thể cho bò cái. Có thể đánh giá bò cái thông qua năng suất của chị em gái, mẹ hoặc bà. Khi có số liệu về kiểm tra năng suất cá thể và kiểm tra đời con thì không cần thiết phải sử dụng hệ phả.
Kiểm tra đời con là phương pháp phổ biến trong đánh giá bò đực sữa ở các nước ôn đới. Thông tin từ con của một cá thể được so sánh với con của cá thể khác trong cùng điều kiện như nhau. Bởi vì ở bò khoảng cách thế hệ dài, nên quá trình thường chậm và thông tin về con của một cá thể có thể là chưa có trong vòng 4 năm kể từ lúc giao phối. Do vậy kiểm tra đời con cần phải làm càng nhanh và càng sớm trong đời cá thể càng tốt.
Để việc đánh giá chấp nhận được, thì tối thiểu một bò đực được phối cho 210 bò cái để chắc chắn có được 30 con gái của nó có số liệu về sản lượng sữa lứa đầu. Số liệu này là đối với các trại có trình độ quản lý tốt. Thậm chí số bò cái còn lớn hơn thế nếu các trại nhỏ, trình độ quản lý trung bình hoặc kém.
Chúng ta phải cố gắng để đến 2005 bắt đầu tạo bò đực lai và kiểm tra đực giống qua đời sau. Những năm đầu, mỗi năm có tối thiểu 10 đực lai kiểm tra qua đời sau, cần 2100-3000 bò cái phối giống với 10 bò đực trên để chọn lấy 1 con (tỷ lệ chọn 10%). Khi đàn bò sữa tăng lên thì số bò đực đưa vào kiểm tra cũng tăng lên và tỷ lệ chọn lọc giản đi. Thí dụ kiểm tra 20 đực giống cần 5000-6000 bò cái, chỉ giữ lại 1 con thì tỷ lệ chọn lọc là 5%. Việc kiểm tra qua đời sau của những đực giống mà ta nhập tinh của chúng cũng rất cần thiết. Bởi vì những đực giống đã được đánh giá là tốt ở vùng ôn đới chưa hẳn đã sinh ra những con gái năng suất cao ở vùng nhiệt đới nóng ẩm dinh dưỡng kém tại Việt Nam.
Xây dựng hệ thống ghi chép sữa cá thể trong nông trại
Năng suất trung bình của bò lai HF ở nước ta khoảng 10-11kg ngày. Đa số bò có năng suất dao động quanh 3000kg/chu kì. Tuy vậy có nhiều con cho năng suất rất cao, trên dưới 6000 kg/chu kì. Điều này cho thấy hiệu quả của một chương trình chọn lọc và loại thải trên đàn bò lai sẽ dễ dàng cải thiện được năng suất (R=S*h2). Việc chọn ra con cái có năng suất vượt trội trong đàn không dễ dàng vì chúng ta không có hệ thống ghi chép sữa cá thể ở nông hộ. Việc cần làm là phải thiết lập hệ thống ghi chép sữa để giúp đánh giá cá thể làm căn cứ cho chọn lọc và loại thải. Đây cũng là căn cứ để xây dựng chuẩn chất lượng cho mỗi nhóm giống.
Xây dựng chương trình kiểm tra năng suất cá thể đực giống qua đời sau (progeny testing)
Chúng ta không thể cứ nhập tinh bò sữa HF thuần mỗi năm để phối cho đàn cái lai, vì sự gia tăng máu HF từ đực giống vùng ôn đới trong con lai sẽ làm giảm khả năng thích nghi của chúng mà hậu quả là khó nuôi, sinh sản kém, năng suất không tăng và loại thải sớm. Để có đàn bò lai HF thích nghi dần với nhiệt độ nóng ẩm Việt Nam thì phải sản xuất, tuyển chọn và đánh giá những đực giống HF (thuần hoặc lai) sinh ra tại Việt Nam. Một phần mềm cho đánh giá di truyền là cần thiết để hỗ trợ cho chương trình này. Chương trình này phải được thực hiện trong phạm vi quốc gia.
Xây dựng và thực hiện hệ thống nhân giống hạt nhân mở (open-nucleus breeding system: ONBS) với việc sử dụng MOET
Hệ thống này đã được thực hiện thành công ở các nước phát triển để cải thiện di truyền bò sữa (Hodges 1990). Sơ đồ ONBS/MOET như sau (L. Falvey and C. Chantalakhana, 1999):
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
Nông trại |
|||||||
|
|
|
|
|
||||||||||||
|
Bò cái |
Bò cái |
|
|||||||||||||
|
|
|
|
|||||||||||||
|
N bò cái đàn hạt nhân |
|
Ghi chép sữa |
|||||||||||||
|
|
|
||||||||||||||
|
Hàng năm chọn lọc 4n cái xuất sắc n đực xuất sắc 4F:1M |
|
Đực dư và tinh |
|
||||||||||||
|
|
|
||||||||||||||
|
|
|||||||||||||||
|
|
|||||||||||||||
Bò cái tơ đẻ bê lúc 2 năm tuổi |
|
N đực được chọn qua chị em gái |
||||||||||||||
|
MOET 16 phôi/bò 8 bê/bò (4F:4M) |
|
|
|||||||||||||
1/2 (8) 4n bê cái |
|
|
1/2 (8) 4n bê đực |
|||||||||||||
|
|
|
||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ thống nhân giống hạt nhân mở (open-nucleus breeding system: ONBS với việc sử dụng MOET)
G.Brem (1997) cũng đề xuất một hệ thống nhân giống bò sữa tương tự, mà ông gọi là hệ thống đóng. Trong hệ thống này những con cái hạt nhân được nuôi trong trại kiểm tra (N=250). Mỗi năm chọn ra 32 con đặc biệt xuất sắc (4n = 32), sử dụng công nghệ MOET để sản xuất ra 500 phôi để ra 130 bê cái và 130 bê đực. 130 bê cái sau 2 năm đẻ lứa đầu được bổ sung vào đàn hạt nhân. 130 bê đực sau khi đánh giá qua chị em gái sẽ chọn 8 con tốt nhất cho sản xuất tinh. Tinh của 8 đực giống này được dùng để phối cho đàn cái hạt nhân. Tinh của nó cũng được phối cho đàn cái trong điều kiện sản xuất đại trà và kiểm tra năng suất con gái của chúng trong điều kiện sản xuất.
