Rất nhiều lợi ích của kỹ thuật này đã được xác định khi so sánh với hệ thống sản xuất phôi truyền thống, đặc biệt khi chú ý đến giá thành sản xuất phôi như là yếu tố quan trọng nhất.
Bogu là giống bò lai đã được ổn định giữa đực Xomba (tức Lagune) sừng ngắn (Tây Phi) với bò Zebu (chủ yếu là Fulani trắng). Bò Bogu phổ biến tại bang Bogu (CH Bênanh) và nhiều nước châu Phi, chịu đựng với Trypanosoma (nhờ có máu Xomba), sinh trưởng nhanh, cho sữa, cho thịt. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu đặc điểm tinh dịch và đánh giá khả năng sử dụng bò đực Bogu (thông qua TTNT) trong điều kiện nhiệt đới ẩm.
Các chuyên gia thuộc Viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học và công nghệ VN) vừa hoàn thiện công nghệ xác định giới tính cho phôi để sản xuất bò sữa cao sản tại Việt Nam.
rong những năm gần đây ngành chăn nuôi bò sữa đã và đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là khu vực Miền Đông Nam Bộ (thuộc các Tỉnh thành như TP. HCM, Bình Dương, Long An, Lâm Đồng, Đồng Nai ...). Tổng đàn bò sữa cả nước vào năm 2001 khoảng 45.000 con, chỉ riêng TP. HCM đã chiếm hơn 35.000 con, trong đó có 11.951 bò cái vắt sữa, hàng năm sản xuất trên 40.000 tấn sữa tươi với giá trị hàng hóa trên 130 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động. So với các ngành chăn nuôi khác như heo, gà, ngành chăn nuôi bò sữa ổn định hơn, do có sự quan tâm của Nhà nước và việc tiêu thụ sữa được đảm bảo nhờ các Công ty chế biến sữa đặc biệt là Công ty Sữa Việt Nam – Vinamilk.
Một trong các biện pháp kỹ thuật để góp phần kiểm tra và đánh giá thực trạng tình hình sinh sản của đàn bò sữa đã và đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới là kỹ thuật EIA để định lượng Progesterone (EIA-P4) trong sữa
Bò sữa khi mang thai sẽ không động dục trở lại. Có một vài ngoại lệ (4-5% bò đã có chửa vẫn có biểu hiện động dục lại ở vài chu kì đầu). Nhiều bò sữa sau khi phối giống không động dục lại nhưng vẫn không đậu thai. Người chăn nuôi nghĩ rằng bò đã mang thai. Một bò cái không mang thai nhưng không động dục lại sẽ kéo dài khoảng cách lứa đẻ, thực chất là kéo dài thêm thời gian nuôi không cho sữa (cạn sữa).
Khả năng sinh sản là một trong số các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của bất kỳ con vật nuôi lấy sữa nào. Nó có thể chiếm một trong số các chi phí sản xuất chính và cũng cho thấy một phạm vi mà có thể đạt được các cải thiện đáng kể.