Sức khỏe & Chăm sóc

Một số kiểu chuồng nuôi bò sữa thông dụng

Có ba kiểu chuồng nuôi bò sữa thông dụng sau đây:

Nguyên nhân chậm sinh ở bò và cách phòng trị bệnh

Trong thực tế gặp một số bò tơ trên 18 tháng tuổi và trọng lượng trên 250 kg nhưng không có biểu hiện lên giống. Người ta gọi trường hợp này là vô sinh hoặc chậm sinh. Cần xem xét các nguyên nhân sau:

Bệnh loét da quăn tai ở trâu bò

Sau khi khỏi bệnh con vật mang nhiều di chứng nặng như mù mắt, viêm đường ruột mãn tính, gầy yếu...

Bệnh sốt sữa và cân bằng Anion-Cation khẩu phần bò sữa

Trong những năm gần đây chăn nuôi bò sữa trên thế giới đã phát triển mạnh cả về qui mô và tính chuyên hoá. ở nước ta chăn nuôi bò sữa đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các nông hộ, phần nào đã cải thiện đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi này cũng đã gặp không ít khó khăn trở ngại, ngoài vấn đề về kỹ thuật chăn nuôi, về bệnh như bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là ký sinh trùng đường máu, vấn đề về tính thích nghi của các giống bò nhập và các giống lai, về sự thay đổi giá cả đầu vào, đầu ra của sản phẩm mà còn gặp phải các bệnh liên quan đến trao đổi chất, liên quan đến dinh dưỡng rất khó kiểm soát, đã và đang làm cho các nhà chăn nuôi nghiên cứu nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế.

Thế nào gọi là sát nhau? Biện pháp phòng và xử lý sát nhau?

Sát nhau là hiện tượng nhau thai không thải ra ngoài trong vòng 6 giờ sau khi đẻ. Hiện tượng này hay gặp ở bò sữa và do các nguyên nhân: bò sữa ít được vận động, nhất là vào 3 tháng chửa cuối, khẩu phần thức ăn không thích hợp, nghèo chất khoáng, đặc biệt là canxi, bò bị đẻ khó hoặc xảy thai, bị viêm nội mạc tử cung... Khi gặp trường hợp này và sau 10 - 12 giờ mà vẫn không thấy nhau thai được thải ra, chúng ta cần xử lý theo một trong hai cách sau:

Cho biết dấu hiệu ngộ độc thức ăn ở bò sữa? Cách phòng và biện pháp xử lý khi bị ngộ độc?

Hiện nay, các bãi chăn thả, các nguồn nước và ngay cả các loại sản phẩm-phụ phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn cho bò sữa đang có nguy cơ bị ô nhiễm nặng do các chất thải của nhà máy hoặc do con người sử dụng ngày càng nhiều hóa chất để bảo vệ cây trồng.

Nghiên cứu chế độ nuôi dưỡng bê cái HF làm giống giai đoạn bú sữa từ sơ sinh đến 12 tuần tuổi

Nuôi dưỡng bê con giai đoạn bú sữa có ý nghĩa rất lớn đến khối lượng thành thục và sức sản xuất của bò. Khối lượng cơ thể lúc thành thục và trưởng thành có tương quan dương đến khả năng sản sữa của bò. Cứ tăng 1kg khối lượng cơ thể trước khi đẻ lứa đầu sẽ tăng 7 lít sữa/chu kỳ, điều này đúng ít nhất trong 3 chu kỳ (Moss, 2000).

Nghiên cứu sử dụng hỗn hợp muối khoáng KL-01 để ổn định pH dạ cỏ nhằm phòng chống bệnh sát nhau và bại liệt ở bò sữa

Xuất phát từ thực tiễn chăn nuôi bò sữa hiện nay là thiếu thức ăn xanh, nhất là các loại họ đậu, đặc biệt vào mùa khô dự trữ thức ăn ủ xanh thiếu, chủ yếu bò được cho ăn dạng thô đơn điệu, kết hợp với thức ăn tinh kém chất lượng, thành phần khoáng, vitamin, muối và các chất điện giải khác hoàn toàn thiếu dẫn đến pH dạ cỏ thường không ổn định, hoặc quá axít, hoặc quá kiềm so với các chỉ số cần thiết cho quá trình tiêu hoá, hấp thu ở dạ cỏ. Vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến độ pH của máu.