TT thức ăn cho bò sữa tại Việt Nam

Ngành thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu 4 tháng đầu năm 2012

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu TĂGS và nguyên liệu trong tháng 4 giảm nhẹ so với tháng liền trước đó, giảm 7,53%, tương đương với 144,5 triệu USD và giảm 81,08% so với tháng 4/2011. Tính chung 4 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã chi 607,3 triệu USD nhập khẩu TĂGS và nguyên liệu, giảm 20,97% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, 4 tháng đầu năm 2012, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam từ các thị trường chính đều giảm kim ngạch.

 

Các thị trường chính cung cấp TĂGS và nguyên liệu chính cho Việt Nam trong thời gian này là Ấn Độ, Hoa Kỳ, Achentina, Braxin, Italia, Trung Quốc…. trong đó, Ấn Độ là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 34,4 triệu USD trong tháng 4, tăng 62,87% so với tháng 3/2012, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂGS và nguyên liệu từ Ấn Độ lên 4 tháng đầu năm 2012 lên 165,3 triệu USD, chiếm 27,2% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, giảm 8,89% so với cùng kỳ năm trước.

 

Kế đến là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 4 là 13,8 triệu USD, giảm 45,59% so với tháng 3/2012 và giảm 82,57% so với tháng 4/2011. Tính chung 4 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu TĂGS và nguyên liệu từ thị trường Hoa Kỳ là 90,6 triệu USD, giảm 50,93% so với cùng kỳ năm trước.

 

Ngoài hai thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu TĂGS và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như: Achentina, Braxin, Italia, Trung Quốc, Indonesia…. với kim ngạch đạt lần lượt trong 4 tháng đầu năm là 58,8 triệu USD, 50,5 triệu USD, 38,9 triệu USD và 30,7 triệu USD…

 

Thị trường nhập khẩu TĂGS tháng 4, 4 tháng năm 2012

 

ĐVT: USD

 

Thị trường

KNNK T4/2012

KNNK 4T/2012

KNNK 4T/2011

% +/- KN T4/2012 so T3/2012

% +/- KN so T4/2011

% +/- KN so với cùng kỳ

Tổng KN

144.561.344

607.329.130

768.479.851

-7,53

-81,08

-20,97

Ấn độ

34.491.357

165.379.579

181.513.565

62,87

-88,63

-8,89

Hoa Kỳ

13.863.931

90.617.421

184.682.212

-45,59

-82,57

-50,93

Achentina

10.065.926

58.846.135

153.868.714

-71,97

-88,27

-61,76

Braxin

22.913.203

50.546.097

 

275,41

 

*

Italia

10.316.322

38.985.828

9.852.362

13,06

276,93

295,70

Trung Quốc

7.751.331

30.788.028

38.622.189

2,62

-75,12

-20,28

Indonesia

5.240.091

21.050.850

10.346.928

-8,13

-73,39

103,45

Thái Lan

6.387.426

19.272.533

20.315.569

24,81

-79,42

-5,13

Tiểu Vương quốc Ạâp Thống nhất

3.673.754

16.868.702

13.737.887

-41,21

-63,81

22,79

Đài Loan

2.975.713

9.931.556

8.225.485

-15,01

-77,50

20,74

Xingapo

1.965.807

7.557.821

4.844.149

-2,87

-58,10

56,02

Hàn Quốc

2.081.616

7.518.705

3.985.145

-10,05

-70,18

88,67

Malaixia

1.989.844

7.412.712

4.985.525

-10,45

-71,72

48,68

Pháp

1.277.132

6.723.931

5.529.306

-42,76

-76,64

21,61

Philipin

1.259.754

6.059.107

7.658.006

-40,07

-88,54

-20,88

Tây Ban Nha

1.616.116

4.563.191

1.752.362

48,90

-29,02

160,40

HàLan

1.093.488

3.416.459

1.657.453

18,14

-60,69

106,13

Oxtrâylia

997.033

2.983.198

4.696.070

47,18

-81,15

-36,47

Bỉ

469.419

2.103.192

1.887.215

-28,69

-74,54

11,44

Anh

409.684

2.057.081

965.554

-47,83

-50,48

113,05

Mehico

440.504

1.994.009

 

