TT thức ăn cho bò sữa tại Việt Nam

Nhập khẩu lúa mì và ngô năm 2012

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, năm tài khóa 2011/2012 Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 2,3 triệu tấn lúa mì và bột mì, trong đó chủ yếu là nhập khẩu từ Australia, chiếm khoảng 70% tổng nhập khẩu.

Trong năm 2011, nhập khẩu ngô của Việt Nam đã giảm một nửa so với năm trước đó xuống khoảng 950.000 tấn, nguyên nhân là do sự cạnh tranh về giá giữa lúa mì và ngô, nhiều nhà sản xuất đã chuyển sang dùng lúa mì thay cho ngô để giảm giá thành sản xuất.

Dự báo nhu cầu lúa mì trong năm tài khóa 2012/2013 của Việt Nam sẽ tăng, cho cả lúa mì dùng trong chăn nuôi và bột mì dùng trong sản xuất thực phẩm. Theo thống kê, nhập khẩu lúa mì và lúa mì đã xay sát năm 2011/2012 của Việt Nam lần lượt là 1,45 triệu tấn và 0,9 triệu. Dự báo, năm 2012/2013 vào khoảng 1,5 triệu tấn lúa mì và 0.9 triệu tấn lúa mì đã xay sát dùng trong chăn nuôi.

Nhu cầu nhập khẩu bột mì của Việt Nam khá cao, do Việt Nam không sản xuất được lúa mì và tiêu dùng các loại bánh ngọt các loại bánh từ bột mì tăng cao do cuộc sống của người dân ở đô thị ngày càng gấp gáp và thiếu thời gian. Theo thống kê, tiêu dùng các loại mì phở, mì ăn liền, chiếm khoảng 45-50% thị phần, bánh mì 35-40%, các loại đồ nướng chiếm 10-20%. Mặc dù vậy, nhập khẩu lúa mì trong năm tài khóa mới dự kiến sẽ giảm nhẹ do Bộ Tài Chính hồi tháng 10/2011 đã quyết định mức thuế nhập khẩu lúa mì vào khoảng 5% và bột mì 10% do việc giảm thuế không làm giảm giá thức ăn chăn nuôi và gây vướng mắc trong thực hiện.

Sản xuất ngô trong nước của Việt Nam năm 2011 tăng nhẹ (0,5%) so với năm 2010, lên mức 4,65 triệu tấn. Theo Bộ Nông nghiệp Việt Nam, năm 2012 diện tích trồng ngô sẽ giữ nguyên, nhưng sản lượng sẽ tăng lên mức 5 triệu tấn. Mặc dù sản xuất trong nước khá lớn, nhưng giá ngô trong nước luôn cao hơn giá ngô nhập khẩu nên không thực sự hấp dẫn các nhà sản xuất, giá ngô trong nước chỉ hạ khi vào mùa, mặt khác việc dự trữ mặt hàng ngô trong nước còn rất hạn chế, người dân thường dùng cho chăn nuôi gia đình hoặc bán ngay sau khi hết mùa để bắt đầu mùa vụ mới.

Do sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu của nhà sản xuất nên Việt Nam tiếp tục phải nhập khẩu ngô, mặc dù vậy xu hướng sẽ giảm do các nhà sản xuất tìm đến các nguyên liệu thay thế khác có giá thành mềm hơn như lúa mì, sắn, bột gạo…

Nguồn: ttnn.com.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác

Bảng giá

Dairy
Price
2011
Price
2011
Price
2010
Price
2010
Price
2010
Grains, Livestock & Hay
Price
2012
Price
2011
Price
2011
Price
2010