Các biện pháp lai cải tạo giống
Ứng dụng sinh học phân tử trong chọn giống bò sữa
Trong dự án của USDA, GEBVs đã được (sử dụng) ước lượng trên 5.825 con bò đực và bò cái và sau đó so sánh với giá trị giống thực sự của chúng trong năm 2008, nhằm xác định độ chính xác của phương pháp GEBV. Điều này được thực hiện trên các tính trạng sản xuất sữa, tính trạng dễ đẻ và một số tính trạng kiểu hình khác.
Một GEBV sẽ có hệ số tin cậy giữa 2 phương pháp tính trung bình của cha mẹ và phương pháp kiểm tra qua đời sau. Độ tin cậy tương đối của phương pháp tính trung bình cha mẹ là 25-40%, tùy thuộc vào loại tính trạng và số lượng thông tin thu thập được từ (thế hệ) cha mẹ. Ở Canada, một con bò đực được kiểm chứng (qua phương pháp kiểm tra qua đời sau) sẽ có độ tin cậy vào khoảng 80-85%, nhưng nếu số lượng con cái (của thế hệ sau) được sử dụng nhiều, độ tin cậy của phương pháp progeny test có thể lên đến 95%.
Phương pháp GEBV là sự kết hợp giữa thông tin di truyền của từng cá thể với trung bình của cha mẹ và thông tin kiểm tra qua đời sau (nếu sẵn có). Vì vậy, khi thêm thông tin di truyền vào (giá trị) trung bình của cha mẹ, phương pháp ước lượng giá trị di truyền qua bộ gen (GEBV) sẽ có độ tin cậy dao động từ 63-75%. Trong vài trường hợp độ tin cậy của phương pháp này có tăng hoặc giảm khi áp dụng rộng rãi.
Phương pháp GEBV chưa hẵn đã tốt hơn phương pháp kiểm tra qua đời sau, nhưng chắc chắn tốt hơn phương pháp (ước lượng thông qua) giá trị trung bình của cha mẹ. Đối với bò cái, phương pháp GEBV tốt hơn hẵn so với các phương pháp (ước lượng giá trị giống) khác và nó có sự thuận tiện là thực hiện sớm trong cuộc đời của gia súc (so với phương pháp progeny test đôi khi giá trị giống của cá thể được đánh giá hoàn chỉnh sau khi cá thể đó đã chết, vì phải tốn nhiều thời gian kiểm tra sự biểu hiện của tính trạng đó ở đời sau).
Lược dịch: TS. Chung Anh Dũng