 

*

 

Áo

285.245

1.367.028

1.869.497

-51,15

-75,71

-26,88

Chilê

195.040

1.330.243

744.736

-47,48

-79,33

78,62

Đức

412.593

1.232.932

329.096

3,28

-39,66

274,64

Nhật Bản

70.593

634.999

2.002.937

-72,98

-78,08

-68,30

Nauy

66.779

499.162

 

120,40

 

*

Canada

56.949

330.683

8.161.160

-38,53

-99,41

-95,95

Niuzilan

 

102.224

 

*

*

*

 

Ngành chăn nuôi gặp khó ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Không chỉ doanh nghiệp gặp khó mà nông dân cũng đang có nguy cơ phá sản.

 

Hàng sản xuất ra không bán được, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, cộng thêm tình trạng tôm nuôi chết trên diện rộng, ngành cá tra thiếu vốn, người nuôi heo bỏ bê chuồng trại vì giá tiếp tục xuống thấp, sức mua giảm sút do ảnh hưởng của chất tạo nạc..., các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) đang điêu đứng.

 

Giám đốc Công ty Sản xuất TACN Thành Lợi (Bình Dương), cho biết lượng TACN bán ra trong quí 1 của công ty giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì tin đồn chất tạo nạc, những người nuôi heo đã ngưng việc mở rộng quy mô đàn heo thương phẩm. Điều đáng nói là hàng loạt doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi một số ít doanh nghiệp kinh doanh gian dối. Theo ông Phước, Nhà nước cần có giải pháp kịp thời để công bố những doanh nghiệp vi phạm, mở đường cho những doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng tiếp tục an tâm sản xuất kinh doanh.

 

Ngoài việc bị ảnh hưởng bởi các chất cấm trong chăn nuôi, doanh nghiệp sản xuất TACN còn gặp khó khăn do tình hình dịch bệnh trong những tháng đầu năm.

 

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội TACN Việt Nam cảnh báo, các doanh nghiệp sản xuất TACN sẽ gặp khó khăn ở nguồn nguyên liệu đầu vào trong thời gian tới. Tình hình kiểm tra, kiểm soát nguyên liệu nhập khẩu của ngành sẽ chặt chẽ hơn vì theo Thông tư 66 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có hiệu lực từ 1-7-2012, tất cả các lô hàng nhập khẩu đều phải kiểm tra chất lượng.

 

Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TACN Việt Nam, trong ba tháng đầu năm 2012, tình hình sản xuất TACN của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh hưởng của sự tăng giá hàng hóa, biến động tỷ giá đã có tác động rất mạnh đến giá nguyên liệu thức ăn, đặc biệt là nguyên liệu nhập khẩu (khô đậu tương, bắp, cám, chất bổ sung và các loại phụ gia khác). “Lãi suất cho vay ở mức cao, giá điện nước đều tăng... cũng làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.

 

Năm 2011, trong bối cảnh phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu (100% khô đậu tương, 60% lượng cám dùng trong chăn nuôi phải nhập khẩu...), giá thức ăn hỗn hợp cho heo thịt năm 2011 đã tăng đến 31,7% so với năm 2010. Tương tự, giá thức ăn hỗn hợp cho gà cũng tăng 26,2%. Trong quý 1-2012, giá nguyên liệu TACN vẫn ở mức cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Giá bắp tăng 32,3%, giá cám gạo tăng 29,5%, giá mì tăng 26,7%. Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao nên doanh nghiệp không thể hạ giá bán TACN dù lượng hàng bán ra đang giảm.

 

Hậu quả là hàng tồn kho TACN ở mức cao nhưng giá không giảm và người chăn nuôi cũng phải mua thức ăn với giá cao. Nhiều đại lý cung ứng TACN thay đổi hình thức mua bán theo hướng an toàn hơn cho họ, làm cho người chăn nuôi thêm phần khó khăn hơn.

