TT thức ăn cho bò sữa tại Việt Nam

Cách ủ chua cỏ chăn nuôi

Ủ chua cỏ là quá trình lên men yếm khí trong thùng kín có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, cỏ lên men chua tạo ra a-xít lắc-tích, làm giảm độ pH xuống tới mức có tác dụng ức chế các vi khuẩn có hại gây thối rữa cỏ. Vì vậy, cỏ ủ chua cần thái nhỏ và nén thật chặt trong thùng hay hố/hồ để không còn không khí giữa các khoảng hở trong cỏ.

Lợi ích:

-Dự trữ cỏ cho thời gian thiếu cỏ tươi (mùa nắng kéo dài, mưa bão...)

-Tạo nguồn thức ăn dinh dưỡng cao (giàu đạm, đường, sinh tố...), dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều men vi sinh hữu ích cho hệ tiêu hóa của gia súc.

Vật liệu:

-Các loại cỏ chăn nuôi, đặc biệt đối với cỏ Sweet Jumbo.

-Thân lá bắp (ngô) non, bắp nếp sau thu trái (thân lá còn xanh), thân lá khoai lang, đậu, các loại phụ phẩm tươi khác từ cây trồng.

- Ngoài ra còn cần thêm muối ăn (2-2,5%), mật rỉ đường (2-3% tuỳ loại cỏ, cỏ ngọt nhiều thì ít rỉ đường, cỏ già, ít ngọt thì nhiều rỉ đường), ít bột đá vôi CaCO3, một ít rơm khô hay bã mía khô.

Nguyên lý:

Ủ chua cỏ là quá trình lên men yếm khí trong thùng kín có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, cỏ lên men chua tạo ra a-xít lắc-tích, làm giảm độ pH xuống tới mức có tác dụng ức chế các vi khuẩn có hại gây thối rữa cỏ. Vì vậy, cỏ ủ chua cần thái nhỏ và nén thật chặt trong thùng hay hố/hồ để không còn không khí giữa các khoảng hở trong cỏ.

Điều kiện:

-Hố/ hồ hay thùng ủ phải sạch sẽ, đủ chắc để lúc nén cỏ không bị nứt bưởng, thủng, không để nước mưa, không khí lọt vào.

-Cỏ còn tươi, sạch, không thối mốc, thu ở thời kỳ có giá trị dinh dưỡng cao nhất hoặc kết hợp sao có lợi nhất (thu trái sớm để có thân lá còn xanh tốt).

-Độ ẩm cỏ lúc ủ tốt nhất là 65-70% (cỏ tươi thu xong phơi một nắng). Do đó, ngày mưa không nên cắt cỏ ủ, nếu cỏ hơi khô quá, tưới thêm rỉ đường cần pha thêm ít nước...

-Cỏ sau thu, cần ủ ngay trong ngày.

Dụng cụ:

- Thùng phuy, lu nhựa dầy có dung tích 200 lít, có nắp đậy kín

- Hồ xi măng, hố đất nện chặt có lót lớp nhựa nylông dầy không thấm, thể tích mỗi hố có thể là 1m x 1m x 1,5 m = 1,5 m3

Quá trình ủ chua:

-Vệ sinh thùng, hồ/hố, lót nilông nhựa sạch

-Lót ở đáy hố/ thùng một lớp rơm hay bã mía khô dầy khoảng 10 cm (để rút bớt nước chua lắng xuống). Nếu là hố đất đào nện chặt, phủ kín ny lông khắp bề mặt đáy, thành hố.

-Xử lý cỏ: Cắt cỏ buổi sáng, phơi một buổi nắng, nhớ trở cỏ 2-3 lần cho khô đều. Để đảm bảo độ ẩm cỏ khoảng 65-70%, cần xác định bằng cách lấy ngẫu nhiên 3-4 lá cỏ, mỗi lần nắm 1 lá trong lòng bàn tay chừng 1 phút, khi mở bàn tay ra, lá cỏ không xếp nếp rõ ràng, không giòn gãy, không rỉ nước. Thái cỏ nhỏ 5-10mm, cho vào thùng/ hố từng lớp mỏng 15 cm, đạp bằng chân sạch để nén chặt cỏ xuống còn độ 10 cm, rải muối ăn và tưới nước rỉ đường đều lên mặt cỏ theo tỷ lệ nhất định (thí dụ 190 kg cỏ + 4-5 kg muối ăn + 5-6 kg rỉ đường).

- Đậy nắp thật kỹ có trét hồ bằng tro. Với hồ/ hố lớn, dùng ny lông phủ kín mặt, đặt các bao cát hay đất lên dằn cho chặt (Nếu nén không chặt, bên trong còn không khí, cỏ có thể không chua, bị thối)

-Hồ/hố hay thùng cần có mái che mưa nắng tốt. Nước mưa không được thấm vào hố.

-Thời gian ủ khoảng 6-8 tuần thì cỏ chua, bắt đầu cho trâu bò ăn được.

Sử dụng:

-Nên ủ nhiều thùng, nhiều hố riêng biệt, mỗi lần lấy cỏ trong một thùng/ hố cho ăn gọn trong vài ngày sau khi mở nắp lấy cỏ.

-Lấy từng lớp cỏ từ trên xuống cho gia súc ăn, phần còn lại vẫn phải đậy kín và kỹ.

-Lần đầu tiên ăn cỏ ủ chua, gia súc chưa quen mùi vị lạ, nên cần cho gia súc quen dần: trộn ít cỏ ủ chua vào cỏ tươi, rồi tăng dần lượng cỏ ủ chua, đến lúc quen rồi, chúng sẽ rất thích ăn toàn cỏ chua.

Nguồn: http://tin247.com
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác

Bảng giá

Dairy
Price
2011
Price
2011
Price
2010
Price
2010
Price
2010
Grains, Livestock & Hay
Price
2012
Price
2011
Price
2011
Price
2010