Những năm gần đây ở tỉnh Sóc Trăng bò được coi là vật nuôi xoá đói, giảm nghèo nhanh của người nông dân nghèo, còn những hộ có điều kiện nuôi bò có thể làm giàu.
Với mục tiêu: “Xóa nghèo bền vững” cùng với việc hỗ trợ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, còn phải tư vấn về phương cách làm ăn để hộ nghèo hạn chế được rủi ro và tạo nguồn thu nhập ổn định. Để thực hiện tốt điều đó, các ngành, các cấp trong tỉnh đã vận động bà con tham gia vào các tổ nhóm liên kết sản xuất cùng nhau phát triển kinh tế gia đình.
Những năm qua, mặc dù ở nhiều địa phương phong trào chăn nuôi bò sữa (CNBS) bị "trầm lắng" nhưng trên địa bàn huyện Khoái Châu CNBS vẫn tiếp tục được duy trì và đang có chiều hướng phát triển tốt. Với mục tiêu tăng nhanh số lượng, chất lượng đàn bò sữa của huyện lên 1.000 con vào năm 2015, Đề án phát triển CNBS huyện Khoái Châu giai đoạn 2011 – 2015 không chỉ góp phần tích cực nâng cao giá trị thu nhập, cải thiện mức sống cho nông dân mà sẽ tạo đà chuyển dịch đúng hướng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện.
Mỗi con bò cho bình quân trên dưới 30 kg sữa/ngày. Với giá sữa 10 nghìn đồng/kg như hiện nay, thu nhập của những người chăn nuôi bò sữa là giấc mơ của không ít người nông dân. Nhưng để có được những thành quả ấy họ đã phải mất hơn 10 năm nỗ lực, có khi phải tự mày mò, học hỏi thậm chí phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Hiện nay, hàng loạt các chi phí đầu vào tăng mạnh, đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đã khiến nhiều hộ nuôi bò sữa Hà Nội gặp khó. Thực hiện các giải pháp đồng bộ giảm chi phí đầu vào hợp lý, lấy công làm lãi nhằm duy trì các vùng chăn nuôi bò sữa trụ vững trong cơn bão giá đang được nhiều hộ dân áp dụng thành công.
(HNM) - Những năm qua, phong trào nuôi bò sữa ở ngoại thành Hà Nội phát triển mạnh, đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Tuy nhiên, chăn nuôi bò sữa hiện vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán thiếu quy hoạch. Đặc biệt khó khăn nhất đối với người nuôi bò sữa vẫn là nhu cầu vốn cho mở rộng sản xuất quy mô lớn…
Mặc dù tốc độ phát triển đàn bò sữa những năm gần đây khá cao nhưng dự báo đến năm 2020 mới chỉ đáp ứng được khoảng 35% nên các cơ sở chế biến sữa vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu nhập khẩu. Một số người trong cuộc cho rằng để phát triển ngành sữa, cần có quy định về 'nội địa hoá' sản phẩm này.