 

Việc các doanh nghiệp, đại lý TACN thay đổi hình thức mua bán với người nông dân, người chăn nuôi đã vô tình đẩy họ đến trước nguy cơ phá sản, mà người nông dân phá sản thì ngành chăn nuôi của Việt Nam cũng có nguy cơ phá sản.

 

Thị trường thức ăn chăn nuôi nội dần lấy lại được sân nhà

 

Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc đang mở rộng quy mô, đầu tư dây chuyền nhằm giảm áp lực "ngoại lấn át nội".

 

Cả nước hiện có 233 nhà máy sản xuất, trong đó 175 doanh nghiệp có vốn trong nước, còn lại 58 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh.

 

Lãnh đạo một doanh nghiệp chia sẻ, nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước hiện rất lớn vì vậy, việc đầu tư công suất được nhiều doanh nghiệp đặt ra nhằm mục tiêu hạn chế tối đa việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nhập khẩu.

 

Thị trường thức ăn chăn nuôi thời gian qua chứng kiến cuộc đào thải khá lớn. Cạnh tranh gay gắt khiến số lượng doanh nghiệp trong nước giảm tới 50% chỉ trong vòng 3 năm qua. Riêng quý I/2011, gần 30% doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn cho tôm, cá phải đóng cửa. Số khác chấp nhận sáp nhập hoặc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, những đơn vị vốn 100% nội địa còn tồn tại và phát triển là những doanh nghiệp có tiềm lực về vốn và chiến lược đầu tư chiều sâu và dài hạn.

 

Các doanh nghiệp nội chỉ chiếm khoảng 20-25% thị phần ở những vùng "rất xương" mà nhà đầu tư ngoại không với tới được như vùng sâu, vùng xa, vùng dịch bệnh... Trong khi thực tế, mỗi năm, Việt Nam cần khoảng 25-30 triệu tấn sản phẩm các loại nhưng sản lượng đáp ứng chưa đầy 12 triệu tấn. Do vậy, đây là miếng bánh béo bở mà các hãng nước ngoài đang mong muốn có được. Chính vì thế, ngay sau sự kiện một doanh nghiệp có trụ sở tại Hong Kong mua lại công ty thức ăn chăn nuôi, 2 nhà đầu tư khác của Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ rót 2 tỷ yen để xây dựng nhà máy thức ăn gia súc tại Việt Nam với mục tiêu sẽ chiếm 10% thị phần vào năm 2020.
Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam - Lê Bá Lịch cho rằng, các nhà sản xuất nội đang phải đối mặt với vấn đề lãi suất, vốn vay và cơ chế. Thức ăn chăn nuôi cũng là loại hình dịch vụ nông nghiệp mà Chính phủ khuyến khích đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, chưa có chính sách nào thực sự hữu hiệu để hỗ trợ cho doanh nghiệp nội địa. Do vậy, để doanh nghiệp Việt cạnh tranh được với các công ty nước ngoài hiện tại là rất khó. Trở ngại lớn nhất hiện nay mà doanh nghiệp nội phải đối mặt là vấn đề lãi suất vay. Trong khi các hãng nước ngoài được vay vốn ưu đãi ở nước sở tại chỉ vài % thì các nhà sản xuất của Việt Nam lại chịu lãi suất lên tới trên 20%. Chưa kể, các doanh nghiệp nước ngoài còn được ưu thế vay vốn bằng ngoại tệ và được công ty mẹ hỗ trợ thu mua nguyên liệu giá thấp và được trả chậm.

 

Tại cuộc họp mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về thị trường thức ăn chăn nuôi, nhiều ý kiến đánh giá, thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước tiếp tục phát triển mạnh nhưng không ổn định, lợi thế vẫn nghiêng về phía các hãng nước ngoài. Do đó, để giải quyết tình trạng mất cân đối này, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, ngay trong năm 2012, Nhà nước nên tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước phát triển, đẩy mạnh việc đưa các sản phẩm thức ăn chăn nuôi thương hiệu Việt ra thị trường.

Nguồn: vinanet.com.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác

Bảng giá

Dairy
Price
2011
Price
2011
Price
2010
Price
2010
Price
2010
Grains, Livestock & Hay
Price
2012
Price
2011
Price
2011
Price
2010