Sức khỏe & Chăm sóc

Ve và rận ký sinh ở trâu bò và các biện pháp phòng trị

Trong chăn nuôi trâu, bò hiện nay nhiều bệnh ký sinh trùng đường máu xảy ra mà nguyên nhân chủ yếu do ngoại ký sinh trùng, các loài ve, mòng, rận gây nên. Tuy nhiên người chăn nuôi thường không nhận biết được nguyên nhân này chỉ đơn giản nghĩ rằng các loài côn trùng này đốt chỉ gây nên các biểu hiện ngoài da do vậy không có biện pháp phòng trị tích cực.

Viêm khớp ở bò sữa

Bò sữa do bị nuôi nhốt, ít vận động, tuần hoàn máu ít lưu thông là một trong những nguyên nhân bệnh viêm khớp phát triển. Khuẩn Mycoplasma mycodes là tác nhân gây viêm khớp chính. Bò bị bệnh sốt, kém ăn, nằm một chỗ, ít đi lại, đứng lên, nằm xuống rất khó khăn, đau sưng tấy khớp, ấn tay vào bò có phản ứng đau. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời chỗ viêm sẽ viêm mủ, sau đó thành bã đậu, rắn... Vì vậy thấy bò bị sưng khớp phải điều trị kịp thời, càng sớm, càng nhanh bò sẽ không bị dị tật.

Kỹ thuật phòng, trị bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò

Bệnh tiên mao trùng là bệnh ký sinh trùng đường máu, bò, trâu rất mẫn cảm với bệnh này. Bệnh không lây trực tiếp từ con vật ốm sang con vật lành mà do các loại ruồi trâu và mòng hút máu truyền bệnh. Trâu, bò, ngựa ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh. Bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong, nhẹ thì có biểu hiện thiếu máu, suy nhược, mất dần khả năng lao động.
Bệnh thường xảy ra vào các tháng nóng ẩm, từ tháng 4 - 9 khi ruồi, mòng phát triển mạnh.

Bệnh viêm màng phổi ở bò

Triệu chứng: Bò là loài nhiễm tự nhiên với bệnh viêm màng phổi truyền nhiễm (CBPP). Trong ổ dịch có 33% gia súc có triệu chứng, 46 % nhiễm nhưng không có triệu chứng, 21% đề kháng. Bò nhạy cảm thường phát thành triệu chứng sau 3-6 tuần phơi nhiễm, nhưng với bò nhạy cảm cao triệu chứng phát triển trong vòng 10-14 ngày. Có 3 thể bệnh. Thể cấp tính: Là thể phổ biến nhất và thường đưa đến tử vong, gia súc còn sống sót cũng gầy sút. Thân nhiệt gia súc nhiễm trùng đột ngột tăng cao, bỏ ăn, lượng sữa giảm ở bò cho sữa. Bò thở nhanh và sâu, sau đó bò ho thường xuyên, cuối cùng là ho khô, có dịch mủ. Quá trình diễn tiến bệnh là bò tỏ vẻ đau đớn khi hít vào và thở ra. Tư thế điển hình của bệnh thể hiện qua: Đầu cúi thấp hơn, lưng cong hình vòm, các điểm khớp khuỷu dạng xa để giãn rộng lồng ngực, mồm há to để dễ thở.

Những tiến bộ mới trong chuồng trại và quản lý chất thải trong chăn nuôi

Biến đổi khí hậu và môi trường đang là một vấn đề nóng hổi được quan tâm không những chỉ bởi các nhà khoa học mà cả các chính trị gia và toàn bộ cộng đồng. Hội nghị thế giới tại Copenhagen (Đan mạch) do Liên hợp quốc tổ chức gần đây là một ví dụ về sự nóng hổi này.

Viêm tử cung bò cái sinh sản và cách can thiệp

Bệnh viêm tử cung ở trâu, bò cái sinh sản ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất của vật nuôi như làm cho trâu, bò cái mất sữa, chậm động dục trở lại, không thụ thai, làm giảm năng suất. Trường hợp nặng trâu, bò cái giảm khả năng sinh sản dẫn đến vô sinh vĩnh viễn.

Điều trị bệnh móng trên bò sữa

Bệnh liên quan đến móng khá… nổi tiếng là bệnh “lở mồm, long móng” vì đây là bệnh truyền nhiễm có tính lây lan cao, diễn tiến nhanh và rầm rộ, gây thiệt hại kinh tế lớn. Tuy nhiên có những căn bệnh về móng khác liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng lại ảnh hưởng đến túi tiền người chăn nuôi bò sữa không kém vì nó thường dẫn đến hậu quả là bò đi lại khó khăn, ăn uống kém, sản lượng sữa thấp, tăng trưởng chậm và giảm tuổi thọ của bò. Có thể kể một số bệnh phổ biến sau đây:

Chuồng trại được làm mát theo chiều ngang các ô nằm cho bò bằng thép bán định hình.

Một nghiên cứu kéo dài trong hai năm về các Chuồng trại được làm mát theo chiều ngang các ô nằm cho bò bằng thép bán định hình đã củng cố thêm sự tin tưởng rằng các trang trại kiểu này mang lại nhiều lợi ích tiềm tàng cho các nhà sản xuất sữa, nhưng vẫn còn nhiều thách thức về thiết kế. Tiến sĩ J. P. Harner, và Tiến sĩ J. F. Smith,, Trường Đại học Bang Kansas, đưa ra các kết luận về nghiên cứu của họ. Bài viết này được thực hiện từ các tài liệu của Hội thảo về Sữa ở Cao nguyên. Tài liệu đầy đủ về báo cáo này được cung cấp ở dưới dưới đây: