TT thức ăn cho bò sữa tại Việt Nam

Doanh nghiệp chăn nuôi nội đuối sức

Chiếm tới 70% thị phần nhưng các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, trong khi doanh nghiệp Việt ngày càng co hẹp.

Tập đoàn Cargill vừa công bố hoàn thành dự án 20 triệu USD mở rộng nhà máy tại Bình Định, một trong 8 nhà máy thức ăn chăn nuôi của Cargill tại Việt Nam. Với dự án mở rộng này, tổng công suất của Cargill sẽ là 1,4 triệu tấn một năm tại Việt Nam, nâng tổng mức đầu tư của tập đoàn lên 117 triệu USD sau 9 năm.

Ông Jorge Beccrra, Tổng giám đốc Công ty Cargill Feed & Nutrion cho biết, nhà máy mới có công nghệ hiện đại nhất của  Tập đoàn Cargill, vận hành hoàn toàn tự động. “Từ khâu phối trộn cho đến ép ra viên chỉ do một người điều khiển từ trong văn phòng.  Do đó, chúng tôi chỉ cần sử dụng 50 nhân viên cho nhà máy này, trong đó bao gồm chuyên viên và nhân viên kinh doanh”, ông Jorge nói.

Tổng giám đốc mảng thức ăn chăn nuôi của Cargill cho biết, hiện công ty chiếm 7-8% thị phần thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. 99% sản phẩm tiêu thụ nội địa, còn phần rất nhỏ xuất khẩu.

ta-8799-1399880809.jpg

Thị phần thức ăn chăn nuôi doanh nghiệp Việt ngày càng bị thu hẹp. Ảnh: Ngọc Minh.

Trước đó, Tập đoàn Gold Coin (Mỹ) đã khánh thành Nhà máy thức ăn chăn nuôi Gold Coin Hải Dương với vốn đầu tư 260 tỷ đồng. Đây là nhà máy thứ 3 của Gold Coin tại Việt Nam, chính thức hoạt động từ tháng 4/2014.

Giám đốc điều hành tập đoàn Ian David Glasson cho biết với đầu tư mới này, Gold Coin muốn chiếm lĩnh thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam và tiến tới lọt top 5 doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi lớn nhất nước.

Không chỉ có 2 đơn vị trên, trước đó, hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài cũng tính toán khá kỹ đường đi nước bước về việc chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam. Điển hình, năm 2013 Công ty C.P đã xây dựng nhà máy thức ăn tại tỉnh Bình Định, hay Kyodo Sojitz của Nhật Bản bỏ ra 24 triệu USD xây dựng nhà máy tại Long An. Còn Greenfeed khánh thành 2 nhà máy tại Bình Định và Hưng Yên, dù Greenfeed đã có sẵn nhà máy tại 2 tỉnh này.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện Việt Nam có hơn 58 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi với hơn 200 nhà máy, trong đó doanh nghiệp nước ngoài chiếm 1/3 số nhà máy nhưng thị phần lại chiếm tới 65-70%. Các doanh nghiệp ngoại này chỉ giữ lại khoảng 10% lượng thức ăn sản xuất ra để chăn nuôi gia công, còn lại bán ra thị trường.

Như vậy, các tên tuổi đang thống lĩnh ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam có thể kể là C.P Group (Thái Lan), Cargill (Mỹ), New Hope (Trung Quốc), Emivest (Malaysia)... Trong đó Công ty CP dẫn đầu, chiếm 20% thị phần.

 

Trong khi các doanh nghiệp FDI đua mở rộng và chiếm lĩnh thị phần, các doanh nghiệp trong nước lại ngày càng thu hẹp và lép vế.

Ông Phạm Đức Bình, Tổng giám đốc Công ty Thanh Bình xác nhận, hiện nay thị phần về thức ăn chăn nuôi của doanh nghiệp Việt đang teo tóp. Doanh nghiệp nội thua ngay trên sân nhà bởi trình độ quản trị cũng như kinh doanh còn yếu kém. Bên cạnh đó, ông Bình cũng thừa nhận, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ngoài liên tục tung ra các mức chiết khấu hấp dẫn, đồng thời tìm đủ mọi cách để o bế khách hàng nên được quan tâm, trong khi đó, doanh nghiệp trong nước lại không đủ tiềm lực để làm điều ấy.

Ngay tại công ty ông, hiện sản lượng cũng như sức mua thức ăn chăn nuôi ngày càng giảm. Để duy trì và giữ ổn định, công ty buộc phải bổ sung thêm nhiều ngành hàng mới, trong đó đẩy mạnh cung cấp nguyên liệu cho hộ chăn nuôi. Gần đây, công ty đã ngưng hoạt động bán chịu cho các hộ chăn nuôi cũng như đại lý vì lo ngại thiếu dòng tiền đầu tư.

Còn ông Nguyễn Văn Anh, giám đốc một doanh nghiệp chuyên về thức ăn chăn nuôi tại Đồng Nai lại cho rằng, doanh nghiệp Việt ngày càng yếu thế nguyên nhân là do thiếu vốn để sản xuất, nếu vay được cũng phải chịu lãi suất cao. Còn các doanh nghiệp FDI được vay với lãi suất thấp từ ngân hàng nước ngoài, đồng thời công ty mẹ cho ứng vốn để xây dựng nhà máy.

"Các công ty thức ăn chăn nuôi của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo mô hình đa ngành và  khép kín. Họ tính luôn lộ trình dài hạn, đầu tư khép kín từ con giống, gia công, thu mua và giết mổ. Còn các doanh nghiệp trong nước hiện vẫn chưa ai làm được điều này vì không đủ năng lực, vốn ít mà lại thiếu kinh nghiệm", ông Anh nói.

Do vậy, theo ông Anh, để tránh "chết đứng", doanh nghiệp Việt nên liên kết lại với nhau, đồng thời động viên các hộ chăn nuôi cùng hưởng ứng để giúp doanh nghiệp trong nước có chỗ đứng vững hơn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Việt Nam cần tới 18-20 triệu tấn thức ăn công nghiệp, đến năm 2020 là 25 triệu tấn. Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam có doanh số hằng năm 6 tỷ USD.

Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, với sản lượng 15,5 triệu tấn, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 12 thế giới với mức tăng trưởng trung bình hằng năm từ 13 - 15%.

 

Thi Hà



Nguồn: http://vnexpress.net
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác

Bảng giá

Dairy
Price
2011
Price
2011
Price
2010
Price
2010
Price
2010
Grains, Livestock & Hay
Price
2012
Price
2011
Price
2011
Price
2010