|
250 cái hạt nhân (200 - 500 con) |
|
|
||
130 bê cái đẻ lứa đầu lúc 2 năm tuổi |
|
Các trại nuôi bò sữa |
|
||
|
Chọn 32 bò cái tốt nhất (16-64 con) để sản xuất phôi |
|
|
||
|
Chọn 8 đực tốt nhất qua sinh trưởng và năng suất chị em |
|
|||
|
|
||||
|
|
||||
130 bê cái con |
|
Sản xuất 500 phôi |
130 bê đực con |
|
Mô hình nhân giống của G.Brem 1997 trên bò sữa
Đề xuất hệ thống nhân giống bò sữa ở Việt nam giai đoạn 2002-2010
30 bê đực giống |
|
100 bò cái xuất sắc nhất (hạt nhân) |
|
Tinh của 2 đực FE xuất sắc.Tinh của 2 đực lai xuất sắc |
|
Kiểm tra cá thể Tuyển chọn |
|||||
12 bò đực trẻ để kiểm tra đời sau |
|
10000 bò cái ghi chép cá thể |
Tuyển chọn |
Trại nhà nước Trại tư nhân Trại tư nhân |
|
1 bò đực phối cho 300 bò cái |
|||||
Gieo tinh |
|||||
Đánh giá 30 gái của mỗi bò đực trẻ sau chu kỳ sữa đầu |
Chọn lấy 2 bò đực sx tinh 10 bò đực khác bị loại |
Tinh đực trẻ qua kiểm tra Tinh nhập |
|||
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
Tinh đực lai bao gồm từ đực F1 (1/2), đực F2 (3/4) và cả đực F3 (7/8)
Tinh của đực HF thuần nhập nội và đực thuần HF sinh ra tại Việt Nam
Tuỳ theo mức độ tăng đàn bò sữa mà số lượng đực giống trẻ đưa vào kiểm tra mỗi năm tăng lên (thí dụ 50 con để chọn 2-3 con)
ý nghĩa của hệ thống nhân giống nói trên
· Những bò cái tốt của các trại nhà nước, trại tư nhân trong cả nước (HF thuần và lai HF) thông qua ghi chép cá thể được tuyển chọn vào đàn hạt nhân. Danh sách đàn hạt nhân là một danh sách linh động, con tốt được tuyển vào và con xấu hơn sẽ bị loại ra mỗi năm.
· Số lượng đàn được ghi chép tăng dần theo tổng đàn bò cái của cả nước (trước mắt có thể 8- 10 ngàn con). Từ đàn này chọn ra một nhóm gồm những con cái đặc biệt xuất sắc (khoảng 100 con hạt nhân) cho phối tinh đực xuất sắc nhất để sản xuất ra đực giống. Đây là những con đực HF thuần, HF lai sinh ra tại Việt nam từ những con mẹ và bố tốt nhất, chúng được đánh giá cá thể và đánh giá qua đời sau.
· Thông qua con đường kiểm tra đời sau của các đực giống ta sẽ chọn được những đực giống mà con của nó cho năng suất vượt trội trong điều kiện Việt nam (2 đực giống mỗi năm). Vì đực HF có mức độ lai máu HF từ 1/2 đến thuần chủng nên qua kiểm tra năng suất đời sau của con lai có mức độ HF khác nhau sẽ rút ra được nhận xét về mức độ lai máu thích hợp của bò cái lai ở mỗi vùng, mỗi điều kiện nuôi dưỡng và quản lí
· Giảm tỷ lệ sử dụng tinh HF thuần nhập nội, tăng tỷ lệ sử dụng tinh của đực giống sinh ra ở Việt nam và đã kiểm tra qua đời sau. Việc sử dụng đực thuần và đực lai sinh ra tại Việt nam sẽ từng bước tạo ra đàn bò lai HF thích nghi hơn, về lâu dài đàn bò lai càng có khả năng tăng máu HF và tiến tới bò HF thuần chịu nhiệt.
· Theo phương pháp nhân giống này ta sẽ có đa dạng dòng tinh với mức máu HF khác nhau. Các vùng khác nhau về trình dộ chăn nuôi bò sữa sẽ chủ động lựa chọn các dòng tinh của đực lai có mức máu HF khác nhau để phối cho đàn bò cái của mình
· Công việc ghi chép cá thể ở các nông trại trở nên có ý nghĩa thiết thực hơn, cần thiết hơn và vì vậy sẽ khả thi hơn.
Phần 3: Kết luận
Phát triển chăn nuôi bò sữa sẽ mang lại lợi ích to lớn về kinh tế và xã hội. Để đạt mục tiêu 350 ngàn tấn sữa vào năm 2010 và 1 triệu tấn sữa vào năm 2020, giải pháp kĩ thuật quan trọng nhất cần giải quyết là chiến lược giống và lai tạo bò sữa.
- Xác định rõ con đường lai tạo giống bò sữa Việt nam là sử dụng tinh bò đực HF phối giống cho đàn cái nền lai sind chất lượng tốt để tạo ra con lai cho sữa. Sử dụng phương pháp lai