TT thức ăn cho bò sữa tại Việt Nam

Cỏ alfalfa và đàn bò sữa

Bò sữa là vật nuôi có giá trị kinh tế cao và mang lại thu nhập tốt cho nông dân Lâm Ðồng, trong đó trọng điểm là nông dân huyện Ðơn Dương. Làm sao để nâng cao chất lượng đàn bò sữa, đồng thời nâng cao chất lượng sữa là yêu cầu quan trọng của hầu hết người chăn nuôi. Và một giống cỏ mới đã được gieo trồng, hỗ trợ bà con nâng cao chất lượng đàn bò.

 Trang trại của anh Nguyễn Phong Phú, Thôn Nghĩa Lập 5, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương có trên 60 đầu bò gồm bò đực, bò sữa và bò non. Từ nhiều tháng nay, anh Phú cho thêm vào thức ăn cho bò một loại cỏ xanh quan trọng: cỏ alfalfa. Anh Phú cho biết: “Cỏ alfalfa cho bò ăn rất tốt, sản lượng, chất lượng sữa tăng hơn, nhất là hàm lượng chất khô, chất béo cao đạt chuẩn yêu cầu của công ty thu mua. Nhà tôi mới trồng được khoảng 1 sào nên chưa đủ cho cả đàn bò ăn, mới chỉ dành cho bò đang cho sữa và bê non, vì vậy gia đình đang nhân thêm giống để trồng thêm cỏ alphapha cho đàn bò”. Theo anh Phú, cỏ alfalfa trồng không khó, ban đầu gieo hạt cỏ trên vỉ, sau đó bứng ra đất trồng. Cỏ alfalfa ưa ẩm nhưng nước phải thoát, bón phân định kì là đủ. Sau khi trồng 2 tháng là bắt đầu được thu hoạch và cứ 25-30 ngày thu một lứa cỏ. Anh Nguyễn Phong Phú cũng cho biết, nông dân quanh khu vực thị trấn Thanh Mỹ, Đơn Dương cũng bắt đầu nhận thấy hiệu quả của cỏ alfalfa cho đàn bò và diện tích đang được mở rộng. 

 

Đưa cỏ alfalfa về cho nông dân Đơn Dương là một hoạt động nằm trong dự án của Ban Quản lý Khu Công nghệ sinh học và Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt nhằm thâm canh phục vụ chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng. Dự án hy vọng mang tới cho nông dân chăn nuôi bò sữa một giống cỏ phục vụ chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi bò sữa hiệu quả. Cỏ alfalfa với ngành chăn nuôi bò sữa tại các quốc gia phát triển là một giống cỏ không thể thiếu. Với Lâm Đồng, các trang trại bò sữa lớn của Dalat Milk đều phải nhập cỏ alfalfa khô từ nước ngoài với giá khá cao do quá trình vận chuyển. 

 

Trong khi trồng tại Ðơn Dương, với 1 ngàn m2 cỏ, tổng đầu tư trên 6 triệu đồng sẽ thu được xấp xỉ 3 tấn cỏ/năm. 

 

Nếu lượng cỏ đáp ứng được nhu cầu của đàn bò, chất lượng sữa sẽ tăng rõ rệt do ảnh hưởng tốt từ cỏ alfalfa. Thông tin từ Công ty Cổ phần sữa Dalat cho biết, để giảm lượng cỏ alfalfa nhập khẩu, hiện công ty cũng đang mở rộng diện tích cỏ để cung cấp cho đàn bò sữa của công ty.

 

Đánh giá về chất lượng cỏ alfalfa, ông Lê Văn Đắc, Phó phòng Kỹ thuật Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng cho biết, gọi là cỏ nhưng alfalfa là một cây thuộc họ đậu, hình dáng bên ngoài gần giống với cây lạc dại vốn trồng khá phổ biến tại Lâm Đồng. Nuôi bò bằng cỏ alfalfa cho hàm lượng protein thô từ 20% đến 22%, giúp cho bò sữa bổ sung giá trị dinh dưỡng cao hơn trong khẩu phần ăn thông thường hàng ngày. Không chỉ tốt cho bò sữa, do là cây họ đậu với đặc trưng rễ có nốt sần cố định đạm, cỏ alfalfa có khả năng cải tạo đất rất tốt. Sau một chu kỳ trồng cỏ alfalfa, đất được cải thiện độ phì, độ tơi xốp toàn diện và sẽ rất hiệu quả để trồng các loại cây trồng khác.  

 

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng ở Đơn Dương hiện nay, lượng người chăn nuôi trồng cỏ alfalfa vẫn chưa đạt như mong muốn do hầu hết gia đình chăn nuôi bò có diện tích đất còn ít. Bà Trần Thị Xuyên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương cho biết, bà con đều biết tác dụng tốt của cỏ alfalfa nhưng năng suất cỏ không cao, những nhà nhiều đất mới trồng còn những nhà ít đất chủ yếu trồng cỏ voi do năng suất cao. Đây chính là trở ngại để cây cỏ giá trị cao như alfalfa chưa phổ biến. Ngành nông nghiệp đang tiến hành vận động bà con nông dân trồng alfalfa với diện tích vừa phải để cung cấp chất xanh thô giàu đạm cho bò, nâng cao chất lượng đàn bò sữa Đơn Dương, hướng tới một ngành chăn nuôi bò sữa chất lượng cao.

 

Theo Lâm Đồng online

Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác

Bảng giá

Dairy
Price
2011
Price
2011
Price
2010
Price
2010
Price
2010
Grains, Livestock & Hay
Price
2012
Price
2011
Price
2011
Price
2010